Đề cương ôn tập Ngữ văn Khối 7
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn Khối 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_ngu_van_khoi_7.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập Ngữ văn Khối 7
- Đề cương ôn tập Văn 7 Đề 1: 1/ Thế nào là tục ngữ? (2đ) 2/ Phân tích nghệ thuật, nội dung câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của”. (1,5đ) 3/ Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa với câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. (1đ) 4 /Trong bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”: a. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? (1đ) b. Những hình ảnh so sánh ấy có tác dụng gì? (1,5đ) 5/ a. Hoài Thanh viết “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có ”, em hãy giải thích và lấy một vài dẫn chứng làm sáng tỏ nhận định trên. (1đ) b. Từ những hiểu biết của em về văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” đã học, hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 -> 7 câu) chứng minh lối sống giản dị của Bác Hồ. (2đ) Đề 2: 1/ Thế nào là tục ngữ? (2đ) 2/ Phân tích nghệ thuật, nội dung câu tục ngữ “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”.(1,5đ) 3/ Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa với câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của”. (1đ) 4 /Để chứng minh cho nhận định “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta”: a. Tác giả Hồ Chí Minh đã dùng nghệ thuật tu từ nào khi đưa ra những dẫn chứng? (1đ) b. Tác dụng của những dẫn chứng ấy là gì? (1,5đ) 5/ a. Hoài Thanh viết “ Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”, em hãy giải thích và lấy một vài dẫn chứng làm sáng tỏ nhận định trên. (1đ) c. Từ những hiểu biết của em về văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” đã học, hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 -> 7 câu) chứng minh lối sống giản dị của Bác Hồ. Đề 3 /- Văn: (2 điểm) Câu 1: (1 điểm) Hãy nêu những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác Hồ? Câu 2: (1 điểm) Trong văn bản “Sống chết mặc bay” Phạm Duy Tốn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào để vạch trần bản chất “lòng lang dạ sói” của tên quan phụ mẫu trước sinh mạng của người dân?Qua cảnh đắp đê, đê vỡ, đánh tổ tôm và ù to, em hãy khái quát giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn. II. Tiếng Việt: (2điểm) Câu 1: (1 điểm) Thế nào là câu rút gọn?Cách dùng câu rút gọn? Câu 2: (1 điểm) Chuyển đổi mỗi câu chủ động sau thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau. a. Các kiến trúc sư xây dựng ngôi nhà này trong 3 năm. b. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân. III. Tập làm văn: (6 điểm) Đề bài4:Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”. Câu 1: ( 3 điểm )
- Thế nào là phép liệt kê ?Cho ví dụ. Câu 2:( 2 điểm ) Hãy tìm một số dẫn chứng để chứng minh ý kiến sau: Chỉ qua các từ đồng nghĩa, trái nghĩa cũng đã đủ chứng tỏ rằng tiếng Việt của chúng ta rất giàu và rất đẹp. Câu 3: ( 5 điểm ) Hãy giải thích ý nghĩa của một câu tục ngữ mà em thích. Đề bài:5 Câu 1:( 2đ) Thế nào là phép liệt kê? Đặt một câu có phép liệt kê,gạch dưới phépliệt kê. Câu 2:( 2đ) Nêu nghệ thuật và nội dung bài “ Sự giàu đẹp của tiếng Việt”của Đặng Thai Mai Câu 3:( 1 đ)Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện “ Sống chết mặc bay “của Phạm Duy Tốn.Nêu dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản đó. Câu 4:( 5 đ) Đề 6 Bác Hồ đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” Bằng những dẫn chứng lịch sử và dẫn chứng thực tế trong cuộc sống hiện nay,em hãy làm sáng tỏ nhận định trên I.Câu hỏi: ( 5 điểm ) 1.Tóm tắt truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn và nêu cảm nghĩ của em qua truyện này. ( 2 đ ) 2.Liệt kê là gì? Viết một đoạn ngắn (khoảng 6 dòng), có sử dụng phép liệt kê.( 3 đ ) II.Tập làm văn:( 5 điểm ) HS chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Hãy giải thích câu nói của một nhà văn: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” Đề 2: Giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công Đề 7 Câu 1: ( 3 điểm ) a. Theo em, nhan đề “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn có ý nghĩa gì ? b. Vì sao nói thưởng thức ca Huế trên sông Hương là một thú vui tao nhã ? Câu 2 : ( 2 điểm ) a. Thế nào là câu bị động ? b. Hãy chuyển các câu chủ động sau đây thành câu bị động : - Nhà sư Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị cho chú bé con nhà nông dân. - Dư luận xã hội đang lên án tệ nạn tham nhũng.
