Đề cương ôn tập học kỳ I môn Lịch sử Lớp 7

doc 11 trang thaodu 3250
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Lịch sử Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_7.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ I môn Lịch sử Lớp 7

  1. CHỦ ĐỀ 1: XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU . Câu hỏi nhận biết Câu 1: Trình bày sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu? - Đến cuối thế kỉ V, người Giéc-man xâm chiếm tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây, lập nên nhiều vương quốc mới. - Người Giéc-man còn chia ruộng đất và phong tước vị cho các tướng lĩnh, quý tộc. => Xuất hiện các tầng lớp mới: lãnh chúa phong kiến và nông nô. Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành. Câu 2: Trình bày sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu ? - Vốn: Nhờ cuộc phát kiến địa lí, quý tộc và thương nhân châu Âu trở nên giàu có. Họ lập ra các xưởng thủ công, các đồn điền và dần dần họ trở thành giai cấp tư sản. - Đội ngũ công nhân làm thuê: Những người nông nô bị mất ruộng đất, phải lang thang, cuối cùng phải vào làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản. Ngoài nông nô, còn có nô lệ được mua từ châu Phi sang châu Âu. Câu 3: Nêu nguyên nhân và nội dung của phong trào Văn hoá Phục Hưng? - Nguyên nhân: Sự kìm hãm của giai cấp phong kiến đối với các giá trị văn hoá. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị xã hội. Nội dung: Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội, đề cao giá trị con người và đề cao khoa học tự nhiên. 2. Câu hỏi thông hiểu Câu 4: Vì sao nói phong trào Văn hoá Phục hưng là “cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại” Phong trào Văn hoá phục hưng đã sản sinh ra những danh nhân văn hoá và các nhà bác học vĩ đại trong nhiều lĩnh vực khoa học, mở đường cho sự phát triển cao hơn của vô sản châu Âu và nhân hoá nhân loại. Câu 5: Vì sao xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo? Trong suốt hơn hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hooij đó. Câu 6: Nền kinh tế trong các thành thị có gì khác so với nền kinh tế lãnh địa? Kinh tế lãnh địa Kinh tế thành thị 1
  2. - Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp - Sản xuất chủ yếu là các nghề thủ công. - Sản xuất ra sản phẩm chỉ để tiêu dùng - Sản xuất ra sản phẩm thủ công để trao trong lãnh địa, không trao đổi, mua bán ra đổi, mua bán nên gọi là nền kinh tế hàng bên ngoài nên gọi là nền kinh tế “tự cấp, tự hoá. túc” - Kinh tế thành thị tạo điều kiện cho xã hội - Kinh tế lãnh địa kìm hãm sự phát triển của phong kiến phát triển. xã hội phong kiến. Câu 7: Em hãy phân tích về thực chất của phong Văn hoá phục hưng và Cải cách tôn giáo? - Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến đã suy tàn. - Các tư tưởng cải cách tôn giáo không tách rời tư tưởng cải cách xã hội và tư tưởng nhân văn (đề cao giá trị con người) - Phong trào Văn hoá Phục hưng và Cải cách tôn giáo tấn công trực tiếp vào giáo hội Thiên Chúa và chế độ phong kiến, làm bùng nổ các cuộc đấu tranh. 4. Câu hỏi vận dụng cao: Câu 8: Từ các cuộc phát kiến lớn về địa lí, em có suy nghĩ gì về vai trò của biển và bản thân hiện nay cần làm gì để bảo vệ biển đảo nước ta? - Suy nghĩ về vai trò của biển: + Biển có vai trò là đường giao thông quan trọng, nối liền các châu lục. + Có nguồn tài nguyên rất phong phú. - Bản thân hiện nay cần làm để bảo vệ biển đảo nước ta: + Học tập thật tốt. + Quyết tâm bảo vệ vùng biển đảo chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc, lên án hành động sai trái của kẻ xâm phạm đến biển đảo nước ta. + Tuy nhiên cũng cần bình tĩnh sáng suốt nhận định sự kiện ở biển đông để có những hành động phù hợp pháp luật. Câu 9: Em hãy đánh giá về những tác động của các cuộc phát kiến lớn về địa lí đối với xã hội châu Âu? - Góp phần thúc đẩy nền sản xuất và hoạt động thương nghiệp châu Âu phát triển. 2
