Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2022-2023

docx 4 trang Hàn Vy 02/03/2023 3081
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_1_lich_su_lop_8_nam_hoc_2022.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HKI MÔN LỊCH SỬ 8 NĂM HỌC 2022-2023 I. HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga có nhiệm vụ ? a. lật đổ chế độ Nga hoàng Ni-cô-lai II đứng đầu. b. lật đổ chế độ phong kiến quân chủ do Nga hoàng Ni-cô-lai II đứng đầu và thực hiện cuộc cải cách dân chủ, đem lại quyền tự do cho mọi người dân trong xã hội. c. tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. d. lật đổ chính phủ tư sản do Nga hoàng Ni-cô-lai II đứng đầu. Câu 2: Cách mạng tháng 2/1917 bùng nổ đầu tiên ở thành phố nào của nước Nga? a. Mát-xcơ-va. b. Xanh-pê-téc-bua. c. Lê-nin-grat. d. Pê-tơ-rô-grat. Câu 3: Đêm ngày 24/10/1917 ở nước Nga đã diễn ra sự kiện lịch sử nào? a. Nhân dân Pê-tơ-rô-grat đập phá Cung điện Mùa Đông. b. Nhân dân Nga bao vây và tấn công Cung điện Mùa Đông-nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản. c. Lê nin cùng nhân dân họp bàn kế hoạch khởi nghĩa vũ trang lật đổ chế độ phong kiến Nga Hoàng. d. nhân dân Nga ăn mừng chiến thắng tại Cung điện Mùa Đông. Câu 4: “Mười ngày rung chuyển thế giới” là tác phẩm viết về ? a. Chính sách cộng sản thời chiến do Lê nin soạn thảo. b. Âm mưu phá hoại nước Nga Xô viết của 14 nước đế quốc. c. Chiến tranh thế giới thứ nhất. d. Cách mạng tháng mười Nga năm 1917. Câu 5: “NEP” là cụm từ viết tắt của ? a. Các kế hoạch 5 năm của Liên Xô từ 1925 đến năm 1941. b. Chính sách cộng sản thời chiến. c. Chính sách kinh tế mới. d. Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết . Câu 6: Chính sách mới của Lênin thực hiện vào thời gian nào? a. tháng 3/1920 b. tháng 3/1921 c. tháng 3/1922 d. tháng 3/1923 Câu 7: Nước Nga hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế vào thời gian nào? a. Năm 1925 b. Năm 1926
  2. c. Năm 1928 d. Năm 1927 Câu 8: Thành tựu lớn nhất của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ năm 1921 đến năm 1941 là ? a. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày cáng tăng lên. b. Liên Xô xóa mù chữ cho hơn 60 triệu người dân, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trên cả nước. c. Liên Xô hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp. d. Liên Xô từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp, đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mĩ). Câu 9: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Mĩ được biết đến là? a. trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính duy nhất của thế giới. b. trung tâm kinh tế số 1 của thế giới. c. trung tâm thương mại của thế giới. d. nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Câu 10: Để giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929-1933, nước Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã làm gì? a. phát xít hóa bộ máy chính quyền và phát động cuộc chiến tranh để chia lại thị trường thế giới. b. kêu gọi sự giúp đỡ của các đồng minh bên ngoài. c. đẩy mạnh các cải cách dân chủ trong cả nước. d. đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân Câu 11: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có quy mô như thế nào? a. nổ ra rầm rộ ở Đông Bắc Á. b. diễn ra quyết liệt ở Đông Nam Á và Tây Á. c. có quy mô rộng khắp toàn châu Á. d. có quy mô mở rộng nổ ra ở Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á. Câu 12: Nét mới của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? a. Phong trào nổ ra liên tục, đều khắp. b. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân, Đảng cộng sản được thành lập ở một số nước và đóng vai trò lãnh đạo. c. Đảng cộng sản được thành lập và đóng vai trò lãnh đạo. d. Phong trào có quy mô rộng lớn nổ ra khắp toàn châu Á. Câu 13: Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? a. Sự xuất hiện hai khối đối địch nhau. b. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô.
