Đề cương ôn tập môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Khánh

doc 4 trang thaodu 3320
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2019_2020_truong_th.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Khánh

  1. Trường THCS Long Khánh B Năm học: 2019 - 2020 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 7 I. NỘI DUNG: - Sự truyền ánh sáng. - Định luật phản xạ ánh sáng. - Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng; Gương cầu lồi; Gương cầu lõm. - Nguồn âm. - Độ to của âm. - Môi trường truyền âm. - Phản xạ âm – Tiếng vang. - Chống ô nhiễm tiếng ồn. II. CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP: Câu 1: Em hãy phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Trả lời: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. Câu 2: Người ta quy ước tia sáng như thế nào? Chùm sáng là gì? Có mấy loại. kể ra? Trả lời: - Người ta quy ước đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng có nũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng. - Chùm sáng gồm nhiều tia sáng họp thành. Có 3 loại chùm sáng: chùm sáng song song; chùm sáng hội tụ và chùm sáng phân kỳ. Câu 3: Hình của vật ở trong gương phẳng gọi là gì? Em hãy phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. Trả lời: - Hình của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương. - Định luật phản xạ ánh sáng: + Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến vuông góc với gương ở điểm tới. + Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới. Câu 4: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có mấy tính chất? kể ra? Trả lời: ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có 3 tính chất: - ảnh ảo. - độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật. - khoảng cách từ vật tới gương bằng khoảng cách từ gương tới ảnh. Câu 5: Em hãy trình bày tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi và gương cầu lõm. Trả lời: - Ảnh của vật tạo bởi gường cầu lồi và gương cầu lõm đều là ảnh ảo. - Ảnh ảo của gương cầu lồi nhỏ hơn vật; còn ảnh ảo của gương cầu lõm lớn hơn vật. Câu 6: Thế nào là nguồn âm? Cho ví dụ. Khi phát ra âm các nguồn âm có chung đặc điểm gì ? Trả lời : - Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. Ví dụ như : Trống, đàn, kèn - Khi phát ra âm các nguồn âm đều dao động. Trang 1
  2. Trường THCS Long Khánh B Năm học: 2019 - 2020 Câu 7 : Khi nào âm phát ra to, khi nào âm phát ra nhỏ ? Trả lời : Am phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn. Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động của nguồn âm càng nhỏ. Câu 8: Thế nào là biên độ dao động? Trả lời: Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động. Câu 9: Âm truyền được trong các môi trường nào và không truyền trong môi trường nào? Em hãy cho biết vận tốc truyền âm trong các môi trường đó. Trả lời: - Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng và không khí và không thể truyền qua môi trường chân không. - Vận tốc truyền âm trong các môi trường: không khí là 340 m/s; chất lỏng là 1500 m/s; của chất rắn là 6100 m/s. Câu 10: Thế nào là âm phản xạ? Khi nào ta nghe được tiếng vang? Trả lời: - Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ. - Ta nghe được tiếng vang khi âm phản xạ cách âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây. Câu 11: Em hãy cho biết vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém là như thế nào? Trả lời: - Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt ( hấp thụ âm kém) - Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém. Câu 12: Tiếng ồn như thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm? Trả lời: Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người. Câu 13: Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta cần có các biện pháp nào? Trả lời: Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra. Bằng cách: - Ngăn chặn đường truyền âm. - Làm cho âm truyền theo hướng khác. Câu 14: Em hãy tìm: 5 nguồn sáng tự nhiên; 5 nguồn sáng nhân tạo. Trả lời: Năm nguồn sáng tự nhiên là: Mặt Trời, ngôi sao, tia chớp, đom đóm, cục than hồng. Năm nguồn sáng nhân tạo là: đòn neon, hồ quang điện, màn hình vi tính, đèn pin, đèn tín hiệu giao thông. Câu 15: Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta cần làm gì? Nêu một phương án thí nghiệm chứng tỏ âm truyền được trong chất lỏng Trả lời: - Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta cần: Giảm độ to của âm, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác. Trang 2
  3. Trường THCS Long Khánh B Năm học: 2019 - 2020 - Nêu phương án thí nghiệm chứng tỏ âm truyền dược trong chất lỏng: Đặt đồng hồ trong hộp kín thả lơ lửng trong nước, ta vẫn nghe tiếng đồng hồ chạy. Câu 16: Để đo độ sâu của đáy biển người ta dùng máy phát siêu âm theo nguyên tắc: “ Tia siêu âm được phát thẳng đứng từ máy phát đặt trên tàu, khi gặp đáy biển sẽ phản xạ lại máy thu đặt liền với máy phát". Tính độ sâu của đáy biển, biết rằng máy thu nhận được âm phản xạ sau khi phát 6 giây và vận tốc siêu âm truyền trong nước biển là 1500m/s. Trả lời: Quãng đường siêu âm truyền trong nước biển trong 6s là: S=v.t=1500.6=9000(m) Vì siêu âm truyền cả đi lẫn về nên độ sâu biển là: H=S/2=4500(m) Câu 17: Trên hình 5.4, vẽ một điểm sáng S (nguồn sáng nhỏ) đặt trước gương phẳng và hai tia sáng xuất phát từ S tới gương. a) Hãy vẽ ảnh S' của S tạo bởi gương phẳng bằng cách vận dụng tính chất của ảnh. b) Từ đó vẽ tia phản xạ ứng với hai tia tới SI và SK. c) Đánh dấu một vị trí đặt mắt để nhìn thấy ảnh S'. d) Giải thích vì sao ta nhìn thấy ảnh S' mà không hứng được ảnh đó trên màn chắn. Trả lời: a. a) Vẽ đường thẳng đi qua S và vuông góc với gương, trên đường thẳng đó lấy điểm S' sao cho khoảng cách từ S' đến gương bằng khoảng cách từ S đến gương. Trang 3
  4. Trường THCS Long Khánh B Năm học: 2019 - 2020 b) Tia phản xạ của tia SI nằm trên đường thẳng SI, tia phản xạ của tia SK nằm trên đường thẳng S'K. c) Đặt mắt sao cho tia phản xạ đi vào mắt. Trang 4