  3. - Đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, vàng bạc và những vùng đất rộng lớn ở châu Á và châu Mĩ. - Góp phần thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. 5. Câu hỏi định hướng năng lực: Câu 1: Từ các cuộc phát kiến lớn về địa lí, em có suy nghĩ gì về vai trò của biển và bản thân hiện nay cần làm gì để bảo vệ biển đảo nước ta? - Suy nghĩ về vai trò của biển: + Biển có vai trò là đường giao thông quan trọng, nối liền các châu lục. + Có nguồn tài nguyên rất phong phú. - Bản thân hiện nay cần làm để bảo vệ biển đảo nước ta: + Học tập thật tốt. + Quyết tâm bảo vệ vùng biển đảo chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc, lên án hành động sai trái của kẻ xâm phạm đến biển đảo nước ta. + Tuy nhiên cũng cần bình tĩnh sáng suốt nhận định sự kiện ở biển đông để có những hành động phù hợp pháp luật. CHỦ ĐỀ 2: XÃ HỘI PHONG KIẾN PHƯƠNG ĐÔNG. . Câu hỏi nhận biết : Câu 1: Trình bày sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc. - Sản xuất: Từ thời Xuân Thu – Chiến quốc, ở Trung Quốc đã xuất hiện công cụ bằng sắt, diện tích, năng suất tăng. - Xã hội xuất hiện giai cấp mới: Địa chủ, tá điền. ->Quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện. Xã hội phong kiến được hình thành. Câu 2: Nêu những thành tựu về văn hóa khoa học kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời Phong kiến. a. Thành tựu về văn hoá - Tư tưởng: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng đạo đức phong kiến. - Văn học: Nhiều nhà thơ nhà văn như Lí Bạch, Đỗ Phủ, Thi Nại Am - Sử học: Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán thư, Đường thư, Minh sử . - Nghệ thuật: Hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc ở trình độ cao. b. Thành tựu khoa học - kĩ thuật - Phát minh ra giấy viết, nghề in, la bàn, thuốc súng - Kĩ thuật đóng tàu, luyện sắt, khai thác dầu mỏ, khí đốt có đóng góp lớn. Câu 3: Trình bày những thành tựu về văn hóa của Ấn Độ. 3
  4. * Những thành tựu về Văn hoá Ấn Độ - Có chữ viết riêng: Chữ Phạn. - Kinh Vê-đa. - Văn học với nhiều tác phẩm thơ ca, kịch, sử thi - Nghệ thuật kiến trúc chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo: Kiến trúc Hin-đu và kiến trúc phật giáo. 2.Câu hỏi thông hiểu: Câu 4: Vì sao chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên lại có sự khác nhau? * Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên khác nhau là do: - Nhà Tống: người Hán cai trị người Hán nên có sự quan tâm phát triển đất nước. - Nhà Nguyên: người Mông cổ cai trị người Hán nên chủ yếu có sự phân biệt đối xử giữa người Mông Cổ và người Hán. Câu 5: Sự phát triển của Ấn Độ dưới vương triều Giúp Ta được biểu hiện như thế nào? * Những biểu hiện cho thấy sự phát triển của Ấn Độ dưới vương triều Giúp Ta. - Kinh tế - xã hội và văn hóa phát triển. - Luyện kim phát triển đến trình độ cao. - Nghề thủ công: Dệt, chế tạo kim hoàn, khắc trên ngà voi rất phát triển. 