Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 9 - Nguyễn Đại Nguyên

doc 4 trang thaodu 2990
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 9 - Nguyễn Đại Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_9_nguyen_dai_nguyen.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 9 - Nguyễn Đại Nguyên

  1. Đề CƯƠNG ÔN Tập Chương 1 Các hợp chất vô cơ B - Bài tập bổ Sung A. . 1.9. Phân biệt bazơ không tan và dung dịch bazơ về tính chất hoá học. Cho ví dụ? 1.10. Thành phần 2 loại muối axit và muối trung hoà khác nhau ở chỗ nào? Nêu các tính chất hoá học chung cho 1.11. Những chất sau đây: Cu, K, Al(OH)3, Ba(OH)2, CO2, Na2CO3, Ba(NO3)2, Fe2O3, N2O5, Al2O3. Những chất nào tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4? Viết phương trình phản ứng. 1.12. Những chất nào tác dụng dung dịch NaOH trong số các chất sau: Cu, K, Al(OH)3, Ba(OH)2, CO2, Na2CO3, Ba(NO3)2, Fe2O3, N2O5, Al2O3 ? Viết phương trình phản ứng. 1.13. Những chất nào tác dụng với dung dịch CuSO4 trong các chất sau: Cu, K, Al(OH)3, Ba(OH)2, CO2, Na2CO3, Ba(NO3)2, Fe2O3, N2O5, Al2O3 . Viết phương trình phản ứng. 1.14.Nhôm hiđroxit có thể tồn tại ở 2 dạng bazơ và axit. Viết công thức hoá học 2 dạng này, biết ở dạng axit có 1.15. Trộn lẫn các dung dịch sau: a) Kali clorua + bạc nitrat b) Nhôm sunfat + bari nitrat c) Kali cacbonat + axit sunfuric d) Sắt (II) sunfat + natri clorua e) Natri ntrat + đồng (II) sunfat f) Natri sunfat + axit clohidric Có hiện tượng gì xảy ra? Viết phương trình phản ứng. 1.16. Nêu hiện tượng xảy ra trong mỗi trường hợp sau và viết phương trình phản ứng: a) Hoà tan Fe bằng dung dịch HCl rồi thêm KOH vào dung dịch và để lâu ngoài không khí b) Sục khí CO2 từ từ vào nước vôi trong Nguyễn Đại Nguyên 1
  2. Đề CƯƠNG ÔN Tập HƯỚNG DẪN B - Bài tập bổ Sung B. . 1.9. Phân biệt bazơ không tan và dung dịch bazơ về tính chất hoá học. Cho ví dụ? Lời giải: * Dung dịch bazơ : - Các dung dịch bazơ đổi màu quì tím thành màu xanh, phenolphtalein không màu thành màu hồng. - Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước: 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O - Tác dụng với axit tạo thành muối và nước: KOH + HCl→ KCl + H2O - Tác dụng với dung dịch muối tạo thành bazơ không tan hoặc muối không tan 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2  - Bền với nhiệt khó bị phân huỷ. * Bazơ không tan : - Bazơ không tan chỉ có thể tác dụngvới axit tạo muối và nước: Cu(OH)2 + HCl→ CuCl2 + H2O - Không bền với nhiệt và dễ bị nhiệt phân huỷ tạo oxit tương ứng: t0 Cu(OH)2  CuO +H2O 1.10. Thành phần 2 loại muối axit và muối trung hoà khác nhau ở chỗ nào? Nêu các tính chất hoá học chung cho hai loại muối trên. Mỗi loại muối đó có tính chất hoá học gì riêng biệt. Viết phương trình phản ứng. Nguyễn Đại Nguyên 2
  3. Đề CƯƠNG ÔN Tập Lời giải: * Muối axit khác muối trung hoà là trong thành phần còn chứa hidro có thể bị thay thế bởi nguyên tử kim loại. * Tính chất chung: - Tác dụng với dung dịch axit Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2  + H2O NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2  + H2O - Tác dụng với dung dịch bazơ Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2NaOH Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + 2H2O - Tác dụng với dung dịch muối Na2CO3 + Ca(NO3)2 → 2NaNO3 + CaCO3  