Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 1 Địa lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023

docx 2 trang Hàn Vy 02/03/2023 5961
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 1 Địa lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_dia_li_lop_8_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì 1 Địa lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HKI MÔN ĐỊA LÝ 8. Năm học: 2022 - 2023 I. Lý thuyết: Câu 1. Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á? * Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á: - Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo; là một bộ phận của lục địa Á- Âu, tiếp giáp với các đại dương: Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương và châu Phi, châu Âu. - Đây là châu lục rộng nhất thế giới: Diện tích phần đất liền rộng khoảng 41,5 triệu km2, nếu tính cả diện tích các đảo phụ thuộc thì rộng tới 44,4 triệu km2. Câu 2. Kể tên các đới khí hậu châu Á? Giải thích tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới như vậy? Khí hậu châu Á phổ biến là kiểu khí hậu nào? - Các đới khí hậu châu Á: + Đới khí hậu cực và cận cực + Đới khí hậu ôn đới. + Đới khí hậu cận nhiệt. + Đới khí hậu nhiệt đới. + Đới khí hậu xích đạo. - Lãnh thổ châu Á trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo nên khí hậu chia thành nhiều đới. - Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa. Câu 3. Nêu và giải thích sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa ở châu Á? Các kiểu khí hậu gió mùa Các kiểu khí hậu lục địa Phân bố Chủ yếu ở Đông Á, Đông Nam Á Chủ yếu ở các vùng nội địa (Trung và Nam Á Á) và khu vực Tây Nam Á Đặc điểm Mùa đông: mùa đông có gió từ nội Mùa đông: khô, rất lạnh địa thổi ra, không khí khô, lạnh Mùa hạ: khô, rất nóng. Mùa hạ: có gió từ đại dương thổi vào lục địa không khí nóng, ẩm Giải thích: Sự khác nhau giữa kiểu KH gió mùa và KH lục địa là do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển Câu 4. Kể tên các hệ thống sông lớn ở khu vực ĐÁ, ĐNÁ và NÁ? Sông ngòi Châu Á có những giá trị gì? * Các hệ thống sông lớn - Các hệ thống sông lớn của khu vực Đông Á: sông Amua, Hoàng Hà, Trường Giang. - Các hệ thống sông lớn của khu vực Đông Nam Á: sông Mê Kông - Các hệ thống sông lớn của khu vực Nam Á: sông Ấn, sông Hằng * Sông ngòi Châu Á có những giá trị: Có vai trò cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất và đời sống; giao thông; khai thác thuỷ điện; du lịch; đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
  2. Câu 5. Nêu đặc điểm sông ngòi châu Á? Vì sao có hiện tượng “sông chết” ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á? * Đặc điểm sông ngòi châu Á - Các sông phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp - Bắc Á: Mạng lưới sông ngòi dày đặc các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc, mùa đông sông đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tuyết tan. - Khu vực châu Á gió mùa: Có nhiều sông, có lượng nước lớn vào mùa mưa. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân. - Tây Nam Á và Trung Á: những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nên rất ít sông, nguồn nước ở các sông chủ yếu do tuyết, băng tan từ núi cao cung cấp. * Hiện tượng “sông chết” ở TNÁ và Trung Á do TNÁ và Trung Á thuộc kiểu KH lục địa, các sông ở đây rất ít nước lại chảy trên các hoang mạc, nước bị bốc hơi mạnh và thấm xuống đất nên càng chảy sông càng cạn nước và trở thành sông chết (hết nước). Câu 6. Sông Mê Công (Cửu Long), sông Hằng bắt nguồn từ khu vực nào và đổ vào biển hay đại dương nào? - Sông Mê Công (Cửu Long) bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng và đổ vào biển Đông (Thái Bình Dương). - Sông Hằng bắt nguồn từ dãy Hy-ma-lay-a và đổ vào vịnh Bengal. Câu 7. Trình bày các cảnh quan tự nhiên ở châu Á và giải thích sự phân bố của một số cảnh quan? - Cảnh quan phân hóa đa dạng với nhiều loại. + Rừng lá kim ở Bắc Á (Xibia) nơi có khí hậu ôn đới. + Rừng cận nhiệt ở Đông Á . + Rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á. + Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao. - Nguyên nhân phân bố của một số cảnh quan: do sự phân hóa đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu. Câu 8. Trình bày đặc điểm dân cư châu Á? - Châu Á có dân số đông nhất thế giới. Nhờ thực hiện chính sách dân số nên tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á đã giảm đáng kể (1,3% năm 2020). - Mật độ dân cư cao, phân bố không đồng đều. - Dân cư châu Á thuộc cả 3 chủng tộc là: Ơ-rô-pê-ô-ít, Môn-gô-lô-ít và Ô-xtra-lô-ít. Trong đó, dân số đông dân nhất châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít. II. BÀI TẬP: Xem lại các bài thực hành đã học.