Đề cương ôn tập kiểm tra một tiết môn Lịch sử Lớp 8

docx 3 trang thaodu 2690
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra một tiết môn Lịch sử Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_mot_tiet_mon_lich_su_lop_8.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra một tiết môn Lịch sử Lớp 8

  1. 1. Kết quả to lớn của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc mĩ có phải là cuộc cách mạng tư sản không?Vì Sao? - Thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh, giành được độc lập,. Khai sinh ra nước cộng hòa tư sản mĩ được hiến pháp năm 1787 thừa nhận. - Chiến tranh này là cuộc cách mạng tư sản vì đã lật đổ chế độ phong kiến thống trị, đã thực hiện 2 nhiêm vụ: giải phóng dân tộc và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. 2. Hãy trình bày diễn biến cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh thế kỉ XVIII? - Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp với việc phát minh ra máy móc trong ngành dệt. Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo máy kéo sợi Gien-ni. Năm 1769, Ác-crai-tơ phát minh máy kéo sợi chạy bằng hơi nước. Năm 1784, Giem Oát phát minh máy hơi nước trong ngành dệt, từ đó lan sang các ngành kinh tế khác như: luyện kim, khai thác mỏ và đặc biệt là giao thông vận tải. Năm 1785, Rts-mơn- các-rai, chế tạo thành công máy dệt đầu tiên ở anh chạy bằng sức nước. 3. Nêu kết quả cuộc cách mạng công nghiệp Anh thế kỉ XVIII?Em hiểu thế nào là cách mạng công nghiệp? - Nhờ cách mạng này, nước Anh sớm diễn ra quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang nền sản xuất lớn bằng máy móc. Năng suất lao động tăng, Anh trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới. Được coi là công xưởng của thế giới. - Cách mạng công nghiệp là: bước phát triển sản xuất chủ nghĩa tư bản, từ nước này lan snag các nước khác, thúc đẩy việc phát minh máy móc, đảy mạnh sản xuất. 4. Quá trình chuyển sang chủ nghĩa đế quốc ở Anh, Pháp, Đức, Mĩ được thể hiện như thế nào?Hãy nêu đặc điểm của một số nước đế quốc tiêu biểu và giải thích? - Thể hiện qua quá trình công nghiệp hóa: tập trung công thương nghiệp, ngân hàng và sự ra đời của các công ty độc quyền, khi đất nước mở rộng lãnh thổ thì đi xâm lược các nước để làm thuộc địa cho mình. - Đức là nước đế quốc quân phiệt, hiếu chiến vì đức chịu ảnh hưởng sâu sắc về truyền thống quân phiệt phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến: để cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. Do kinh tế phát triển mạnh nhưng lại bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới. 5. Nhận xét tình hình chung, nổi bật trong sự phát triển kinh tế của các nước?Cho biết quyền lực của các công ty độc quyền? - Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Hình thành các tổ chức độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống xã hội. Ở Mĩ có "vua dầu mỏ", "vua thép"; ở Đức có các ông chủ độc quyền về luyện kim, than đa; ở Pháp là các công ti độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng. - Quyền lực: thể hiện vai trò quyền lực của các công ti độc quyền (Mĩ), cấu kết chặt chẽ và chi phối Nhà nước tư bản để thống trị và khống chế cuộc sống của nhân dân, được xem là "tự do" ở xã hội các nước đế quốc. 6. Trình bày nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa lịch sử cách mạng Nga 1905-1907?
