Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 1 Địa lí Lớp 11 - Năm học 2022-2023

docx 14 trang Hàn Vy 02/03/2023 4501
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 1 Địa lí Lớp 11 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_dia_li_lop_11_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 1 Địa lí Lớp 11 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN ĐỊA LÍ A. KIẾN THỨC CƠ BẢN Vấn đề 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI I. Sự phân chia thế giới thành các nhóm nước - Trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, trình độ phát triển và được chia làm 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển. + Các nước đang phát triển thường có GDP/ người thấp, nợ nước ngoài nhiều, HDI thấp. + Các nước phát triển thì ngược lại. - Một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hoá và đạt được trình độ nhất định về công nghiệp gọi chung là các nước công nghiệp mới (NICs) như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. - GDP bình quân đầu người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển. - Trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế : + Các nước phát triển khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, thấp nhất là nông nghiệp. + Các nước đang phát triển thì tỉ trọng của nông nghiệp cao nhất, thấp nhất là khu vực dịch vụ. - Tuổi thọ trung bình của các nước phát triển (TB:76) cao hơn các nước đang phát triển (TB: 65). - Chỉ số HDI các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển. III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. - Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỉ XXI, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại xuất hiện. - Đặc trưng: bùng nổ công nghệ cao. + Dựa vào thành tựu KH mới với hàm lượng tri thức cao + Bốn công nghệ trụ cột:Công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. → Tác dụng: thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, đông thời hình thành nền kinh tế tri thức – nền kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao Vấn đề 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ I. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế. - Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, khoa học, Toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới. 1. Toàn cầu hóa về kinh tế a. Thương mại phát triển: - Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao. - Hình thành tổ chức Thương mại toàn cầu WTO với 164 thành viên(2016). b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh: - Tổng giá trị đầu tư nước ngoài tăng nhanh. - Trong đó dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, nổi lên là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm c. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng: - Hình thành mạng lưới liên kết tài chính. - Các tổ chức tài chính toàn cầu : quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế - xã hội thế giới. d. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn - Số lượng ngày càng nhiều, phạm vi hoạt động rộng lớn. - Nắm trong tay khối lượng tài sản lớn, chi phối mạnh mẽ các hoạt động kinh tế của nhân loại. 2. Hệ quả của toàn cầu hóa - Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế. - Thách thức: gia tăng khoảng cách giàu nghèo; cạnh tranh giữa các nước.
  2. II. Xu hướng khu vực hoá kinh tế. 1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. - Nguyên nhân: do phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên thế giới, những quốc gia tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích. - Các tổ chức liên kết khu vực: NAFTA, EU, ASEAN, APEC 2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế - Thời cơ: vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo nên sự tăng trưởng kinh tế, tăng tự do thương mại, đầu tư, bảo vệ lợi ích KT các nước thành viên; tạo những thị trường rộng lớn, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế. - Thách thức: quan tâm giải quyết vấn đề như chủ quyền kinh tế, quyền lực quốc gia. Vấn đề 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH CHẤT TOÀN CẦU I. Dân số. 1. Bùng nổ dân số - Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỷ XX. Năm 2018 là 7,7 tỉ người. - Dân số bùng nổ hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển (chiếm 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới). - Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống. 2. Già hóa dân số - Dân số thế giới đang có xu hướng già đi: + Tỉ lệ người 65 tuổi tăng. + Tuổi thọ TB TG ngày càng tăng - Hậu quả của cơ cấu dân số già: + Thiếu nguồn lao động trong tương lai. + Chi phí phúc lợi cho người già tăng. + Thiếu diện tích đất ở. + Tỉ suất sinh giảm. II. Môi trường. 1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn - Lượng CO2 tăng → hiệu ứng nhà kính tăng → nhiệt độ Trái Đất tăng. - Khí thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt → mưa axit → tầng ôdôn mỏng và thủng. 2. Ô nhiễm môi trường nước ngọt, biển và đại dương - Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa xử lí đổ trực tiếp vào sông hồ → ô nhiễm → thiếu nước sạch. - Chất thải công nghiệp chưa xử lí → đổ trực tiếp vào sông biển, đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu 3. Suy giảm đa dạng sinh học - Khai thác thiên nhiên quá mức làm cho sinh vật bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng . Hậu quả là làm đi mất nhiều loài SV, gen di truyền, thực phẩm, thuốc, nguyên liệu sản xuất III. Một số vấn đề khác. - Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố trở thành mối đe dọa trực tiếp tới ổn định hòa bình của thế giới. + Nạn khủng bố: sử dụng thành tựu khoa học công nghệ để thực hiện ( vũ khí sinh hoá học, chất nổ, phá hoại mạng vi tính ) + Hoạt động kinh tế ngầm: buôn lậu vũ khí, rửa tiền - Để giải quyết các vấn đề trên cần phải có sự hợp tác tích cực giữa các quốc gia và toàn thể cộng đồng quốc tế.
