Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết học kỳ I môn Lịch sử Lớp 8

docx 2 trang thaodu 3770
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết học kỳ I môn Lịch sử Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_1_tiet_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_8.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết học kỳ I môn Lịch sử Lớp 8

  1. ĐỀ CƯƠNG SỬ 8 KT 1 TIẾT HKI Câu 1: Vì sao trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân lại đập phá máy móc ? Em có suy nghĩ gì về hành dộng đó của công nhân ? Công nhân đập phá máy móc vì lúc bấy giờ họ lao động quá cực khổ, họ nghĩ rằng chình máy móc khiến họ khổ nên đập phá máy móc thì sẽ hết khổ Nhận xét: nhận thức của công nhân lúc bấy giờ còn non kém, hạn chế Câu 2: Cuối TK XVIII, hình thức đấu tranh của công nhân là đập phá máy móc và đốt công xưởng. Em nhận xét như thế nào về hành động trên ? Nếu em là công nhân, em sẽ làm gì ? Nhận xét: nhận thức của công nhân lúc bấy giờ còn non kém, hạn chế Nếu là công nhân, em sẽ tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân chính dẫn đến cuộc sống khổ cực của mình và lựa chọn hình thức đấu tranh phù hợp nhất và thông minh nhất Câu 3: Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật trong lĩnh vực công nghiệp (TK XVIII – TK XIX) Kĩ thuật luyện kim được cải tiến làm tăng nhanh sản xuất thép. Phát minh ra phương pháp sản xuất nhôm nhanh và rẻ. Nhiều máy chế tạo công cụ ra đời. Nhiên liệu mới như than đá, dầu mỏ. Sắt trở thành nguyên liệu chủ yếu đề sản xuất máy móc. Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi. Câu 4: Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật trong lĩnh vực giao thông, liên lạc (TK XVIII – TK XIX) Năm 1802, đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước chế tạo ở Anh. Năm 1807, Phơn-tơn đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước. Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo được xe lửa chạy trên đường sắt. Giữa TK XIX, phát minh máy điện tín, sáng chế bảng chữ cái cho điện tín. Câu 5: Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, quân sự (TK XVIII – TK XIX) *Nông nghiệp: Sang TK XIX, phân hóa học được sử dụng. Máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập được sử dụng rộng rãi. *Quân sự: nhiều vũ khí mới được sản xuất: đại bác, súng trường bắn nhanh và xa; chiến hạm vỏ thép; ngư lôi; khí cầu Câu 6: Hãy trình bày những tiến bộ về khoa học xã hội trong các TK XVIII – TK XIX Ở Đức, Phoi-ơ-bách và Hê-ghen xây dựng tương đối hoàn thiện chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng. Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc là Xmít và Ri-các-đô. Xanh-xi-mông, Phu-ru-ê và Ô-oen với chủ nghĩa xã hội không tưởng. Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội là học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học (giữa TK XIX) do Mác và Ăng-ghen đề xướng. Câu 7: Lập bản niên biểu tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc phong kiến từ năm 1840 đến năm 1911. Thời gian Các cuộc đấu tranh tiêu biểu Năm 1840 - 1842 Cuộc kháng chiến chống thực dân Anh Năm 1851 -1864 Phong trào nhân dân Thái Bình Thiên quốc Năm 1898 Cuộc vận động Duy Tân Cuối XIX - đầu XX Phong trào Nghĩa Hòa đoàn Năm 1911 Cách mạng Tân Hợi
  2. Câu 8: Lập bảng niên biểu về cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á vào cuối TK XIX – đầu TK XX Nước Những sự kiện tiêu biểu Sau năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn thành lập và bước đầu truyền bá chủ In-đô-nê-si-a nghĩa Mác. Phi-líp-pin Cuộc cách mạng năm 1896 – 1898 bùng nổ. Khởi nghĩa do A-cha-xoa lãnh đạo ở Ta Keo (1863 – 1866) Cam-pu-chia Khởi nghĩa do Pu-côm-bô lãnh đạo ở Cra-chê (1866 – 1867) Năm 1901, nhân dân Xa-van-na-khét đấu tranh vũ trang dưới sự lãnh đạo của Lào Pha-ca-đuốc. Cùng năm khởi nghĩa cũng nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-ven, kéo dài đến năm 1907 Miến Điện Cuộc kháng chiến chống thực dân Anh (1885) Việt Nam Phong trao Cần vương, phong trào nông dân Yên Thế (1884 – 1913) Câu 9: Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối TK XIX – đầu TK XX, Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc? Nhiều công ty độc quyền xuất hiện, lũng đoạn kinh tế, chính trị Nhật Bản. Bước sang TK XX, Nhật Bản đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng: + Chiến tranh Nga – Nhật (1904 - 1905) + Nhật chiếm bán đảo Liêu Đông, phía nam đảo Xa-kha-lin, Đài Loan và cảng Lữ Thuận + Năm 1914, Nhật Bản đã dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Trung Quốc, chiếm Sơn Đông.