Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Vĩnh
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2019_20.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Hương Vĩnh
- Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn 12 – Trường THPT Hương Vinh TRƯỜNG THPT HƯƠNG VINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 TỔ NGỮ VĂN HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2019-2020 A. VỀ KIẾN THỨC – KỸ NĂNG I. Phần tiếng Việt: - Tập trung ôn tập theo những kiến thức trong SGK. - Vận dụng: sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt (nói, viết) đúng chuẩn mực, hiệu quả. II. Phần Văn học: 1. Văn học Việt Nam: * Các tác phẩm hoặc đoạn trích“ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài , “Vợ nhặt” của Kim Lân, “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu: + Tác giả: cuộc đời, phong cách sáng tác ( học thuộc để viết mở bài) + Tác phẩm: hoàn cảnh ra đời ( xuất xứ), tóm tắt tác phẩm( đoạn trích) + Phân tích nhân vật, phân tích giá trị của tác phẩm( giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực, giá trị nghệ thuật ) + Phân tích một lời đánh giá hoặc nhận xét về tác phẩm *“Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành: Phần mở đầu và đoạn trích từ " Anh Quyết ở đến hết: Phân tích hình ảnh rừng xà nu và nhân vật Tnú *“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ: Phân tích những mối xung đột giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích * Bài “ Giá trị văn học và tiếp nhận văn học”: Nắm rõ giá trị văn học và tiếp nhân văn học 2. Văn học nước ngoài: Các đoạn trích “ Số phận con người” của Sô- lô-khốp, “Ông già và biển cả” của Hê-minh- uê : + Tác giả: cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học + Tác phẩm: tóm tắt tác phẩm, ý nghĩa nhan đề, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. II. Phần làm văn: Chú ý cách phân tích đề, lập dàn ý các kiểu bài sau: 1. Nghị luận xã hội: - Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý - Nghị luận về một hiện tượng đời sống 2. Nghị luận văn học: - Nghị luận một về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi - Nghị luận một ý kiến bàn về văn học B. ĐỀ THAM KHẢO: ĐỀ 1: Phần Đọc hiểu: (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Khi học lớp 2, tôi thường nghe các bác khen anh nào thi đỗ Đại học bằng một câu rất đặc biệt: Thằng A, thằng B là cái “trán” của xóm tôi đấy. Tôi nhớ năm đó cả làng mới có một người thi đỗ Đại học Y, tổng điểm ba môn Toán, Hóa, Sinh lại rất cao và được sang Hungary du học. Anh ấy trở thành cái trán được nhắc đến nhiều nhất của cả làng. Như một huyền thoại. Mấy năm liền đi đâu cũng nghe nhắc, nghe kể. Rồi làng dần dần có nhiều người đỗ Đại học. Có năm truyền hình còn về làm cả một phóng sự về một làng quê có số học sinh thi đỗ Đại học với tỉ lệ rất cao. Nói theo cách của các bác là làng tôi giờ đi đâu cũng toàn thấy những trán là trán. Ước vọng nhiều nên học vấn và tri thức thửa xưa đã thường xuyên được đánh đồng với đỗ đạt. Cũng như các bác của tôi cứ quy tất cả về “cái trán”, xem nó là biểu tượng của sự thông minh sáng láng, của học hành đỗ đạt. Lớn lên tôi nhận ra đó là ước mong khi thầm kín, khi bộc lộ, nhưng luôn mãnh liệt của thế hệ những người như bác tôi. Đi học và đỗ đạt 1
- Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn 12 – Trường THPT Hương Vinh là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, là mục tiêu của nhiều thế hệ, của dòng họ, xóm, của làng, của huyện, Điều đó vô tình gây sức ép ngày càng nặng nề lên nhiều thế hệ học trò làng tôi. Lớn lên đi xa, đến nhiều nơi, gặp nhiều người, tôi nhận ra có rất nhiều người chưa từng được vinh danh là “cái trán” của khu phố, của xóm làng, của cộng đồng nhưng họ sống vô cùng hạnh phúc. Họ đóng góp rất nhiều cho cuộc sống bằng sự giàu có và rất yêu lao động. Một người trồng cây cảnh mỗi năm bán ra thị trường thu về hàng trăm tỉ đồng. Một người chơi thả diều đến đẳng cấp nghệ nhân, cũng ngược Á xuôi Âu đi trình diễn nhiều kỳ lễ hội với những lời