  3. Vấn đề 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI I. Một số vấn đề về tự nhiên - Khí hậu: Khô nóng - Cảnh quan chủ yếu: Hoang mạc, bán hoang mạc, xavan. - Tài nguyên: + Giàu tài nguyên khoáng sản như dầu mỏ, kim cương, crom, khí tự nhiên, vàng, sắt + Rừng chiếm diện tích ít phân bố chủ yếu quanh vùng xích đạo: rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm, rừng cận nhiệt đới khô, xa van và xa van – rừng. Tuy nhiên sự khai thác tài nguyên quá mức làm cho tài nguyên bị cạn kiệt, nhiều khu vực bị hoang hoá Giải pháp: Cần khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên và áp dụng các biện pháp thuỷ lợi. II. Một số vấn đề về dân cư và xã hội. - Tỉ suất gia tang dân số tự nhiên cao nên dân số tăng rất nhanh. - Tuổi thọ trung bình thấp. - Là châu lục được biết đến với nhiều dịch bệnh đặc biệt là HIV - Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục chưa đk xoá bỏ - Xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật. Cần sự giúp đỡ của thế giới về y tế, giáo dục, lương thực chống đói nghèo và bệnh tật. III. Một số vấn đề kinh tế. - Đa số các nước Châu Phi là những nước nghèo, kinh tế kém phát triển. → Nguyên nhân: + Hậu quả của sự thống trị lâu dài chủ nghĩa thực dân . + Xung đột sắc tộc, chính phủ yếu kém, . + Trình độ dân trí thấp - Bên cạnh đó, nền KT châu Phi cũng đang thay đổi tích cực. Vấn đề 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH I. Một số vấn đề về tự nhiên, dân cư và xã hội. 1. Tự nhiên - Cảnh quan: rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ẩm, xa van - Nhiều loại kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu - Tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới. =>Tài nguyên thiên nhiên giàu có nhưng đại bộ phận dân cư không được hưởng quyền lợi này. 2. Dân cư và xã hội - Dân cư còn nghèo đói. - Thu nhập giữa người giàu và nghèo có sự chênh lệch rất lớn. - Đô thị hóa tự phát → đời sống dân cư khó khăn => ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết vấn đề xã hội và phát triển kinh tế. II. Một số vấn đề về kinh tế. - Đa số các nước có tốc độ phát triển kinh tế không đều. - Kinh tế phát triển chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài. - Nợ nước ngoài lớn. - Nguyên nhân: + Tình hình chính trị không ổn định. + Các thế lực bảo thủ cản trở sự phát triển xã hội. + Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ. - Hiện nay, các quốc gia Mĩ Latinh tập trung củng cố bộ máy nhà nước, phát triển giáo dục, cải cách kinh tế, quốc hữu hoá 1 số ngành kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá đất nước
  4. Vấn đề 6: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. 1. Tây Nam Á - Diện tích: 7 triệu km² - Dân số: 313 triệu người (2005). a. Vị trí địa lý: Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu. Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự. b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: - Khí hậu: nói chung khô, vai trò của biển không đáng kể. Cảnh quan khô hạn có sự phân hoá. - Thuỷ văn: mạng lưới sông thưa, ngắn, ít nước. - Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ tập trung quanh vịnh Pec-xich. c. Đặc điểm xã hội: - Nơi ra đời nhiều tôn giáo, nền văn minh. - Hiện nay đa số dân cư theo đạo Hồi nhưng bị chia rẽ thành nhiều giáo phái mất ổn định. 2. Trung Á - Diện tích: 5,6 triệu km². - Số dân: > 60 triệu người. a. Vị trí địa lý: - Nằm ở trung tâm châu Á, không tiếp giáp biển hay đại dương nào, án ngữ trên con đường tơ lụa. Có vị trí chiến lược về quân sự, kinh tế. - Bao gồm các nước: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Mông cổ, b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên: - Khí hậu khô hạn. Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên. - Thuỷ văn: thưa thớt, có 2 hồ lớn: Aran, Bankhat. - Khu vực giàu có về tài nguyên: dầu mỏ, khí tự nhiên, than, đồng, uranium c. Đặc điểm xã hội: Là khu vực đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân theo đạo đạo Hồi cao (trừ Mông Cổ). Là nơi giao thoa của văn hoá phương Đông và phương Tây. II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á 1. Vai trò cung cấp cấp dầu mỏ - Tây Nam Á và Trung Á đều có trữ lượng dầu mỏ lớn, chiếm hơn 50% TG. - Là nơi xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. - Trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc. 2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố - Nguyên nhân: + Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên. + Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài, tôn giáo cực đoan. - Thể hiện: xung đột dai dẳng của người Ả- rập và người Do Thái. - Hậu quả: tình trạng đói nghèo ngày càng tăng.
