Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lý Lớp 11

docx 5 trang thaodu 7160
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lý Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_dia_ly_lop_11.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Địa lý Lớp 11

  1. BÀI 11. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) Diện tích: 9572, 8 nghìn km2 Dân số: 1303, 7 triệu người (2005) Thủ đô: Bắc Kinh Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI I. Vị trí địa lí và lãnh thổ - Nằm ở trung đông á - Diện tích lớn thứ tư thế giới (sau LB Nga, Canađa và Hoa Kì) - Khoảng 200 B → 530 B, khoảng 730 Đ → 1350 Đ và giáp 14 nước. - Giáp biển Thái Bình Dương, đường bờ biển dài khoảng 9000 km. - Cả nước có 24 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương - Hai đặc khu hành chính là Hồng Kông và Ma Cao → Đánh giá: - Thuận lợi: giàu TNTN, thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các nước trong khu vực và thế giới, phát triển kinh tế biển. - Khó khăn: nhiều thiên tai, bão, lũ lụt, hạn hán, II. Điều kiện tự nhiên 1. Miền Đông - Vị trí: từ kinh tuyến 1050 Đ → phía Đông (giáp Thái Bình Dương) - Địa hình: núi thấp và đồng bằng màu mỡ như: ĐB Hoa Bắc, Hoa Trung, Đông Bắc, - Khí hậu: gió mùa + Phía Bắc: ôn đới + phía Nam: cận nhiệt đới - Khoáng sản: giàu khoảng sản như: dầu mỏ, than, - Sông ngòi: có nhiều sông lớn: Trường Giang, Hoàng Hà, - Đất: đồng bằng màu mỡ → Thuận lợi: Phát triển nông nghiệp, công nghiệp, giao thông đường thủy, → Khó khăn: thiên tai 2. Miền Tây - Vị trí: 1050 Đ → phía Tây - Địa hình: dãy núi cao, các cao nguyên đồ sộ và bồn địa. - Khí hậu: ôn đới lục địa khắc nghiệt. - Khoáng sản: than, sắt, dầu mỏ và đồng, - Sông ngòi: nơi bắt nguồn của nhiều sông lớn - Đất: nghèo dinh dưỡng - Thuận lợi: trồng cây công nghiệp, nuôi gia súc, III. Dân cư - xã hội 1. Dân cư - Dân đông nhất thế giới 1/5 dân số thế giới - Có hơn 50 dân tộc, người Hán chiếm 90% - Tỉ lệ dân số thành thị thấp (37%) - Tập trung nhiều ở phía Đông, ít ở phía Tây - Gia tăng dân số tự nhiên giảm còn 0,6% (2005) mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh 1 con → Thuận lợi: dồi dào → Khó khăn: trong kiếm việc làm, thi cử, trọng nam khinh nữ, 2. Xã hội - Trung Quốc chú ý đầu tư cho giáo dục - Tỉ lệ người biết chữ đạt gần 90% - Trung Quốc đang tiến hành cải cách giáo dục - Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo Tiết 2. KINH TẾ I. Khái quát - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới (8%/ năm) - Tổng GDP năm 2004 đứng thứ 7 thế giới. Nay đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kì 1
  2. - Thu nhập bình quân đầu người tăng: 1269 USD II. Các ngành kinh tế 1. Công nghiệp - Chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường - Chính sách mở cửa - Thu hút đầu tư nước ngoài - Thực hiện những chính sách mới trong công nghiệp, tập trung chủ yếu phát triển 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng. - Các sản phẩm đứng đầu thế giới: than, thép, xi măng. - Phân bố không đều: + Nhiều: ở miền Đông + Ít: ở miền Tây - Nguyên nhân: → ĐKTN: → ĐK KT - XH: 2. Nông nghiệp - Trung Quốc chỉ có khoảng 100 triệu ha, chiếm 7% đất canh tác của toàn thế giới - Giao quyền sử dụng đất cho nông dân - Miễn thuế nông nghiệp - Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, lai tạo giống mới, áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, phòng chống thiên tai, các máy móc thiết bị, - Tăng giá nông sản, phát triển dịch vụ nông nghiệp. - Nông sản chính: ngô, thuốc lá bông, - Chăn nuôi: bò, lợn, cừu, - Trồng trọt: phát triển hơn chăn nuôi, - Phân bố: phát triển mạnh phía Đông, chậm phía Tây - Nguyên nhân: → TN: → XH: III. Mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam - Quan hệ có từ lâu đời, trên cơ sở hợp tác hữu nghị, đôi bên cùng có lợi, ổn định lâu dài. - Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng BÀI 11. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Diện tích: 4,5 triệu km2 Dân số: 556,2 triệu người (2005) Quốc gia: 11 nước Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI I. Tự nhiên 1. Vị trí địa lí và lãnh thổ - Nằm ở phía Đông Nam của châu Á, giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với Ô-xtrây-li-a - Gồm các đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển - Đông Nam Á chia làm 2 phần: + ĐNÁ lục địa: Việt Nam, Lào, + ĐNÁ biển đảo: In đô nê xi a, Malayxia, → Ý nghĩa: - Thuận lợi: giao lưu phát triển kinh tế xã hội với các nước trong khu vực và trên thế giới. + Giàu tài nguyên khoáng sản + Nền văn hóa đa dạng - Khó khăn: động đất, sóng thần, núi lửa, 2. Đặc điểm tự nhiên a. Đông Nam Á lục địa - Địa hình: các dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam hoặc bắc - nam, ven biển có các đồng bằng châu thổ màu mỡ. 2
  3. - Đất: màu mỡ → phù sa: trồng lúa nước, → feralit: trồng cây công nghiệp, - Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, phía bắc Việt Nam, Myanmar có mùa đông lạnh - Sông ngòi: dày đặc như: Mê Kông, - Rừng: nhiệt đới ẩm, xa van, xa van cây bụi, - Khoáng sản: đa dạng: than, sắt, dầu khí, b. Đông Nam Á biển đảo - Địa hình: ít đồng bằng, nhiều đồi núi (<3000m) núi lửa. - Đất: + Đồi núi: Bazan: trồng cây công nghiệp + Đồng bằng: phù sa: trồng cây nông nghiệp - Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, xích đạo. - Sông ngòi: nhiều sông ngắn dốc → đánh bắt nuôi trồng thủy sản, thủy điện - Rừng đa dạng với nhiều loại hình: rừng mưa, rừng ngập mặt, rừng calimanta, - Khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, kim loại, 3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á a. Thuận lợi - Phát triển nền NN nhiệt đới (thâm canh cây lúa nước, chuyên canh cây CN) - Phát triển các ngành kinh tế biển - Phát triển đa dạng các ngành CN - Phát triển lâm nghiệp b. Khó khăn - Xảy ra nhiều thiên tai, động đất, sóng thần, núi lửa, - Diện tích rừng ngày càng thu hẹp do khai thác quá mức. II. Dân cư và xã hội 1. Dân cư - Dân đông, mật độ dân số cao, 124 người/km2 - Gia tăng dân số tự nhiên còn cao - Cơ cấu dân số trẻ ( người lao động chiếm 50%) - Phân bố dân cư không đều: nhiều ở đồng bằng, ven biển; ít ở vùng núi cao. → Đánh giá: - Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn - Khó khăn: thiếu việc làm, gây ra nhiều tệ nạn xã hội, trình độ lao động thấp, kinh tế phát triển chưa đồng đều. 2. Xã hội - Nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo - Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới - Nhiều nét tương đồng về văn hóa Tiết 2. KINH TẾ I. Cơ cấu kinh tế - Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III II. Công nghiệp - Tăng cường liên doanh, liên kết với các nước ngoài - Chuyển giao công nghệ, đào tạo kĩ thuật cho người lao động - Sản xuất các mặt hàng xuất khẩu - Ngành công nghiệp chính: sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử, khai thác than và kim loại, dệt may, III. Dịch vụ - Tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông vận tải, ngân hàng, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài IV. Nông nghiệp - Là nền nông nghiệp nhiệt đới trồng lúa nước, cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản 1. Trồng lúa nước - Là cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực 3
  4. - Sản lượng ngày càng tăng: Indonesia, Thái Lan, Việt Nam. - Điều kiện phát triển + Tự nhiên: khí hậu, đất, nước, + Kinh tế xã hội: dân cư - lao động, kinh nghiệm, thị trường, - Khó khăn: nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, sâu bệnh, thị trường bấp bênh. 2. Trồng cây - Tên: cao su, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, - Điều kiện + Tự nhiên: đồi núi, khí hậu nóng ẩm + Kinh tế xã hội: dân cư, lao động, thị trường, kinh nghiệm + Khó khăn: thiên tai - Phân bố: cao xu, cà phê, hồ tiêu được trồng nhiều ở: Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, 3. Chăn nuôi đánh bắt nuôi trồng thủy sản - Chăn nuôi: trâu bò, lợn, cừu, dê, gia cầm. Số lượng đàn gia súc lớn nhưng chưa trở thành ngành chính - Gia cừu: gà, vịt, - Thủy sản: sản lượng đánh bắt thủy sản liên tục tăng - Điều kiện phát triển + Diện tích đồng cỏ lớn + Có nguồn thức ăn phong phú: sản xuất nông nghiệp, thủy sản, chế biến tổng hợp + Diện tích mặt nước lớn, nhiều ngư trường lớn, khí hậu thuận lợi, nước biển lớn + Lao động đông, nhiều kinh nghiệm, thị trường lớn. - Phân bố: Indonesia, Thái Lan, Philiphin, Malayxia, Việt Nam Tiết 3. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN) I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của Asean - Thành lập 1967 tại Băng Kốk ( Thái Lan), gồm 5 nước: Thái Lan, Indonesia, Malayxia, Philippin và Xingapo. - Đến 1999 tăng thêm Bru - nây, Việt Nam (1995), Myanma, Lào và Cam - pu - chia. 1. Các mục tiêu chính của Asean - Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên. - Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hoà bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển. - Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác. → Đoàn kết và hợp tác vì một Asean hòa bình, ổn định, cùng phát triển. 2. Cơ chế hợp tác của Asean Thông qua các diễn đàn Thông qua các hiệp ước Đảm bảo Cơ chế thực hiện hợp Tổ chức các hội nghị các mục tác của tiêu của Asean Thông qua các dự án, chương trình phát triển Asean Xây dựng ''Khu vực thương mại tự do Asean'' Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực II. Thành tựu - Số lượng thành viên ngày càng tăng 10/11 nước - Có giá trị xuất nhập khẩu luôn cao, cán cân xuất nhập khẩu dương 4
  5. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa đều và vững chắc giữa các nước - Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện - Cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại tạo được môi trường hiện đại ổn định III. Thách thức 1. Trình độ phát triển còn chênh lệch - Trình độ phát triển giữa các nước chưa đồng đều. + Cao: Xin-ga-po. + Thấp: Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam. 2. Vẫn còn tình trạng đói nghèo - Trình trạng đói nghèo. + Phân hoá giữa các tầng lớp nhân dân. + Phân hoá giữa các vùng lãnh thổ 3. Các vấn đề xã hội khác - Đô thị hóa quá nhanh nên nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp - Các vấn đề về tôn giáo, dân tộc và dịch bệnh - Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa hợp lí - Vấn đề về thất nghiệp, phát triển nguồn nhân lực IV. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN 1. Tham gia của Việt Nam - Về kinh tế, giao dịch thương mại của Việt Nam trong khối đạt 30%. - Tham gia hầu hết các hoạt động về chính trị, văn hoá, giáo dục, xã hội thể thao. - Vị trí của Việt Nam ngày càng được nâng cao. 2. Cơ hội và thách thức - Cơ hội: xuất được hàng trên thị trường rộng lớn. - Thách thức: phải cạnh tranh với các thương hiệu có tên tuổi, uy tín hơn, các sản phẩm có công nghệ cao hơn. - Giải pháp: đón đầu, đầu tư và áp dụng các công nghệ tiên tiến để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. 5