mời kèm tài trợ. Một anh thợ mộc ven con sông Phổ Lợi làm những chiếc lồng chim và bán được với giá ngang một chiếc xe hơi tầm trung. Hơn hết họ làm những điều đó bằng đam mê, và rồi đam mê bù đắp lại cho chính họ, cho cuộc sống của cả những người xung quanh. Lại một mùa thi Đại học đã về. Đường phố sáng sớm cuồn cuộn người và xe. Thí sinh và người nhà hộ tống. Rồi sau mỗi kỳ thi, lại có những bạn nhảy lầu, nhảy cầu thương tâm. Cuộc sống không chỉ có đỗ đạt mới là hạnh phúc. Cũng như thành đạt không chỉ có một con đường là đi học và đi thi. Trường thi chỉ là nơi ganh đua chốc lát chứ không thể đủ chỗ cho tận cùng đam mê của mỗi người. Chính vì thế mà báo Hoa Học Trò vẫn luôn khuyên bạn đọc “Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt”. (Đủ chỗ cho đam mê khác biệt, Bay xuyên những tầng mây, Hà Nhân, NXB Văn học, tr.188) Câu 1. (0.5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. (0.5 điểm) Theo tác giả văn bản, điều gì đã “gây sức ép ngày càng nặng nề lên nhiều thế hệ học trò”? Câu 3. (1.0 điểm) Hãy giải thích ý nghĩa của câu nói: “Trường thi chỉ là nơi ganh đua chốc lát chứ không thể đủ chỗ cho tận cùng đam mê của mỗi người”? Câu 4.(1.0 điểm) Theo anh (chị), tâm lý coi “Đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, là mục tiêu của nhiều thế hệ, của dòng họ, xóm, của làng, của huyện, ” có ảnh hưởng như thế nào đến mỗi cá nhân và toàn xã hội? Phần làm văn: (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của em về thông điệp trong văn bản: “Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt”. Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. ĐỀ 2: I. ĐỌC HIỂU (3,0 đ) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Nhiều người Việt kiếm tiền bằng mọi giá, đánh đổi cả liêm sỉ, danh dự để có tiền. Sự kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình? Trung bình hai giờ đồng hồ có ba mươi người chết vì bệnh ung thư- một con số tàn nhẫn đến rợn người. Bao giờ người Việt mới thôi độc ác với nhau? Đó là câu hỏi trăn trở của không biết bao nhiêu người có lương tâm và dường như đến thời điểm này họ vẫn đang bất lực. Làm thế nào để con người biết yêu thương nhau hơn? Đơn giản vậy thôi nhưng nó quyết định vận mệnh của cả dân tộc, cả thế giới này. Người nông dân chỉ cần thương người tiêu dùng một chút đã không nhẫn tâm tưới thuốc độc lên rau củ quả để đào huyệt chôn đồng bào mình và chôn sống chính mình. Các quan chức chỉ cần bớt lãng phí một chút thôi, sẽ có bao nhiêu bệnh viện được xây và bao nhiêu đứa trẻ được đến trường. (Lê Bình, trích Tạp chí kinh tế xuân Bính Thân- Phẳng hay không phẳng, VTV1, 12/2/2016) 2
- Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn 12 – Trường THPT Hương Vinh Câu 1. Đoạn trích trên được trình bày theo phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2. Tác giả thể hiện thái độ gì đối với các vấn đề còn tồn tại của xã hội? Thái độ đó được bộc lộ qua những yếu tố ngôn ngữ nào? Câu 3. Theo tác giả, vấn đề cơ bản nhất cần giải quyết là gì? Câu 4. Từ góc độ cá nhân, anh/chị hãy trả lời câu hỏi: Bao giờ người Việt mới thôi độc ác với nhau? (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) Không có công việc nào là nhỏ nhoi hay thấp kém, mà chỉ có người không tìm thấy ý nghĩa trong công việc của mình mà thôi. (Nhiều tác giả, Hạt giống tâm hồn, Tập 1, NXB Tổng hợp TP HCM, 2013) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Câu 2: (5 điểm) Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn: “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được ? Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” : - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng Tràng thở đánh phào một cái ( ) Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”. (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2013) Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ được miêu tả trong đoạn trích trên. Từ đó, nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí của Kim Lân. Hương Trà, tháng 5 năm 2020 Tổ trưởng bộ môn Nguyễn Dương Tư 3