  5. B.MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC Câu 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia là yếu tế để phân chia ra các A. nhóm nước Xã hội chủ nghĩa và nhóm nước Tư bản chủ nghĩa. B. nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển. C. nhóm nước có dân số tăng nhanh và nhóm nước có dân số táng chậm. D. nhóm nước đang phát triển, nhóm nước công nghiệp mới. Câu 2: Hiện nay, trên Thế giới có quốc gia và vùng lãnh thổ A. hơn 200 B. dưới 200 C. trên 200 D. khoảng 200 Câu 3: Hàng xuất khẩu, nhập khẩu của các nước đang phát triển chủ yếu là A. xuất khẩu: máy móc công nghệ cao. Nhập khẩu: nguyên nhiên liệu. B. xuất khắu: trang thiết bị CN hiện đại. Nhập khẩu: máy móc, công cụ lao dộng. C. xuất khẩu: nguyên, nhên liệu, nông sản thô. Nhập khẩu: máy móc thiết bị.D.xuất khẩu: xe hơi, máy bay, vũ khí. Nhập khẩu: nguyên liệu, năng lượng. D. xuất khẩu: xe hơi, máy bay, vũ khí. Nhập khẩu: nguyên liệu, năng lượng Câu 4: Các nước công nghiệp mới được viết tắt tiếng Anh là A. OECD. B. ASEAN. C. NICs. D. G7. Câu 5: Nước nào dưới đây thuộc các nước công nghiệp mới (NICs)? A. Hoa Kì, Nhật Bản, Pháp B. Pháp, Bô-li-vi-a, Việt Nam C. Ni-giê-ri-a, Xu-đăng, Công-gô D. Hàn Quốc, Bra-xin, Ác-hen-ti-na Câu 6: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước phát triển? A. Đầu tư ra nước ngoài nhiều B. Dân số đông và tăng nhanh C. GDP bình quân đầu người cao D. Chỉ số phát triển ccon người ở mức cao Câu 7: Điểm khác biệt trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nhóm nước phát triển so với nhóm nước đang phát triển là: A. Tỉ trọng khu vực III rất cao B. Tỉ trọng khu vực II rất thấp C. Tỉ trọng khu vực I còn cao D. Cân đối về tỉ trọng giữa các khu vực Câu 8: Ý nào sau đây không thể hiện tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại: A. Làm chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu việc làm B. Làm xuất hiện nhiều ngành mới C. làm thay đổi nền kinh tế D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế Câu 9: Các tiêu chí nào sau đây biểu hiện trình độ phát triển kinh tế của các nước phát triển? A. Tỉ trọng GDP/người cao. B. GDP khu vực dịch vụ cao trong cơ cấu kinh tế. C. Tỉ trọng cơ cấu lao động khu vực nông nghiệp nhỏ bé. D. Cả 3 tiêu chí trên. Câu 10: Biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển không bao gồm
  6. A. Nợ nước ngoài nhiều B. GDP bình quân đầu người thấp C. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao D. Chỉ số phát triển con người ở mức thấp Câu 11: Căn cứ để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước A. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế. B. đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội. C. trình độ phát triển kinh tế - xã hội. D. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển xã hội. Câu 12: Ngành nào đòi hỏi nhiều chất xám nhất trong các ngành sau A. Chế biến thực phẩm. B. Luyện kim màu. C. Sản xuất phần mềm. D. Chế biến dầu mỏ. Câu 13: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa nhóm nước phát triển với đang phát triển là A. Thành phần chủng tộc và tôn giáo. B. Quy mô dân số và cơ cấu dân số. C. Trình độ khoa học – kĩ thuật. D. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Câu 14: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành từ: A. trong suốt thế kỷ XXI. B. giữa thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. C. trong suốt thế kỷ XX D. cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI Câu 15: Bốn công nghệ trụ cột của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại A. công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. B. công nghệ hóa học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. C. công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu. D. công nghệ điện tử, công nghệ tin học, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin. Câu 16: Đặc trưng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại A. làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao. B. sản xuất hoàn toàn bằng máy móc. C. tạo sự ra đời của nền tri thức. D. thực hiện sản xuất đại cơ khí và tự động hóa cục bộ. Câu 17: . Phân biệt các nước phát triển và đang phát triển dựa vào các chỉ số như: A. GDP bình quân theo đầu người và chỉ số HDI. B. GDP bình quân theo đầu người, chỉ số HDI và FDI. C. GDP bình quân theo đầu người, chỉ số HDI và tổng GDP. D. GDP bình quân theo đầu người, chỉ số FDI, HDI và tuổi thọ trung bình. Câu 18: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện GDP/người của các nước Thụy ĐIển, Hoa Kì, Ấn Độ, Ê- ti-ô-pi-a là A. Biểu đồ cột B. Biểu đồ đường C. Biểu đồ tròn D. Biểu đồ miền Câu 19: Nhận xét nào sau đây là đúng? A. GDP/người của Hoa Kì gấp 119,6 lần của Ê-ti-ô-pi-a. B. GDP/người của THụy Điển gấp 119,6 lần của Ê-ti-ô-pi-a C. GDP/người của Thụy Điển gấp 169,1 lần của Ê-ti-ô-pi-a D. GDP/người của Hoa Kì gấp 9,6 lần của Ấn Độ Câu 20: Để phân ra nhóm nước phát triển và đang phát triển cần căn 1 cứ vào tiêu chí nào sau đây? A. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân trên đầu người.
  7. B. Tỉ trọng GDP phân theo khu vực kinh tế. C. Tỉ trọng lao động phân theo khu vực kinh tế. D. Tất cả các ý trên đúng. 1 B 6 B 11 C 16 A 2 C 7 A 12 C 17 D 3 C 8 A 13 C 18 A 4 C 9 D 14 D 19 B 5 D 10 C 15 A 20 D BÀI 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ Câu 33: Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế? A. Thương mại thế giới phát triển mạnh B. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng C. Đầu tư nước ngoài tang nhanh D. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đang bị giảm sút Câu 34: Xu hướng toàn cầu hóa không có biểu hiện nào sau đây? A. Đầu tư nước ngoài giảm nhanh. B. Thương mại thế giới phát triển mạnh. C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. D. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Câu 35: Hiện nay ở Bắc Mĩ và một số nước Tây Âu những ngành kinh tế chủ yếu dựa vào công nghệ thông tin chiếm khoảng A. từ 20% đến 30% GDP. B. từ 90% đến 100% GDP. C. từ 80% đến 90% GDP. D. từ 45% đến 50% GDP. Câu 36: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế dẫn đến mối quan hệ kinh tế giữa các nước có chung đặc điểm nào? A. Tìm cách lũng loạn nền kinh tế nước khác. B. Hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương, đa phương. C. Cố gắng bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình. D. Đều có ý đồ thao túng thị trường nước khác. Câu 37: Nhân tố giữ vai trò quyết định để một nước đang phát \ rút ngắn, đi tắt, đón đầu tiến kịp các nước phát triển là A. phát triển nguồn lao động cả sô' lượng lẫn chất lượng. B. khai thác triệt để các nguồn lực của quốc gia đang có. C. chính sách phát triển khoa học và công nghệ của quôc gia đó. D. tranh thủ được vốn và tri thức của các nước phát triển. Câu 38: Tổ chức kinh tế nào có các nước ở nhiều châu lục làm thành viên nhất? A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
  8. B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ. D. Thị trường chung Nam Mĩ. Câu 39: Tác động tích cực của quá trình toàn cầu hóa làm A. thúc đẩy tự do hóa thương mại. B. thúc đẩy kinh tế chậm phát triển. C. thúc đẩy sản xuất phát triển. D. gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Câu 40: Tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa là A. thúc đẩy sản xuất phát triển. B. tăng trưởng kinh tế toàn cầu. C. tăng cường sự hợp tác quốc tế. D. gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Câu 41: Động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế giữa các nước của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là