Đề thi thử PTNK môn Hóa học Lớp 9 năm 2019 - Lần 2

doc 2 trang thaodu 2580
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử PTNK môn Hóa học Lớp 9 năm 2019 - Lần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_ptnk_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_2019_lan_2.doc

Nội dung text: Đề thi thử PTNK môn Hóa học Lớp 9 năm 2019 - Lần 2

  1. ĐỀ THU THỬ PTNK-2019 LẦN 2 Câu 1 (1,5 điểm): Nhôm bị oxy hóa khi để ngoài không khí. Bột nhôm (sau khi để ngoài không khí một thời gian) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH đậm đặc đun nóng thu được dung dịch X và khí Y. Thêm vào X một ít tinh thể NH4Cl rồi tiếp tục đun nóng thấy tạo thành kết tủa Z và có khí T thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn khí T được khí W và hơi N. a. Xác định các chất X, Y, Z, T, W, N. b. Viết phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng xảy ra. Câu 2 (1,5 điểm): Các hidroxit của kim loại kiềm thổ (Ba(OH) 2, ) là những hidroxit tan kém trong nước hơn so với các hidroxit của kim loại kiềm (NaOH, KOH .). Theo thông tin độ tan của các chất vô cơ trong nước (Krumgalz, B.S., Mineral Solubility in Water at Various Temperatures, Israel Oceanographic and Limnological Research Ltd., Haifa, 1994), thì độ tan o o của Ba(OH)2 là 46,8 Ba(OH)2/lít ở 25 C và 330 g/Lít ở 50 C. o a. Có tồn tại dung dịch Ba(OH)2 4,0M ở 25 C hay không ?, giải thích. b. Trộn 100 mL dung dịch NaOH 2M vào 100 mL dung dịch BaCl 2 1M, sau đó khuấy đều được hỗn hợp A ở 25oC. b.1. Có hình thành kết tủa Ba(OH)2 trong hỗn hợp A không?. b.2. Nếu có hình thành kết tủa thì cần thêm bao nhiêu gam nước vào hỗn hợp A để không có kết tủa Ba(OH)2. Ngược lại, nếu hỗn hợp A không có hình thành kết tủa Ba(OH) 2 thì cần làm bay o hơi bao nhiêu gam nước để thu được dung dịch bão hòa Ba(OH) 2 ở 25 C. Giả sử muối NaCl không ảnh hưởng đến độ tan của Ba(OH)2. Câu 3 (1,5 điểm): Xác định các chất A, B, C, D, E, F, G và viết phương trình phản ứng hóa học biểu diễn sự chuyển đổi sau: Câu 4 (1,0 điểm): Cho sơ đồ sau: A  CO2  H2O B  NaHSO4 C  Ba(OH)2 D  Y A. Xác định các chất A đến D và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 5 (1,0 điểm): Xét dung dịch X chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,2 mol H2SO4 a. Vẽ đồ thị biểu diễn liên hệ giữa số mol NaOH thêm vào và khối lượng kết tủa thu được trong quá trình thêm từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. b. Để thu được 0,15 mol kết tủa Al(OH) 3 thì cần thêm bao nhiêu lít dung dịch NaOH 1,0 M vào dung dịch X ở trên.
  2. Câu 6 (1,0 điểm): Cho 14,58 gam hỗn hợp X gồm chất béo Y và axit béo Z (trong đó Y được tạo từ glixerol và axit Z) tác dụng vừa đủ với 0,05 mol NaOH, thu được 0,92 mol glixerol. Tính khối lượng phân tử của axit Z (g/mol). Câu 7 (1,0 điểm): Cracking khí butan một thời gian thì thu được hỗn hợp khí X gồm CH4, C3H6, C2H6, C2H4 và C4H10 dư. Cho toàn bộ hỗn hợp X đi qua dung dịch nước Br 2 dư thì khối lượng bình brom tăng lên 0,91 gam và có 4 gam Br2 phản ứng, đồng thời có hỗn hợp khí Y thoát ra khỏi bình Br2 (thể tích của Y bằng 54,545% thể tích của X). Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ bao nhiêu lít O2 (ở đktc). Câu 8 (1,5 điểm): Tinh thể FeCl 3.6H2O có thể được điều chế từ sắt kim loại và axit clohydric theo quy trình sau: Hòa tan hoàn toàn sắt kim loại vào dung dịch HCl 25% thu được dung dịch trong suốt, sau đó thổi từ từ khí Cl2 vào dung dịch ở trên đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì dừng. Làm bay hơi nước từ từ của dung dịch ở trên ở 95 oC cho đến khi dung dịch thu được có tỷ trọng là 1,695 g/m o sau đó làm lạnh dung dịch thu được đến 4 C. Sau một thời gian, tinh thể FeCl 3.6H2O kết tinh. Lọc cẩn thận lấy tinh thể và lưu trữ FeCl3.6H2O trong bình kín. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng sắt và thể tích dung dịch HCl 36% (d= 1,18 g/ml) cần để điều chế 1,00 kg muối FeCl3.6H2O biết rằng hiệu suất của cả quá trình là 65%. c. FeCl3 là chất dễ bay hơi ở nhiệt độ cao và muối FeCl3.6H2O là muối không bền nhiệt và xảy ra phân hủy nhiệt khi nung nóng trong không khí như sau: FeCl3.6H2O FeOCl + HCl + H2O FeOCl Fe2O3 + FeCl3 o Nung nóng 2,752 gram FeCl3.6H2O trong không khí ở 350 C thu được 0,8977 g chất rắn. Cho biết phần trăm khối lượng của các chất trong chất rắn trên. Cho biết H=1; O=16; Na=23; Fe=56; Cl=35,5; Al= 27; S=32; N=14, K=39, Ca = 40, Ba = 137, Br =80,