3. Câu hỏi vận dụng thấp: Câu 6: Nền chuyên chế của các quốc gia phương Đông có gì khác nền chuyên chế quốc gia châu Âu. - Ở phương Đông, chế độ của một ông vua có từ thời cổ đại và sang chế độ phong kiến quyền lực tăng thêm, trở thành Hoàng đế hay Đại vương. - Ở châu Âu, quyền lực của nhà vua lúc đầu bị hạn chế trong các lãnh địa. Từ thế kỉ XV quyền lực tập trung vào tay vua. Câu 7: Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây có điểm gì giống và khác nhau? * Giống nhau: Sống nhờ vào nông nghiệp. * Khác nhau: - Phương Đông sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn. - Phương Tây sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các lãnh địa phong kiến. 4. Câu hỏi vận dụng cao: Câu 9. Nhận xét về giai đoạn phát triển của Lào đến giữa thế kỉ XIX. Qua các giai đoạn phát triển của Lào có thể thấy được có lịch sử phát triển của vương quốc Lào tương đối đơn giản, khà giống với Campuchia và Việt Nam. Thời thịch vượng của Lào là thời kỳ nước Lan – xạng ( Thế kỉ XV – XVIII). Câu 10. Theo em, tại sao Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm của văm minh nhân loại? 4
  5. Vi: - Là quốc gia được hình thành rất sớm. - Có nền văn hóa phát triển cao, phong phú, đa dạng và toàn diện. - Có ảnh hưởng sâu rộng tới quá trình phát triển lịch sử và văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á. Chủ đề 3: Buổi đầu độc lập thời Ngô-Đinh-Tiền Lê Câu 1. Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô. Hướng dẫn trả lời: - Năm 938, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô. - Xây dựng chính quyền: + Trung ương: Vua đứng đầu quyết định mọi việc;đặt các chức quan văn,võ,quy định lễ nghi,sắc phục của quan lại các cấp. + Ở địa phương: cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng (Đinh Công Trứ-thứ sử châu Hoan,Kiều Công Hãn-thứ sử châu Phong ) Câu 2. Nêu tình hình kinh tế thời Đinh-Tiền Lê. Hướng dẫn trả lời: - Quyền sở hữu ruộng đất nói chung thuộc về làng xã,theo tập tục chia nhau cày cấy,nộp thuế,đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.Việc đào vét kênh mương,khai khẩn đất hoang được chú trọng,nên nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển. - Xây dựng một số xưởng thủ công:từ thời Đinh đã có xưởng đúc tiền,chế vũ khí,may mũ áo xây dựng cung điện,chùa chiền. - Các nghề thủ công cổ truyền cũng phát triển như dệt lụa,làm gốm. - Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành.Nhân dân hai nước Việt-Tống thường qua lại trao đổi hàng hóa ở vùng biên giới. Câu 3. Trình bày tình hình văn hóa-giáo dục thời Đinh-Tiền Lê. Hướng dẫn trả lời: - Nho học chưa tạo được ảnh hưởng,giáo dục chưa phát triển. - Đạo phật được truyền bá rộng rãi,chùa chiền được xây dựng khắp nơi,nhà sư được nhân dân quý trọng. - Nhiều loại hình văn hoá dân gian như:ca hát,nhảy múa,đua thuyền tồn tại và phát triển. 2.Câu hỏi thông hiểu: Câu 4. Vì sao xảy ra loạn 12 sứ quân? 5
  6. Hướng dẫn trả lời: - Sau khi Ngô Quyền mất năm 944:Dương Tam Kha tiếm quyền,các phe phái nổi lên khắp nơi. - Năm 950,Ngô Xương Văn dẹp được Dương Tam Kha,nhưng cuộc tranh chấp giữa các thế lực,thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn,12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương.Sử gọi là “Loạn 12 sứ quân” Câu 5. Xã hội thời Đinh -Tiền Lê gồm có những tầng lớp nào? Hướng dẫn trả lời: Xã hội chia thành 3 tầng lớp: - Tầng lớp thống trị gồm: vua,quan văn võ (cùng một số nhà sư). - Tầng lớp bị trị:đa số là nông dân tự do,cày ruộng công làng xã. - Tầng lớp cuối cùng là: nô tì (số lượng không nhiều). 3. Câu hỏi vận dụng thấp: Câu 6. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Đinh-Tiền Lê. Hướng dẫn trả lời: Trung ương: VUA THÁI SƯ-ĐẠI SƯ Quan văn Quan võ Địa phương: Lộ Châu Phủ 6