do A. sự hợp tác, cạnh tranh giữa các nước thành viên. B. sự tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên. C. sự tự do hóa đầu tư dịch vụ trong phạm vi khu vực. D. tạo lập thị trường chung rộng lớn. Câu 42: Yêu tô nào dưới đây là đặc điểm của kinh tê tri thức? A. Các quá trình sản xuất chủ yếu: thao tác, điều khiển, kiểm soát. B. Trong cơ cấu kinh tê, công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu. C. Công nghệ chủ yếu thúc đẩy sản xuất phát triển: cơ giới hóa và chuyên mồn hóa. D. Trong cơ cấu xã hội, công nhân là chủ yếu. Câu 43: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh không phải để A. Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế B. Tăng cường đầu tư dịch vụ giữa các khu vực C. Hạn chế khả năng tự do hóa thương mại D. Bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước thành viên Câu 44: Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu là biểu hiện của A. thị trường tài chính quốc tế mở rộng. B. các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. C. đầu tư nước ngoài tăng nhanh. D. thương mại thế giới phát triển mạnh. Câu 45: Các nước nào sau đây thuộc khối thị trường chung Nam Mĩ? A. U-ru-goay, Chi-lê, Mê-hi-cô, Cô-lôm-bi-a. B. Ác-hen-ti-na, Ni-ca-ra-goa, Ha-i-ti, Ca-na-da. C. Bra-xin, Mê-hi-cô, Cô-lôm-bi-a, Cu-ba. D. Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay. Câu 46: Yêu cầu nào sau dây để xây dựng nền “Kinh tế tri thị phải cỏ? A. Lực lượng lao động có tri thức. B. Nền kinh tế công nghiệp đã phát triển cao. C. Coi trọng nền giáo dục và đào tạo. D. Tất cả các ý trên. Câu 47: Trong thời đại ngày nay yếu tố có khả năng nâng ca( kinh tế và chính tri của mỗi quốc gia là A. tài nguyên tự nhiên phong phú, lãnh thổ rộng lớn. B. lực lượng lao động đông, tiền công lao động rẻ. C. nguồn tri thức của đất nước. D. tiếp nhận nguồn đầu tư vốn, kĩ thuật của nước ngoài.
  9. Câu 48: Về lĩnh vực dân cư và nguồn lao động, ý nào sau đây k là kết quả tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật? A. Phát huy cao dộ sức sáng tạo trong lao động, nâng cao chất cuộc sống. B. Sự xung đột của các sắc tộc, tôn giáo, tranh giành quyền lực càng tăng. C. Biến đổi bộ mặt xã hội cả phong cách nội tâm con người. D. Thay đổi sự phân bố dân cư, phương thức làm việc, học tập V trí. Câu 49: Tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến xã hội là: A. Đẩy lùi nhiều bệnh tật hiểm nghèo. B. Giảm dần nạn thất nghiệp C. Giảm dần các mâu thuẫn trong xã hội. D. Giảm dần sự chênh lệch về mức sống dân cư giữa các nước, Câu 50: Trông đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ nổi lên hàng đầu là các hoạt động: A. Du lịch, ngân hàng, y tế B. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm C. Hành chính công, giáo dục, y tế D. Bảo hiểm, giáo dục, y tế Câu 51: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực thường có những nét tương đồng về A. Thành phần chủng tộc B. Mục tiêu và lợi ích phát triển C. Lịch sử dựng nước, giữ nước D. Trình độ văn hóa, giáo dục 31 B 41 A 32 C 42 A 33 D 43 C 34 A 44 A 35 A 45 D 36 B 46 D 37 C 47 C 38 A 48 B 39 C 49 A 40 D 50 B 51 B BÀI 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU Câu 1: Mặt tích cực và tiêu cực của các công ti xuyên quổc gia biểu hiện là A. vừa liên kết thông nhất thị trường thế giới vừa độc quyền kinh tế. B. vừa phân phối hàng hoá nhanh chóng, vừa nâng giá trị hàng hoá để có nhiều lợi nhuận. C. vừa chuyển giao kĩ thuật công nghệ cho các nước, vừa triệt tiêu kĩ thuật công nghệ của các nước được giao. D. vừa tranh thủ bán hàng hoá, vừa gây bất ổn cho thị trường. Câu 2: Thải vào khí quyển một lượng lớn khí thải thường là các quốc gia thuộc nhóm nước A. các nước đang phát triển. B. các nước giàu. C. các nước phát triển. D. các nước chậm phát triển.