  3. c. Chính sách thỏa hiệp của Anh, Mĩ đối với phát xít. d. Sự xuất hiện hai khối đế quốc đối địch nhau, cùng mâu thuẫn với Liên Xô; đồng thời do chính sách thỏa hiệp của Anh, Mĩ đối với phát xít Đức. Câu 14: Giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai ưu thế thuộc về phe nào? a. Phe đồng minh Anh, Pháp, Mĩ. b. Liên Xô. c. Phe phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật. d. Cả hai bên ở thế cầm cự. Câu 15: Nước nào giữ vai trò quan trọng nhất trong việc đánh bại chủ nghĩa phát xít, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai ? a. Mĩ. b. Liên Xô. c. Anh. d. Pháp. II. TỰ LUẬN. Câu 16. Vì sao Cách mạng tháng Mười Nga 1917 được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX? - Cách mạng tháng Mười đưa đến việc thành lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, có ý nghĩa to lớn đối với nước Nga và thế giới: + Đối với nước Nga: Sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đã đưa nhân dân lên nắm chính quyền ở một nước chiếm 1/6 diện tích thế giới. + Đối với thế giới: Có ảnh hưởng đến phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa và phụ thuộc. Câu 17: So sánh hai cuộc cách mạng tháng hai và tháng Mười năm 1917? *So sánh cách mạng tháng Mười và cách mạng tháng Hai Cách mạng T Hai Cách mạng T Mười Lãnh đạo Vô sản, đảng Bôn sê vích Vô sản, đảng Bôn sê vích, Lê nin Lực lượng Công nhân, nông dân, binh lính Công nhân, nông dân, binh lính Lật đổ Nga Hoàng, xóa bỏ tàn Lật đổ chính phủ lâm thời của giai Nhiệm vụ tích của chế độ phong kiến, thực cấp tư sản, thành lập chính quyền hiện dân chủ Xô viết Là cuộc CMDC tư sản kiểu mới Cách mạng vô sản ( CM XHCN) Tính chất (giai cấp lãnh đạo CM và lực lượng chính của CM là vô sản) Câu 18: Đánh giá vai trò của Lê nin đối với cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? * Vai trò của Lê nin - Lê nin đóng vai trò quan trọng, lãnh đạo trực tiếp, quyết định thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (dẫn chứng cụ thể)
  4. Câu 19: Em hãy cho biết sự khác nhau trong nền kinh tế Mĩ – Nhật trong thập niên 20 của thế kỉ XX? * Điểm khác nhau của nền kinh tế Mĩ và Nhật Bản trong những năm 20 (thế kỉ XX). - Kinh tế Mĩ phát triển cực kì nhanh chóng do cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyên, tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân. Phát triển rất nhanh, tương đối ổn định, cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp. - Nhật Bản phát triển không đều, mất cân đối (trong vòng mấy năm đầu) rồi lại lâm vào khủng hoảng, công nghiệp phát triển, nông nghiệp trì trệ. Nền kinh tế phát triển mất cân đối giữa nông nghiệp, công nghiệp. Câu 20. Em hãy so sánh cách giải quyết khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 của Mĩ và Nhật có gì khác nhau? * Cách giải quyết của Mĩ và Nhật Bản thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 khác nhau - Mĩ giải quyết khủng hoảng bằng cách bằng cải cách kinh tế xã hội, thực hiện chính sách mới của Ru-dơ-ven, bao gồm các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển kinh tế, tài chính và đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước. - Nhật giải quyết bằng cách tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, phát xít hóa bộ máy thống trị, gây chiến tranh, bành trướng ra bên ngoài. Câu 21: Trình bày nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai? * Nguyên nhân - Mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau chiến tranh thế giới I trở nên sâu sắc. Hai khối đế quốc đối địch nhau Anh - Pháp - Mĩ (đồng minh) và Đức, Ý, Nhật (phát xít) hình thành. - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) làm các nước đế quốc khủng hoảng nặng nề. Chủ nghĩa phát xít thiết lập ở Đức, Ý, Nhật, âm mưu gây chiến tranh chia lạithế giới. - Thái độ nhượng bộ của Anh-Pháp-Mĩ tạo cơ hội cho Đức châm ngòi chiến tranh. - HẾT