  7. 4. Câu hỏi vận dụng cao: Câu 7. Nhận xét tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô. Hướng dẫn trả lời: - Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, nhưng được thống nhất từ Trung ương đến địa phương. - Vua đứng đầu triều điình , quyết định mọi công việc: chính trị , quân sự,ngoại giao. Câu 8. Nhận xét sơ đồ bộ máy nhà nước thời Đinh-Tiền Lê. Hướng dẫn trả lời: Tổ chức bộ máy cai trị được hoàn thiện hơn. - Trung ương:vua nắm mọi quyền hành,giúp vua có thái sư và đại sư,quan lại (hầu hết các quan lại đều là võ tướng) - Ở địa phương:cả nước được chia thành 10 lộ,dưới lộ có phù và châu. Câu 9. Địa phương em thường có các loại hình sinh hoạt văn hóa nào? Hướng dẫn trả lời: - Đua thuyền vào mùa nước nổi ở xã Thạnh Mỹ Tây. - Lễ hội Đức Quản cơ Trần Văn Thành (xã Thạnh Mỹ Tây). - Lễ hội cúng đình ở Bình Thủy, Bình Mỹ - Lễ hội đua bò vùng Bảy núi. Chủ đề 4: Nước Đại Việt thời Lý (TK XI- đầu TK XIII) Câu 1. Nêu tình hình kinh tế thời Lý. Trả lời: * Sự chuyển biến của nền nông nghiệp: - Ruộng đất sở hữu của vua, nông dân canh tác, nộp thuế. - Dân làng chia ruông đất để cày cấy, nộp thuế. - Khuyến khích khai khẩn đất hoang, đào kênh, khai ngòi, đắp đê. - Cấm giết hại trâu bò, bảo vệ sức kéo. * Thủ công nghiệp và thương nghiệp: a. Thủ công nghiệp: - Nghề dệt, gốm, ươm tơ, đúc đồng, xây dựng đền đài, nhà cửa rất phát triển. - Làm đồ trang sức, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải, nghề in, làm giấy được mở rộng. b. Thương nghiệp: - Hoạt động buôn bán trong và ngoài nước diễn ra mạnh mẽ. - Vân Đồn là nơi buôn bán tấp nập, sầm uất. Câu 2. Trình bày tình hình văn hóa-giáo dục thời Lý. Trả lời: a. Giáo dục: - 1070 xây dựng Văn Miếu. - 1075 mở khoa thi đầu tiên. 7
  8. - 1076 thành lập Quốc Tử Giám (trường ĐH đầu tiên ở VN). - Nhà Lý rất quan tâm đến giáo dục. Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. - Xây dựng nhiều đền chùa, tượng phật.Đạo phật được coi trọng và phát triển. b.Văn hóa: - Văn hoá dân gian đa dạng, phổ biến thường xuyên, tạo sự bình đẳng trong xã hội. - Kiến trúc, điêu khắc phát triển. Tiêu biểu là hình Rồng thời Lý. Nền văn hoá mang tính dân tộc - Văn hoá Thăng Long. Câu 3. Cho biết âm mưu xâm lược của nhà Tống? Nhà Lý đã chủ động tấn công trước để phòng vệ như thế nào? Trả lời: * Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta: - Xúi vua Cham-pa đánh lên từ phía nam. - Ngăn cản việc mua bán ở biên giới phía bắc.Dụ dỗ các dân tộc ít người. * Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ: - Thái Úy Lý Thường Kiệt được cử làm tổng chỉ huy. - Luyện tập quân đội, phong chức tước cho các tù trưởng. - Chiêu mộ thêm binh lính. Đánh bại ý đồ của nhà Tống và Cham Pa. - Chủ trương: Tấn công trước để tự vệ. - Diễn biến: Tháng 10/1075, 10 vạn quân chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống. + Quân bộ: Do Tông Đản và Thân Cảnh Phúc chỉ huy đánh Châu Ung (Quảng Tây). + Quân thuỷ: Do Lý Thường Kiệt chỉ huy theo đường biển Quảng Ninh đổ bộ vào Châu Khâm và Châu Liêm (Quảng Đông), bao vây thành Châu Ung. - Kết quả: Quân nhà Lý hạ được thành Ung Châu, chủ động rút quân. Câu 4. Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ hai (1076-1077). Trả lời: a. Sự chuẩn bị của nhà Lý: - Chuẩn bị bố phòng những nơi hiểm yếu. - Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt kiên cố. b. Diễn biến: - Cuối 1076, quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy tiến vào nước ta . - Tháng 1-1077, quân ta đánh nhiều trận nhỏ cản bước tiến của giặc. - Quân Tống đóng ở bờ Bắc sông Cầu chờ quân thuỷ. - Lý Kế Nguyên đánh tan quân thủy ở Quảng Ninh. - Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh vào phòng tuyến của ta, bị quân ta phản công quyết liệt. - Cuối năm 1077, Lý Thường Kiệt cho quân đánh bất ngờ vào doanh trại giặc. Quân Tống thất bại,Quách Quỳ chấp nhận “giảng hoà” rút về nước. 2.Câu hỏi thông hiểu: Câu 5. Vì sao nhà Lý dời đô ra Thăng Long? Việc dời đô này có ý nghĩa như thế nào? Trả lời: - Nhà Lý dời đô ra Thăng Long, vì đây là địa thế thuận lợi và là nơi hội tụ của bốn phương. - Việc dời đô về Thăng Long có ý nghĩa:Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh. Thể hiện ý chí tự cường của đân tộc. Và thực sự vào thời Lý, kinh thành Thăng Long vừa là kinh đô cường thịnh, vừa là thành thị có quy mô buôn bán sầm uất. 8