  10. Câu 3: Bảo vệ hòa bình và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của A. toàn nhân loại. B. các nước phát triển. C. các tổ chức quốc tế. D. các quốc gia giàu có. Câu 4: Biến đổi khí hậu toàn cầu chủ yếu là do A. con người đã đổ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp vào sông hồ. B. con người đã đưa một lượng khí thải lớn vào khí quyển. C. các sự cố đắm tàu, tràn dầu vỡ ống dầu. D. các thảm họa như núi lửa, cháy rừng. Câu 5: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây có tổng GDP cao nhất? A. Diễn đàn hợp tác châu Á Thái Bình Dương (APEC). B. Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mĩ (NAPTA). C. Liên minh châu Âu (EU). D. Hiệp hội các quôc gia Đông Nam Á (ASEAN). Câu 6: Hiện nay, nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là do A. Chất thải công nghiệp chưa qua xử lí. B. Chất thải trong sản xuất nông nghiệ C. Nước xả từ các nhà máy thủy điện D. Khai thác và vận chuyển dầu mỏ. Câu 7: Một trong những biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu là A. Xuất hiện nhiều động đất B. Nhiệt độ Trái Đất tăng C. Bang ở vùng cực ngày càng dày D. Núi lửa sẽ hình thành ở nhiều nơi Câu 8: Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu ở A. các nước đang phát triển. B. các nước công nghiệp mới. C. các nước phát triển. D. khu vực châu Phi. Câu 9: Theo Liên hiệp quốc, hiện có hơn 1 tỉ người của các nước đang phát triển đang trong tình trạng A. thiếu ăn. B. bị bệnh hiểm nghèo. C. thiếu nước sạch. D. thất học Câu 10: Việc dân số thế giới tăng nhanh đã A. Thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế B. Làm cho tài nguyên suy giảm và ô nhiễm môi trường C. Thúc đẩy gió dục và y tế phát triển D. Làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng tăng Câu 11: Nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên là do sự gia tăng chủ yếu của chất khí nào trong khí quyển? A. O3 B. CH4 C. CO2 D. N2O Câu 12: Một trong những biểu hiện của dân số thế giới đang có xu hướng già đi là A. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng cao B. Số người trong độ tuổi lao đông rất đông C. Tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao D. Tuổi thọ của nữ giới cao hơn nam giới Câu 13: Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính là A. sự gia tăng khí CO2 trong khí quyển. B. khí thải CFCs quá nhiều trong khí quyển. C. tầng ô dôn mỏng dần và thủng ở Nam cực. D. chất thải ra môi trường không qua xử lý. Câu 14: Khu vực tập trung nhiều người cao tuổi nhất thế giới hiện nay là
  11. A. Tây Âu. B. Bắc Mĩ. C. Tây Á. D. Châu Đại Dương. Câu 15: Một trong những vấn đề mang tính toàn cầu mà nhân loại đang phải đối mặt là A. Mất cân bằng giới tính B. Ô nhiễm môi trường C. Cạn kiệt nguồn nước ngọt D. Động đất và núi lửa Câu 16: Ý nào dưới đây không phải là hệ quả toàn cầu hoá kinh tế? A. Thúc đẩy sản xuất thế giới phát triển. B. Phân công lao động quốc tế sâu và rộng, C. Tăng đầu tư nước ngoài. D. Giá cả hàng xuất khẩu của mỗi nước sẽ tăng có lợi cho các nước Câu 17: Dân số thế giới tăng nhanh vào khoảng thời gian nào? A. Cuối thế kỉ XIX. B. Nửa sau thế kỉ XX. C. Cuối thế kỉ XX. D. Cuối thế kỉ XXI. Câu 18: Dân sô thê giới tăng nhanh dẫn đên bùng nô dân so xảy ra ( giai đoạn nào sau đây? A. Vào nửa dầu thế kỉ XX. B. Vào những năm cuối thế kỉ XX. C. Vào nửa sau thế kỉ XX D. Vào đầu thế kỉ XXI. Câu 19: Trong các ngành sau, ngành nào đã đưa khí thải vào khí quyển