Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 Sinh học Lớp 9 - Năm học 2022-2023

docx 4 trang Hàn Vy 02/03/2023 3970
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 Sinh học Lớp 9 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 Sinh học Lớp 9 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - MÔN SINH 9 NĂM HỌC: 2022 – 2023 A. TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng nhất: 1. Kiểu gen là A. tập hợp các gen trội trong tế bào cơ thể. B. là nguồn gen vốn có của cơ thể. C. tập hợp các gen lặn trong tế bào cơ thể. D. tổ hợp các gen trong tế bào cơ thể. 2. Kiểu hình là A. tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. B. là nguồn tính trạng vốn có của cơ thể. C. tổ hợp các tính trạng trong tế bào cơ thể. D. các đặc điểm hình dạng của sinh vật. 3. Hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp, quả lục và quả vàng là các ví dụ về A. tính trạng B. cặp tính trạng tương phản C. màu sắc hạt D. hình dạng cây 4. Mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định A. KG, KH của cá thể mang tính trạng trội. C. KG của tất cả các tính trạng. B. KH của cá thể mang tính trạng trội. D. KG của cá thể mang tính trạng trội. 5. Công trình nghiên cứu của Menden công phu và hoàn chỉnh nhất trên đối tượng: A. Ruồi giấm B. Đậu Hà Lan C. Con người. D. Vi khuẩn E. Coli. 6. Lông ngắn là trội hoàn toàn so với lông dài. Khi lai hai cơ thể thuần chủng bố lông ngắn với mẹ lông dài thì kết quả F1 sẽ là A. toàn lông ngắn B. toàn lông dài C. 3 lông ngắn : 1 lông dài D. 3 lông dài : 1 lông ngắn 7. Ở cà chua, tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với quả vàng. Khi lai hai cơ thể thuần chủng bố quả đỏ với mẹ quả vàng, F1 thu được toàn quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thì kết quả F2 sẽ là A. toàn quả đỏ B. toàn quả vàng C. 3 quả đỏ : 1 quả vàng D. 3 quả vàng : 1 quả đỏ 8. Tỉ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn xuất hiện trong các phép lai nào? A. AA x AA B. AA x aa C. Aa x aa D. Aa x Aa 9. NST là cấu trúc có ở A. bên ngoài tế bào B. trong các bào quan C. trong nhân tế bào D. trên màng tế bào. 10. Cấu trúc hiển vi của NST được mô tả ở kỳ nào của phân chia tế bào? A. Kỳ đầu. B. Kỳ giữa. C. Kỳ sau. D. Kỳ cuối.
  2. 11. Ở gà 1 tế bào nguyên phân 5 đợt liên tiếp tạo ra số tế bào con là: A. 32 B. 4 C. 16 D. 8 12. Ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu? A. 8 NST đơn B. 8 NST kép C. 16 NST đơn D. 16 NST kép 13. Có 5 tinh bào bậc 1 tiến hành giảm phân, kết quả tạo ra A. 4 tinh trùng B. 5 tinh trùng C. 15 tinh trùng D. 20 tinh trùng 14. Có 24 noãn bào bậc I của chuột tham gia giảm phân bình thường. Số thể cực được tạo ra là bao nhiêu? A. 72 B. 48 C. 24 D. 12 15. Tinh trùng, trứng mang bộ NST A. đơn bội B. lưỡng bội C. tam bội D. tứ bội B. TỰ LUẬN 1. Bằng phương pháp nào Menđen đã phát minh ra các quy luật di truyền và đặt nền móng cho di truyền học? Hãy nêu rõ nội dung của phương pháp đó. 2. Phân biệt NST giới tính và NST thường. 3. a. Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1:1? Việc sinh con trai hay con gái có phải do người mẹ quyết định không? Vì sao?
  3. b. Tại sao người ta có thể điều chỉnh được tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn? 4. a. Trình bày cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của phân tử ADN. *Cấu tạo hóa học của phân tử ADN - ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P. - ADN thuộc loại đại phân tử và cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit (gồm 4 loại A, T, G, X). - Phân tử ADN của mỗi loài sinh vật đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit. Trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit tạo nên tính đa dạng của ADN. *Cấu trúc không gian của phân tử ADN - Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải. - Mỗi vòng xoắn dài 34A0 gồm 10 cặp nuclêôtit, đường kính vòng xoắn là 20 A0. - Các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau bằng các liên kết hiđro tạo thành từng cặp A-T; G-X theo nguyên tắc bổ sung. 5. Một đoạn ADN có trình tự nuclêôtit mạch 1 như sau: – A – T – G – X – T – A – G – G – A – T – Viết đoạn mạch bổ sung của đoạn ADN trên (mạch 2) Mạch 1: – A – T – G – X – T – A – G – G – A – T – Mạch 2: C. BÀI TẬP Xem lại các dạng bài tập: 1. Lai 1 cặp tính trạng (bài toán thuận, bài toán nghịch)
  4. 2. Tính số tế bào con được tạo ra qua quá trình nguyên phân, số NST có trong các tế bào con, số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân. 3. Tính số tế bào con tạo ra qua giảm phân (trứng, tinh trùng, thể cực) và số NST có trong các tế bào con. - HẾT -