Ba(HCO3)2 + K2SO4 → 2KHCO3 + BaSO4  * Tính chất riêng: - Một số muối trung hoà có thể bị nhiệt phân huỷ: BaCO3 → BaO + CO2  Và có thể tác dụng với axit tương ứng để tạo muối axit: Na3PO4 + 2H3PO4 → 3NaH2PO4 - Một số muối axit dễ bị nhiệt phân tạo thành muối trung hoà: 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2  + H2O Và có thể bị trung hoà bởi bazơ tan để tạo muối trung hoà: 2NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O 1.11. Những chất sau đây: Cu, K, Al(OH)3, Ba(OH)2, CO2, Na2CO3, Ba(NO3)2, Fe2O3, N2O5, Al2O3. Những chất nào tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4? Viết phương trình phản ứng. Lời giải: a) Tác dụng với dung dịch HCl gồm có: K, Al(OH)3, Ba(OH)2, Na2CO3, AgNO3, Fe2O3, Al2O3 . K + HCl KCl + H 2O Al(OH)3 + 3HCl AlCl 3 + 3H2O Ba(OH)2 + 2HCl BaCl 2 + 2H2O Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO 2+ H 2O AgNO3 + HCl AgCl + HNO 3 Fe2O3 + 6HCl 2FeCl 3 + 3H2O Al2O3 + 6HCl 2AlCl 3 + 3H2O b) Nếu thay HCl bằng H2SO4 còn có thêm phản ứng : Cu + 2H2SO4 (đặc,nóng) → CuSO4 + SO2 +2H2O 1.12. Những chất nào tác dụng dung dịch NaOH trong số các chất sau: Cu, K, Al(OH)3, Ba(OH)2, CO2, Na2CO3, Ba(NO3)2, Fe2O3, N2O5, Al2O3 ? Viết phương trình phản ứng. Lời giải: Tác dụng với dung dịch NaOH gồm có: K, Al(OH)3, CO2, N2O5, Al2O3 2K + 2H2O 2KOH + H 2 CO2 + 2NaOH Na 2CO3 + H2O N2O5 + 2NaOH 2NaNO 3 + H2O Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO 2 + H2O Al(OH)3+ NaOH NaAlO 2 + 2H2O 1.13. Những chất nào tác dụng với dung dịch CuSO4 trong các chất sau: Cu, K, Al(OH)3, Ba(OH)2, CO2, Na2CO3, Ba(NO3)2, Fe2O3, N2O5, Al2O3 . Viết phương trình phản ứng. Lời giải: Tác dụng với CuSO4 gồm có: K, Ba(OH)2, Na2CO3, Ba(NO3)2 2K + 2H2O 2KOH + H 2 Ba(OH)2 + CuSO4 BaSO4 + Cu(OH)2 Ba(NO3)2+ CuSO4 BaSO4+ Cu(NO3)2 Na2CO3+ CuSO4 Na2SO4 + CuCO3 Nguyễn Đại Nguyên 3
  4. Đề CƯƠNG ÔN Tập 1.14.Nhôm hiđroxit có thể tồn tại ở 2 dạng bazơ và axit. Viết công thức hoá học 2 dạng này, biết ở dạng axit có 1 phân tử nước kết tinh và có tên gọi là axit meta aluminic. Lời giải: Dạng bazơ: Al(OH)3 Dạng axit: HAlO2. H2O 1.15. Trộn lẫn các dung dịch sau: g) Kali clorua + bạc nitrat h) Nhôm sunfat + bari nitrat i) Kali cacbonat + axit sunfuric j) Sắt (II) sunfat + natri clorua k) Natri ntrat + đồng (II) sunfat l) Natri sunfat + axit clohidric Có hiện tượng gì xảy ra? Viết phương trình phản ứng. Lời giải: a) Có kết tủa: KCl + AgNO3 AgCl + KNO3 b) Có kết tủa: Al2(SO4)3 + 3Ba(NO3)2 3BaSO4 + 2Al(NO3)3 Có bọt khí thoát ra: K2CO3 + H2SO4 K2SO4 +CO2  + H2O c) Không có hiện tượng gì: FeSO4 + NaCl d) Không có hiện tượng gì: NaNO3 + CuSO4 e) Có khí mùi trứng thối bay ra: Na2S + 2HCl NaCl + H2S  1.16. Nêu hiện tượng xảy ra trong mỗi trường hợp sau và viết phương trình phản ứng: a) Hoà tan Fe bằng dung dịch HCl rồi thêm KOH vào dung dịch và để lâu ngoài không khí b) Sục khí CO2 từ từ vào nước vôi trong Lời giải: a) Hoà tan Fe bằng dung dịch HCl có khí không màu thoát ra: Fe + 2HCl FeCl2 + H2  Thêm KOH vào dung dịch có kết tủa trắng xanh: FeCl2 + 2KOH Fe(OH)2 + 2KCl Để lâu ngoài không khí kết tủa chuyển màu nâu đỏ: 4Fe(OH)2 +O2 + 2H2O 4Fe(OH)3  b) Sục khí CO2 từ từ vào nước vôi trong có hiện tượng vẩn đục sau đó dung dịch lại trong suốt: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O CO2 + H2O + CaCO3 Ca(HCO3)2 Nguyễn Đại Nguyên 4