  9. Câu 6. Giải thích “ Chiến thuật chủ động tấn công trước “ của Lý Thường Kiệt: Trả lời: - Nhằm giành thế chủ động tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành xâm lược. - Đây là cuộc tấn công để tự vệ chứ không phải xâm lược:Chỉ tấn công vào các căn cứ quân sự chuẩn bị đánh Đại Việt.Khi hoàn thành nhiệm vụ thì rút quân. Câu 7. Trong cuộc kháng chiến chống Tống nhà Lý đang thắng, Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa với nhà Tống, vì: Trả lời: Giặc rút lui trong danh dự, không làm tổn thương đến danh dự nước lớn. Đảm bảo mối quan hệ giao bang hoà hiếu giữa 2 nước sau chiến tranh. 3. Câu hỏi vận dụng cao: Câu 8. Nhận xét nội dung bộ luật Hình Thư. Trả lời: - Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ “Hình thư” bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta. - Qua nội dung của bộ luật ta thấy bộ luật Hình thư bảo vệ : vua, triều đình, trật tự xã hội, nhân dân và sản xuất nông nghiệp. Câu 9. Nhận xét về tài năng và công lao của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống. Trả lời: - Chủ động tấn công trước. - Lập phòng tuyến Như Nguyệt. - Chỉ huy quân đội đánh đuổi được quân Tống xâm lược. - Chủ động giảng hòa. CHỦ ĐỀ 5: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII – XIV) VÀ NHÀ HỒ (ĐẦU THẾ KỈ XV) 1.2.3 Vì sao nhà Trần được thành lập? Triều đình nhà Lý suy yếu, xã hội rối loạn. Nhà Lý phải dựa vào thế lực của nhà Trần để tồn tại. Đó chính là cơ hội để nhà Trần buộc Lý Chiêu Hoàng (vua cuối cùng của nhà Lý) phải nhường ngôi cho Trần Cảnh ( tháng 12 năm Ất Dậu, đầu năm 1226) – nhà Trần thành lập. 1.2.4 Chủ trương của nhà Trần là “lấy đoản binh thắng trường trận’ lấy ngắn đánh dài, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội” và “khoan thứ sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”. Hãy giải thích chủ trương của nhà Trần có ý nghĩa và tác dụng gì? Ý nghĩa: thể hiện tinh thần ‘lấy yếu tháng mạnh”; “lấy ít thắng nhiều”, phát huy sức mạnh đoàn kết, biết lấy dân làm gốc. Tác dụng: tạo nên nhân tố quan trọng để nhà Trần đánh bại kẻ thù xâm lược. 1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quan lại thời Trần có những điểm gì giống và khác nhau với thời Lý? *Giống nhau: Theo chế độ quân chủ tập quyền (vua nắm mọi quyền hành) 9
  10. Giúp việc cho vua có các quan đại thần, quan văn, quan võ. *Khác nhau: Thực hiện chế độ Thái Thượng hoàng. Đặt thêm một số cơ quan: Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ. Cả nước chia làm 12 lộ. 1.3.2 So với thời Lý, pháp luật thời Trần tiến bộ hơn ở những điểm nào? Thời Trần xác nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản, quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất. Hoàn thiện cơ quan pháp luật, đặt thêm cơ quan Thẩm hình viện để xét xử việc kiện cáo. Pháp luật thời Trần góp phần tích cực, có hiệu quả vao việc củng cố vương triều Trần, ổn định xã hội và phát triển kinh tế. 1.4.1 Em có nhận xét gì về củng cố quốc phòng và xây dựng quân đội thời Trần? *Quân đội: Quân đội hùng mạnh, tinh nhuệ, tinh thần đoàn kết cao, được tổ chức chặt chẽ. Khi có chiến tranh có thể huy động được một lực lượng đông đảo. *Quốc phòng: Cử tướng giỏi đóng quân ở vùng hiểm yếu, nhất là biên giới phía Bắc. Vua thường xuyên đi tuần tra việc phòng bị nơi hiểm yếu. 2.2.8 Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà bị quân ta đánh bại? Tinh thần đoàn kết đánh giặc của nhân dân ta. Chủ trương đánh giặc đúng đắn “vườn không nhà trống”, biết tận dụng thời cơ ta mở cuộc phản công. Nên cuộc kháng chiến nhanh chóng giành được thắng lợi. 2.2.9 Vì sao trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỷ XIII) ta giành được thắng lợi? Sự tham gia tích cực chủ động của các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc. Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần. Tinh thần hy sinh quyết chiến quyết thắng của toàn quân, toàn dân. Chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo của Vương triều Trần mà tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn 2.2.10 Tại sao văn học, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển? Sự quan tâm của nhà nước, có những chính sách đúng đắn và biện pháp cụ thể. Kinh tế ổn định, xã hội ổn định. Lòng tự hào, tự cường dân tộc được củng cố và nâng cao sau cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thắng lợi. 2.3.1 Bằng dẫn chứng hãy chứng minh ý chí quyết chiến của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chống quân Mông – Nguyên? Trần Quốc Toản căm thù giặc đến nổi bóp nát quả cam lúc nào không biết. Câu trả lời đồng thanh của các phụ lão “Đánh”. Quân sĩ thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát”. 2.3.2 Hãy chứng minh cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai là độc đáo? Thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống” Tránh thế giặc mạnh khi chúng mới đến xâm lược. Vừa cho quân cản bước tiến của giặc, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng. Khi thời cơ đến, phản công tiêu diết giặc, giành thắng lợi. 10
  11. 2.3.3 Kế hoạch xâm lược Đại Việt lần thứ ba có gì khác hai lần trước? Lần ba quân Nguyên chuẩn bị chu đáo hơn, quyết tâm hơn lần một và hai. Lương thực được chuẩn bị đầy đủ, tướng giỏi được cử ra trận. Có sự phối hợp của thủy quân và quân bộ. Không dám khinh thường tinh thần chiến đấu và quyết tâm của nhân dân Đại Việt. 2.3.4 Nền giáo dục thời Trần có gì khác so với thời Lý? Phép thi cử dưới thời Trần được tổ chức 7 năm một lần. Chế độ thi cử quy củ hơn thời Lý. Tuyển chọn được nhiều nhân tài. 2.4.1 Sau thất bại ở trận Vân Đồn, em có nhận xét gì về tình hình quân Nguyên? Đoàn thuyền lương của chúng bị ta phá tan. Mất phần lương thực dự trữ, quân Nguyên rơi vào tình trạng bị động. Làm thất bại âm mưu của địch, làm chúng bị khó khăn hoang mang, tạo thế và lực cho ta trong việc chủ động đánh địch về sau. 2.4.2 Qua ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỷ XIII), em hãy rút ra bài học lịch sử trong kháng chiến chống xâm lược? Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông-Nguyên. Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi âm mưu của kẻ thù. Góp phần xây dựng truyền thống quân sự Việt Nam. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. 3.2.4 Vì sao các tầng lớp nông dân, nô tỳ nổi dậy khởi nghĩa vào nửa cuối thế kỷ XIV? Triều đình ăn chơi sa đọa. Nông dân, nô tỳ bị áp bức bóc lột nặng nề. Mâu thuẫn giai cấp sâu sắc. Nên nông dân và nô tỳ vùng lên đấu tranh. 3.3.1 Hãy phân tích để thấy ý nghãi và tác dụng những cải cách của Hồ Quý Ly? Góp phần giải quyết một số khó khăn trong nước. Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Nâng cao quyền lực của chính quyền trung ương, ổn định tình hình đất nước. 3.4.1 Em có nhận xét gì về chính sách quân sự, quốc phòng của Hồ Quý Ly? Nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng. Tích cực sản xuất và chế tạo vũ khí mới, thuyền chiến. Xây dựng một số thành kiên cố để bảo vệ đất nước. 3.4.2 Em hãy đánh giá nhân vật Hồ Quý Ly? Là nhà cải cách có tài. Là nhà yêu nước, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến. 11