Đề cương ôn tập học kỳ II môn Địa lí Lớp 11 - Năm học 2019-2020

pdf 4 trang thaodu 7430
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Địa lí Lớp 11 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_dia_li_lop_11_nam_hoc_2019_202.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Địa lí Lớp 11 - Năm học 2019-2020

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020 MÔN ĐỊA LÍ 11 BÀI 9. NHẬT BẢN Câu 1. Địa hình chủ yếu của Nhật Bản là A. đồi núi. B. cao nguyên. C. đồng bằng. D. đầm lầy. Câu 2. Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây? A. Đông Á. B. Nam Á. C. Bắc Á. D. Tây Á. Câu 3. Đặc điểm khí hậu ở phía nam Nhật Bản là A. ôn đới hải dương. B. ôn đới gió mùa. C. cận nhiệt gió mùa. D. nhiệt đới gió mùa. Câu 4. Biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do A. thường xuyên có bão và sóng thần. B. có diện tích rộng và nhiều vực sâu. C. nằm ở vĩ độ cao nên có nhiệt độ cao. D. có dòng biển nóng và lạnh gặp nhau. Câu 5. Vấn đề dân số đáng quan tâm hiện nay ở Nhật Bản là A. Tốc độ gia tăng hàng năm thấp. B. Thanh niên Nhật bản kết hôn muộn. C. Phụ nữ Nhật ít tham gia lao động. D. Tỷ lệ người già cao và đang tăng nhanh. Câu 6. Nguyên nhân cơ bản nào làm cho nền kinh tế Nhật Bản hiện nay vẫn luôn đứng hàng đầu thế giới? A. Người dân cần cù, tự giác và trách nhiệm cao. B. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp. C. Phát triển các ngành then chốt từng giai đoạn. D. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng. Câu 7. Nhật Bản thường xuyên chịu ảnh hưởng của động đất và núi lửa, do A. địa hình chủ yếu là núi lửa, ít đồng bằng. B. đất nước quần đảo, có nền không ổn định. C. nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương. D. gần kề các vực sâu nhất của đại dương. Câu 8. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Nhật Bản ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp là A. bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh. B. khí hậu phân hóa từ bắc xuống nam. C. nghèo khoáng sản, phân bố rải rác. D. nhiều đảo lớn, nhỏ nằm cách xa nhau. BÀI 10. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Người Hán chiếm khoảng bao nhiêu % dân số Trung Quốc? A. 60%. B. 70%. C. 80%. D. 90%. Câu 2. Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa đất nước từ năm A. 1978. B. 1979. C. 1986. D. 1988. Câu 3. Con sông nào là ranh giới tự nhiên giữa LB Nga và Trung Quốc? A. Hoàng Hà. B. Trường Giang. C. Tây Giang. D. Hắc Long Giang. Câu 4. Trung tâm công nghiệp lớn ở miền Tây Trung Quốc là A. Bao Đầu. B. Urumsi. C. Lan Châu. D. Thành Đô. Câu 5. Đặc điểm địa hình miền Đông Trung Quốc là A. đồng bằng, đồi núi thấp. B. núi, cao nguyên xen lẫn các bồn địa. C. các đồng bằng châu thổ rộng lớn. D. đồi núi thấp, cao nguyên, đồng bằng, bồn địa. Câu 6. Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì A. tập trung nhiều dân tộc thiểu số. B. có điều kiện tự nhiên thuận lợi. C. giàu khoáng sản, ít thiên tai. D. không có lũ lụt đe dọa hằng năm. Câu 7. Miền Tây Trung Quốc hình thành các vùng hoang mạc, bán hoang mạc rộng lớn là do A. ảnh hưởng của núi ở phía đông. B. có diện tích quá lớn, ít mưa. C. khí hậu ôn đới hải dương, ít mưa. D. khí hậu lục địa, khắc nghiệt. Câu 8. Các tài nguyên chính của miền Tây Trung Quốc là A. đất trồng, rừng, thủy năng. B. rừng, đồng cỏ, khoáng sản. C. rừng, khoáng sản, thủy năng. D. đồng cỏ, khoáng sản, đất trồng. Câu 9. Loại nông sản của Trung Quốc đứng đầu thế giới là A. lương thực, bông, thịt lợn. B. củ cải đường, lúa mì, thịt bò. C. mía, củ cải đường, lúa gạo. D. thịt bò, thuốc lá, chè. Câu 10. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %) Năm 1985 1995 2004 2010 2015 Xuất khẩu 39,3 53,5 51,4 53,1 57,6 Biên soạn: Nguyễn Hải Dương – Trường THPT Nguyễn Trãi Trang 1/4
  2. Nhập khẩu 60,7 46,5 48,6 46,9 42,4 Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2015? A. Tỉ trọng xuất khẩu tăng liên tục qua các năm. B. Tỉ trọng nhập khẩu giảm liên tục qua các năm. C. Tỉ trọng xuất khẩu nhìn chung có xu hướng tăng. D. Trung Quốc luôn nhập siêu. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Đặc điểm dân cư và xã hội Trung Quốc. Câu 2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông Trung Quốc. Câu 3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Tây Trung Quốc. Câu 4. Cho bảng số liệu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1985 – 2015 (Đơn vị: Tỉ USD) Năm 1985 1995 2004 2010 2015 Tổng sản phẩm trong ước 239 697,6 1649,3 6040 10866 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2015. b. Nhận xét và giải thích. BÀI 11. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Đông Nam Á bao gồm bao nhiêu quốc gia? A. 9. B. 10. C. 11. D. 12. Câu 2. Diện tích khu vực Đông Nam Á là A. 4,5 triệu km2. B. 7,0 triệu km2. C. 5,4 triệu km2. D. 5,6 triệu km2. Câu 3. Đông Nam Á lục địa có khí hậu chủ yếu là A. nhiệt đới gió mùa. B. cận nhiệt đới gió mùa. C. xích đạo nóng ẩm. D. nhiệt đới lục địa. Câu 4. Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập vào năm A. 1967. B. 1977. C. 1995. D. 1997. Câu 5. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm A. 1967. B. 1984. C. 1995. D. 1997. Câu 6. Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á không giáp biển? A. Mianma. B. Thái Lan. C. Lào. D. Campuchia. Câu 7. Con sông dài nhất Đông Nam Á là A. Mê Nam. B. Mê Công. C. Iraoađi. D. Xaluen. Câu 8. Đông Nam Á có vị trí cầu nối giữa hai lục địa nào? A. Á- Âu và Ôxtrâylia. B. Á- Âu và Phi. C. Phi và Nam Mỹ. D. Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Câu 9. Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì A. tập trung nhiều loại khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, B. bao gồm một hệ thống bán đảo, đảo và quần đảo đan xen. C. đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế. D. có vị trí cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a. Câu 10. Ý nào sau đây không phải là thách thức đối với ASEAN? A. Đô thị hóa nhanh làm nảy sinh các vấn đề xã hội phức tạp. B. Vấn đề tôn giáo, sự hòa hợp dân tộc trong mỗi quốc gia. C. Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực. D. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường hợp lí. Câu 11. Ngành công nghiệp điện tử phát triển mạnh ở nhiều nước Đông Nam Á do A. có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. B. có thị trường tiêu thụ trong khu vực rộng lớn. C. phần lớn lao động có chuyên môn kĩ thuật cao. D. liên doanh với các hãng nổi tiếng nước ngoài. Câu 12. Cây cà phê, caosu, hồ tiêu được trồng nhiều ở Đông Nam Á chủ yếu là do A. có khí hậu nóng ẩm, đất badan màu mỡ. B. nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm. C. thị trường rộng lớn, ngày càng mở rộng. D. đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào. Câu 13. Việc trồng lúa gạo ở khu vực Đông Nam Á chủ yếu để A. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. B. giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân. C. tạo ra mặt hàng xuất khẩu chủ lực thu ngoại tệ. D. cung cấp nguồn thức ăn phát triển chăn nuôi. Biên soạn: Nguyễn Hải Dương – Trường THPT Nguyễn Trãi Trang 2/4
  3. Câu 14. Công nghiệp Đông Nam Á không phát triển theo hướng nào sau đây? A. Tăng cường liên doanh với nước ngoài. B. Chú trọng sản xuất hàng để xuất khẩu. C. Phát triển ngành lắp ráp ôtô, xe máy. D. Tập trung phát triển công nghiệp vũ trụ. Câu 15. Chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á chủ yếu là do A. thiếu vốn, cơ sở thức ăn chưa đảm bảo. B. công nghiệp chế biến chưa phát triển. C. nhu cầu thị trường khu vực không cao. D. thiên tai, dịch bệnh đe dọa diện rộng. Câu 16. Thách thức lớn của ASEAN là A. tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm mạnh. B. chưa kiểm soát được sự bùng nổ dân số. C. vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm. D. trình độ phát triển kinh tế còn chênh lệch. Câu 17. Trở ngại lớn trong phát triển xã hội của ASEAN là A. tỉ lệ gia tăng dân số rất cao. B. trình độ lao động không cao. B. vẫn còn tình trạng đói nghèo. C. có nạn cháy máu chất xám. Câu 18. Thách thức về mặt xã hội cần ASEAN nỗ lực giải quyết là A. sự hòa hợp tôn giáo trong mỗi quốc gia. B. hệ thống giáo dục quá tải nghiêm trọng. C. tình trạng thất nghiệp phổ biến ở đô thị. D. chưa kiểm soát được sự bùng nổ dân số. Câu 19. Mục tiêu tổng quát của ASEAN là A. đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển. B. phát triển kinh tế, văn hoá và tiến bộ xã hội của các quốc gia thành viên. C. xây dựng một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. D. giải quyết sự khác biệt về văn hóa, chính trị giữa các nước thành viên. Câu 20. Cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của ASEAN là A. thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. B. đầu tư phát triển ngành giáo dục và đào tạo. C. xây dựng hạ tầng theo hướng hiện đại hóa. D. tạo dựng môi trường hoà bình, ổn định. Câu 21. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á thay đổi theo hướng A. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. B. giảm tỉ trọng khu vực I và II, tăng tỉ trọng khu vực III. C. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III. D. tăng tỉ trọng khu vực Ivà II, giảm tỉ trọng khu vực III. Câu 22. Các cây trồng chủ yếu ở các nước Đông Nam Á là A. lúa gạo, khoai tây, ô liu, hồ tiêu, dừa. B. lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa. C. lúa mì, cà phê, cao su, hồ tiêu, ô liu. D. lúa mì, ô liu, chè, củ cải đường, dừa. Câu 23. Điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á? A. khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc. B. khí hậu nóng ẩm, nhiều đồng bằng rộng lớn, nguồn nước ngầm dồi dào. C. khí hậu nóng khô, nhiều đồng bằng rộng lớn, nguồn nước ngầm dồi dào. D. khí hậu nóng khô, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc. Câu 24. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI (Đơn vị: Triệu tấn) Năm 1985 1995 2013 Đông Nam Á 3,4 4,9 9,0 Thế giới 4,2 6,3 12,0 Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sản lượng cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 1985 – 2013 là A. biểu đồ cột. B. biểu đồ đường. C. biểu đồ kết hợp. D. biểu đồ miền. Câu 25. Cho bảng số liệu: GDP THEO GIÁ HIỆN HÀNH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (Đơn vị: tỉ USD) Năm 2000 2005 2010 2012 2014 2016 Cam-pu-chia 3,6 6,6 11,2 14,0 16,8 20,0 Xin-ga-po 91,5 127,4 199,6 289,3 284,6 305,0 Việt Nam 31,2 57,6 115,9 156,7 186,2 205,3 Nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh GDP theo giá hiện hành của một số quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2000 - 2016? A. Xin-ga-po luôn cao nhất và tăng liên tục. B. Xin-ga-po tốc độ tăng GDP nhanh nhất. C. Việt Nam tăng liên tục và nhanh nhất. D. Cam-pu-chia luôn thấp, tăng chậm nhất. Biên soạn: Nguyễn Hải Dương – Trường THPT Nguyễn Trãi Trang 3/4
  4. Câu 26. Cho bảng số liệu: GDP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Tỉ USD) Năm 1985 1995 2004 2010 2014 Trung Quốc 239 697,6 1649,3 6040 10701 Thế giới 12360 29357,4 40887,8 65648 78037 Nhận xét nào sau đây là đúng từ bảng số liệu trên? A. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới tăng giảm không ổn định. B. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới ngày càng tăng. C. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới có xu hướng giảm. D. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới hầu như không thay đổi. Câu 27. Cho bảng số liệu: GDP/NGƯỜI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ASEAN NĂM 2013 (Đơn vị: USD/người) Quốc gia GDP/người Quốc gia GDP/người Bru-nây 38563 Phi-lip-pin 2765 Cam-pu-chia 1007 Thái Lan 5779 Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện GDP/người của một số quốc gia ASEAN năm 2013 là A. biểu đồ tròn. B. biểu đồ đường. C. biểu đồ cột. D. biểu đồ miền. Câu 28. Cho bảng số liệu: XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA PHI-LIP-PIN, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 (Đơn vị: Tỷ USD) Năm 2010 2012 2014 2015 Xuất khẩu 69,5 77,1 82,2 82,3 Nhập khẩu 73,1 85,2 92,3 101,9 Nhận xét nào sau đây đúng về cán cân xuất, nhập khẩu của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015? A. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều xuất siêu. B. Giá trị nhập siêu năm 2015 nhỏ hơn năm 2014. C. Giá trị nhập siêu năm 2010 lớn hơn năm 2012. D. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều nhập siêu. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Nêu đặc điểm vị trí địa lý và lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á. Vị trí tiếp giáp với biển và đại dương có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực? Câu 2. Trình bày mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN. Câu 3. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 (Đơn vị: Triệu tấn) Năm 2011 2013 2014 2015 Đông Nam Á 33,6 40,1 42,1 44,0 Thế giới 177,3 191,1 195,7 199,7 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sản lượng thủy sản của Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 2011 - 2015. b. Qua biểu đồ, hãy nhận xét sản lượng thủy sản của Đông Nam Á giai đoạn trên. Câu 4. Cho bảng số liệu: GDP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á, NĂM 2010 VÀ 2015 (Đơn vị: Tỷ USD) Năm Phi-lip-pin Xin-ga-po Thái Lan Việt Nam 2010 199,6 236,4 340,9 116,3 2015 292,5 292,8 395,2 193,4 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện GDP của một số quốc gia Đông Nam Á, năm 2010 và 2015. b. Qua biểu đồ, hãy nhận xét về GDP của một số quốc gia Đông Nam Á giai đoạn trên./. Biên soạn: Nguyễn Hải Dương – Trường THPT Nguyễn Trãi Trang 4/4