Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Khối 8 (Lần 4 )

docx 4 trang thaodu 8240
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Khối 8 (Lần 4 )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_khoi_8_lan_4.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Khối 8 (Lần 4 )

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN KHỐI 8 (Lần 4 ) ĐỀ BÀI Đề 1: Bác Hồ từng răn dạy : “ Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.” Từ lời răn dạy của Bác , em hãy viết bài tập làm văn suy nghĩ về mối quan hệ giữa “ học ” và “ hành” . Gợi ý: I.Mở bài: - Học tập là công việc quan trọng nên cần có phương pháp hiệu quả. - Bác Hồ kính yêu từng răn dạy : “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.” - Vậy mối quan hệ giữa “ học” với “ hành” là gì? II.Thân Bài: 1. Giải nghĩa: học, hành, học đi đôi với hành là gì? -Học là tiếp thu kiến thức trong sách vở, tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước, thu nhận những cái hay, cái đẹp từ những người quanh ta. Học nói chung là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ. - Hành là thực hành, là ứng dụng lý thuyết đã được học vào thực tế, có nghĩa là đem những điều đã học mà làm. - Học đi đôi với hành là học và hành không thể tách rời mà gắn với nhau làm một. Đó là hai công việc của một quá trình thống nhất. việc học và hành phải tiến hành song song cùng một lúc. => Lời dạy của Bác vô cùng đúng đắn và thiết thực: Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy. 2. Những suy nghĩ về mối quan hệ giữa “ học” và “ hành”. - Chỉ học lý thuyết suông mà không thực hành thì nắm bài không chắc, kiến thức sẽ không được củng cố, như vậy bài sẽ không nhớ được lâu.
  2. - Học nhiều mà chỉ học thuộc lòng trong sách vở, bị động vào sách vở thì dù học giỏi đến đâu cũng không thể ứng dụng vào cuộc sống được thì học vô ích, học hoài phí công sức, tiền bạc và thời gian - Hành mà không có kiến thức, lý thuyết soi sáng thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ gặp khó khăn, trở ngại, thậm chí là sai lầm. - Dẫn chứng: việc học nghề phải thông qua quan sát thực hành trên xưởng mới thành nghề. + Học vật lý, hóa, toán phải thông qua những thí nghiệm, thực hành, bài tập mới có thể hiểu rõ , hiểu thấu đáo bài tập + Hay học Văn cũng vậy, không ai tự nhiên mà giỏi , tự nhiên mà viết văn hay được mà đó là kết quả của quá trình rèn luyện viết, đọc 3/ Phải biết kết hợp giữa “ học” và “ hành”: -Học đi đôi với hành như thế nào? -Học tới nơi, tới chốn để có đủ kiến thức, năng lực đóng góp cho đất nước. - Học phải chuyên cần, chăm chỉ thì kiến thức mới đầy đủ , có hệ thống, dễ nhớ. - Trong khi học phải chú ý ứng dụng vào thực tế. Dẫn chứng: học đạo lý, lễ nghĩa phải biết áp dụng vào vào cuộc sống hàng ngày để biết ứng xử hàng ngày giữa người với người, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, đoàn kết với bạn bè Học và hành phải đi đôi với nhau: -Việc học và hành không thể tách rời mà gắn bó với nhau làm một, phải tiến hành song song cùng một lúc. Đây là cái đích cuối cùng của việc học và điều này cũng rất gần gũi với phương châm, phương pháp của nền giáo dục ngày nay. 4/ Tác dụng của việc “ học” đi đôi với “ hành” -Khẳng định được con đường chiếm lĩnh tri thức là đúng đắn. - Phát huy được sự chủ động và sáng tạo trong học tập. III.Kết bài: -Học đi đôi với hành là quan niệm đúng đắn đả được cha ông ta thừa nhận. - Ngày nay, chúng ta cần học tập phương pháp này một cách hiệu quả hơn.
  3. Đề 2: Câu nói của M.Go-rơ-ki :“ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì? Gợi ý: I.Mở bài: - Mỗi người có một niềm đam mê riêng trong cuộc sống nhưng sách mãi là người bạn có vai trò quan trọng đối với tất cả chúng ta. - M.Go-rơ-ki từng khẳng định : “ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. II. Thân bài: 1. Giải nghĩa: -Câu nói trên dựa trên tính chất bắc cầu đầy lôgic, thuyết phục, khuyên chúng ta . - Lời khuyên ấy rất cần cho thế hệ chúng ta hôm nay. 2. Tại sao “ sách là tri thức ”: -Sách là nơi đúc kết những kinh nghiệm, tri thức của nhân loại qua các thời kỳ lịch sử. - Trong sách có đầy đủ kiến thức về tự nhiên và xã hội, có sách là có cả thế giới trong tay. - Sách được truyền từ đời này qua đời khác, từ nơi này đến nơi khác, sách mang tri thức đến tất cả mọi người. 3. Tại sao “ chỉ có kiến thức mới là con đường sống” ? -Chỉ có kiến thức mới mang lại cho chúng ta sự hiểu biết cần thiết về cuộc sống. - Kiến thức là chìa khóa giúp chúng ta hòa nhập với xã hội, biết cách sống. - Kiến thức mang đến cho chúng ta con đường sống tốt hơn. “ Chỉ có kiến thức mới là con đường sống” vì chỉ khi con người có hiểu biết mới chinh phục được thiên nhiên và hòa nhập với xã hội. -Sách là công cụ giúp chúng ta chiếm lĩnh tri thức, có đọc sách mới có tri thức một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất. Sách là con đường sống. 4. Bài học rút ra cho bản thân -Phải yêu quý và trân trọng sách.
  4. - Đọc sách phải có chọn lọc và phương pháp. III.Kết bài: -Hãy biết dành tình yêu của bản thân cho những cuốn sách, vì sách là cả thế giới và là ngọn hải đăng của mỗi chúng ta. - Cùng với những yếu tố khác,sách tạo nên những thành công lớn trong cuộc sống của chúng ta.