  2. - Nguyên nhân: đầu thế kỉ XX, Nga lâm vào khủng hoảng, mâu thuẫn xã hội gây gắt. Sau thất bại của cuộc chiến tranh Nga-Nhật(1904-1905) đã làm cho nền kinh té, xã hội khủng hoảng trầm trọng. Nảy sinh phong trào đấu tranh đòi lật đổ nền chuyên chế ở Nga. Năm 1905-1907, cách mạng ở Nga bùng nổ. - Diễn biến: Năm 1903, đảng công nhân xã hội dân chủ Nga được thành lập. Ngày 9/1/1903, 14 vạn công nhân Pê-tec-bua biểu tình. Tháng 5/1905, nông dân Nga nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi. Tháng 6/1905, thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kim khởi nghĩa. Tháng 12/1905, khởi nghĩa vũ trang diễn ra ở Mac-xcơ-va đỉnh cao của phong trào. Giữa năm 1907, cách mạng Nga thất bại. - Kết quả: cách mạng tuy thất bại nhưng đã làm lung lay chính phủ Nga hoàng và bọn tư sản, là bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa 1917, đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc địa thế giới. 7. Nêu những tiến bộ về kĩ thuật trong các lĩnh vực cô nghiệp, giao thong vận tải, nông nghiệp và quân sự thế kỉ XVIII-XIX? - Công nghiệp: kỉ thuật luyện kim được cải tiến làm tăng sản lượng thép, cuối thế kỉ XIX, phát minh phương pháp sản xuất nhôm nhanh và rẻ.Nhiều máy chế tạo công cụ ra dời như máy phay, máy tiện, máy bào Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi. - Giao thong vận tải: năm 1807, kỉ sư người mĩ Phơn-tơn đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên, thúc đẩy hoạt động thương nghiệp trên biển. Năm 1814, thợ máy người Anh Xti-phen-xơn đã chế tạo thành công xe lửa chạy trên đường sắt với tốc độ nhanh. Giữa thế kỉ XIX, máy điện tín được phát minh ở Nga và Mĩ, tiêu biểu là Moóc-xơ(Mĩ). - Nông nghiệp: phân hóa học, máy cày mới hiện đại như: địa học, sung trường, ngư lôi, khinh khí cầu 8. Nguyên nhân dẫn đến đến phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đàu thế kỉ XX?Lập niên biểu cuộc đấu tranh nhân dân trung quốc từ 1840-1911? - Nguyên nhân: do sự xâm lược cảu các nước đế quốc và thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh nhân dân đã nổi dậy đấu tranh. Năm Khởi Nghĩa Mục Đích Địa Điểm Lãnh Đạo Kết Quả 1898 Vận Động Duy Cải cách Cả nước Khang Hữu VI, Lương Khải Siêu Thất bại Tân chính trị Cuối tk Khởi nghĩa Hoà Chống đế Sơn Đông, Nông dân Thất bại XIX- đầu Đòàn quốc phong Sơn Tây, tk XX kiến Đông Bắc Trung Quốc 1911 Cách mạng Tân Chống phong Cả nước Tôn Trung Sơn Thành lập nhà Hợi kiến nước cộng hòa-trung hoa dân quốc
  3. 9. Trình bày vài nét về TTS và học thuyết Tam Dân?Diễn biến, kết quả, ý nghĩa? - Tháng 8/1905, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc đồng minh hội-chính đảng của giai cấp tư sản thế giới đề ra học thuyết Tam Dân. Dân tộc độc lập dân quyền tự do dấn inh hạnh phúc. - Diễn biến: ngày 10/1/1911, kn thắng lợi ở Vũ XƯơng và lan sang các tỉnh miền Trung Trung Quốc. Ngày 29/12/1911, thành lập Trung Hoa Dân Quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm tổng thống, cách mạng Tân Hợi thất bại. - Ý nghĩa: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản lật đổ phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân Quốc, taọ điều kiện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc phát triển. 10. Tóm tắt tình hình chung của các nước Đông Nam Á cuối tk XIX-đầu thế kỉ XX?Vì sao các cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á đều thất bại? - Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước đều trở thành thuộc địa. Nhân dân các nước nổi dậy đấu tranh với nhiều hình thức . Đều bị thất bại. - Thất bại: lực lượng kẻ thù rất mạnh, chưa có sự đoàn kết, khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, rời rạc. Nhà nước phong kiến nhiều nước chưa kiên quyết chống giặc. 11. Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, Nhật Bản làm gì để bảo vệ nền độc lập, dân tộc?Trình bày nội dung, kết quả, ý nghĩa cuộc Duy Tân Minh Trị?Căn cứ vào đâu để nói Duy Tân Minh Trị là một cuộc Cách Mạng Tư Sản? - Đầu năm 1868, Thiên Hoàng Minh Trị đã tiến hành hàng loạt các cải cách tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục, lịch sử gọi là cuộc Duy Tân Minh Trị. - Nội dung: +Chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc, tư sản hóa và đại tư sản, ban hành hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. +Kinh tế: thống nhất thị trường tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu, cống, mở đường cho chủ nghiã tư bản phát triển. +Quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng. +Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khao học kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học Phương Tây. - Kết quả: Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, đưa nước nhật từ nước phong kiến nông nghiệp trở thành nước tư bản chủ nghĩa. - Căn cứ: chấm dứt chế độ phong kiến. Thiết lập quyền của quý tộc tư sản hóa, cải cách toàn diện mang tính chất tư sản rõ rệt, góp phần xoá bỏ sự chia cắt, thống nhất thị trường dân tộc, xóa bỏ ruộng đất phong kiến, thành lập quân đội thường trực theo nghĩa vụ quân sự.