nhiều nhất? A. Nông nghiệp B. Công nghiệp C. Xây dựng D. Dịch vụ Câu 20: Sự hợp tác giữa các công ti thuộc nhiều quốc gia khác nhí để tạo nên một sản phẩm đó là biểu hiện của A. sự lũng đoạn kinh tế của các công ti xuyên quốc gia. B. sự phân công lao động quốc tế càng rộng và sâu. C. sự phụ thuộc lẫn nhau về khoa học công nghệ. D. khu vực hoá kinh tế. 1 A 11 C 2 C 12 C 3 A 13 A 4 B 14 A 5 A 15 B 6 A 16 D 7 B 17 B 8 A 18 C 9 A 19 B 10 B 20 B BÀI 5: CHÂU PHI- MĨ LA TINH- CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á Câu 1: Nhận xét không đúng về nguyên nhân làm cho Châu Phi còn nghèo là A. sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân B. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao, dân trí thấp C. xung đột sắc tộc triền miên, còn nhiều hủ tục D. Nghèo tài nguyên khoáng sản
  12. Câu 2: Đặc điểm nền kinh tế của các nước Tây Nam Á và Trung Á có điểm giống nhau về cơ cấu kinh tế là: A. cân đối giữa các ngành công - nông nghiệp và dịch vụ. B. nặng về dịch vụ và nông nghiệp. C. nặng về nông nghiệp và công nghiệp. D. công nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng cao và mang lại nhiêu lợi tức nhất. Câu 3: Điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên của các nước Tây Nam Á và Trung Á là A. địa hình phần lớn là núi cao, rừng rậm, đồng bằng rộng lớn. B. địa hình phần lớn là núi đá, hoang mạc, đất trồng hiếm, C. địa hình chủ yếu là đồng bằng và hoang mạc xen kẽ. D. địa hình chủ yếu là các hồ băng hà, ốc đảo, hoang mạc. Câu 4: Để phát triển nông nghiệp, giải pháp cấp bách đối với đa số các quốc gia ở châu Phi là A. Mở rộng mô hình sản xuất quảng canh. B. Khai hoang để mở rộng diện tích đất trồng trọt. C. Tạo ra các giống cây có thể chịu được khô hạn. D. Áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn. Câu 5: Đất đai ở ven các hoang mạc, bán hoang mạc ở châu Phi, nhiều nơi bị hoang mạc hóa là do A. Khí hậu khô hạn. B. Quá trình xói mòn, rửa trôi xảy ra mạnh. C. Rừng bị khai phá quá mức. D. Quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ. Câu 6: Nguyên nhân chính làm cho nền kinh tế châu Phi kém phát triển: A. Nghèo tài nguyên thiên nhiên. B. Thiếu lao động có trình độ C. Khủng bố chính trị. D. Thiếu khả năng quản lí nền kinh tế. Câu 7: Nguyên nhân chính làm cho hoang mạc, bán hoang mạc và xa van là cảnh quan phổ biến ở châu Phi là do A. Địa hình cao B. Khí hậu khô nóng. C. Hình dạng khối lớn D. Các dòng biển lạnh chạy ven bờ. Câu 8: Vùng núi nổi tiếng nhất ở Mĩ Latinh là A. Anđét. B. Anpơ. C. Antai. D. Coocdie. Câu 9: Việc khai thác khoáng sản ở châu Phi đã A. Nhanh chóng tàn phá môi trường. B. Làm tăng diện tích đất trồng trọt. C. Giữ được nguồn nước ngầm. D. Thúc đẩy nhanh quá trình phong hóa đất. Câu 10: Dân cư nhiều nước Mĩ La tinh còn nghèo đói không phải là do A. Tình hình chính trị không ổn định B. Hạn chế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động C. Phụ thuộc vào các công ti tư bản nước ngoài D. Phần lớn người dân không có đất canh tác Câu 11: Nguyên nhân chính dẫn đến xung đột dai dẳng giữa Ixraen và Palextin là A. tranh giành nguồn nước và đất đai. B. bất đồng về tôn giáo và các tổ chức cực đoan. C. tranh giành khai thác tài nguyên dầu mỏ. D. sự can thiệp của thế lực bên ngoài. Câu 12: Những thách thức lớn đối với châu Phi hiện nay là
  13. A. Cạn kiệt tài nguyên , thiếu lực lượng lao động B. Già hóa dân số, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp C. Trình độ dân chí thấp, đói nghèo, bệnh tật, xung đột D. Các nước cắt giảm viện trợ, thiếu lực lượng lao động Câu 13: Tây Nam Á có nguồn dầu khí tập trung nhiều ở khu vực A. phía tây. B. phía đông. C. ven biển Caxpi. D. ven vịnh Pecxich. Câu 14: Nhân tố quan trọng làm cho Mĩ La tinh có thế mạnh trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới là A. Thị trường tiêu thụ B. Có nhiều loại đất khác nhau C. Có nhiều cao nguyên D. Có khí hậu nhiệt đới Câu 15: Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á và Trung Á A. Đều nằm ở vĩ độ rất cao B. Đều có khí hậu khô hạn, có tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên C. Đều có khí hậu nóng ẩm, giàu tài nguyên rừng. D. Đều có khí hậu lạnh, giàu tài nguyên thủy sản Câu 16: Châu Phi có tỉ lệ người HIV cao nhất thế giới là do: A. Có ngành du lịch phát triển. B. Trình độ dân trí thấp. C. Xung đột sắc tộc. D. Nhiều hủ tục chưa được xóa bỏ. Câu 17: Đặc điểm nổi bật nào của dân cư Mĩ Latinh hiện nay? A. Tốc độ gia tăng dân số thấp. B. Phân bố dân cư đồng đều. C. Tỉ lệ dân thành thị cao. D. Tỉ lệ dân nông thôn cao. Câu 18: Trung Á có nền văn hóa phong phú, tiếp thu cả giá trị văn hóa của phương Đông và phương Tây nhờ vào A. giáp Trung Quốc và Liên Bang Nga. B. có con đường tơ lụa đi qua. C. giáp Ấn Độ và Đông Âu. D. giao thông thuận lợi. Câu 19: Phần lớn dân cư Tây Nam Á theo đạo A. Thiên chúa giáo. B. Phật giáo. C. Hồi. D. Do Thái. Câu 20: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư Châu Phi? A. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất thế giới B. Số trẻ sơ sinh bị tử vong ngày càng giảm C. Có số dân đông D. Dân số đang già hóa Câu 21: Nguồn tài nguyên quan trọng nhấ ở khu vực Tây Nam Á là A. Than và uranium B. Dầu mỏ và khí tự nhiên C. Sắt và dầu mỏ D. Đồng và kim cương Câu 22: Mĩ la tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển A. cây lương thực, cây công nghiệp nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ. B. cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc. C. cây lương thực, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ. D. cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi đại gia súc. Câu 23: Ở Mĩ La tinh, các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn diện tích đất canh tác là do A. Cải cách ruộng đất không triệt để B. Không ban hành chính sách cải cách ruộng đất C. Người dân ít có nhu cầu sản xuất nông nghiệp
  14. D. Người dân tự nguyện bán đất cho các chủ trang trại Câu 24: Trung Á thừa hưởng nhiều giá trị văn hóa của cả phương Đông và phương Tây do: A. Ớ vị trí cầu nôi giữa châu Á - châu Âu. B. Nằm trên đường di cư của nhiều dân tộc. C. Có “con đường tơ lụa” đi qua. D. Có hai tôn giáo lớn của thế giới là Thiên chúa giáo và Hồi giáo. Câu 25: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến nhiều tổ chức tôn giáo, chính trị cực đoan tăng cường hoạt động ở Tây Nam Á và Trung Á? A. Có dầu mỏ và vị trí địa - chính trị quan trọng. B. Có dầu mỏ và Hồi giáo cực đoan. C. Đa sắc tộc và đa tôn giáo. D. Tranh giành đất đai và nguồn nước ngọt. Câu 26: Mĩ La tinh có tỉ lệ dân cư đô thị rất cao (năm 2013, gần 70%), nguyên nhân chủ yếu là do A. Chiến tranh ở các vùng nông thôn B. Công nghiệp phá triển với tốc độ nhanh C. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố làm D. Điều kiện sống ở thành phố của Mĩ La tinh rất thuận lợi 1 12 23 2 13 25 3 14 26 4 15 5 16 6 17 7 18 8 19 9 20 10 21 11 22