- Câu 3 : ( 5 điểm ) Giải thích câu tục ngữ :“Lá lành đùm lá rách”. Đề 8 I. VĂN - TIẾNG VIỆT: (5.0 điểm) Câu 1: (1.0 điểm) Chép nguyên văn hai câu tục ngữ về con người và xã hội mà em đã học trong chương trình ngữ văn 7, HKII? Câu 2: (1.0 điểm) Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Sống chết mặc bay” - Phạm Duy Tốn? Câu 3: (3.0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.” a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (0.75 điểm) b. Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? (1.0 điểm) c. Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích ? (0.5 điểm) d. Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau ? (0.75 điểm) “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.” II. TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm) Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”. Đề 9 Câu 1 (1 điểm): Trình bày mục đích của việc rút gọn câu? Câu 2 (2 điểm): Trình bày khái niệm câu chủ động và câu bị động? Mỗi thể loại câu cho một ví dụ minh họa. Câu 3 (3 điểm): Cho đoạn văn sau: “Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừ nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.” a. Đoạn văn được trích từ văn bản nào, của tác giả nào? b. Nêu nội dung của văn bản đó. c. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn trên và cho biết trạng ngữ đó có ý nghĩa gì? Câu 4 (4 điểm) Dựa vào văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy viết bài văn chứng minh luận điểm: Bác Hồ sống thật giản dị. Đề 10 Cho đoạn trích sau: “ Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ.Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ.Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xòe ô lợp kín trên đầu.Ngày nắng, bóng râm mát rượi.Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.” ( Trích Rừng cọ quê tôi-Nguyễn Thái Vận)
- Câu 1: ( 3 điểm) Hãy ghi lại các câu rút gọn có trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của chúng? Câu 2: ( 3 điểm) Hãy chỉ ra các thành phần trạng ngữ có trong đoạn trích và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì trong câu? Câu 3: ( 4 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 đến 10 câu) tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi, trong đó có sử dụng ít nhất 2 câu đặc biệt. Đề 11 Câu 1 :(1,5 điểm) Đọc kỹ đoạn văn : “ Bữa cơm chỉ vài ba món rất đơn giản, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ ” a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Của tác giả nào ? b. Đọan văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2 : (2 điểm) Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Quan niệm như thế đúng chưa? Câu 3 : (2 điểm) Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào? Câu 4 : (4,5 điểm) Tục ngữ là gì? Phân tích câu tục ngữ : “ Đói cho sạch, rách cho thơm”? Dề 12 Câu 1: Thế nào là tục ngữ? Tục ngữ khác ca dao ở điểm nào? Câu 2: Những trường hợp sau đây, trường hợp nào là tục ngữ, trường hợp nào là thành ngữ? a. xấu đều hơn tốt lỏi b. con dại cái mang c. giấy rách phải giữ lấy lề d. già đòn non nhẽ e. dai như đỉa đói f. tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa g. giàu nứt đố đổ vách h. cái khó bó cái khôn i. lươn ngắn chê trạch dài Câu 3: Sau khi học văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh, em có cảm nhận gì?
- Câu 4: Em hiểu biết thêm được gì sau khi tìm hiểu văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của tác giả Đặng Thai Mai? Câu 5: Sau khi học văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của tác giả Phạm Văn Đồng, theo em đời sống vật chất và tác phong giản dị của Bác Hồ thể hiện phẩm chất cao quý nào ở Bác? Câu 6: Qua bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của tác giả Phạm Văn Đồng, em rút ra được bài học gì về lối sống, tác phong sinh hoạt, nói và viết cho bản thân? Câu 7: Nêu ý nghĩa tiêu đề của truyện “Sống chết mặc bay” của tác giả “Phạm Duy Tốn”. Với nội dung của truyện ngắn này, có thể đặt những tiêu đề như thế nào? Câu 8: Tóm tắt truyện “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn. Câu 9: Trong quá trình khắc họa chân dung quan phụ mẫu, tác giả không chỉ miêu tả thái độ, hành động, việc làm của quan phụ mẫu mà còn để cho tính cách nhân vật bộc lộ qua ngôn ngữ đối thoại. Hãy chọn và phân tích ngôn ngữ đối thoại có ý nghĩa bóc trần bản chất của viên quan phụ mẫu. Câu 10: Tại sao nói nghe ca Huế là một thú vui Câu 11: Thế nào là câu rút gọn? Cho ví dụ. Người ta có thể rút gọn câu những trường hợp nào? Câu 12: Câu rút gọn khác câu đặc biệt ở điểm nào? Cho ví dụ. Câu 13: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó: Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà Thống Lí, bố của Thống Lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lại cho chủ nợ một nương ngô.Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà vẫn chưa trả được nợ.Người vợ chết cũng chưa trả hết nợ. (Tô Hoài) Câu 14: Hãy nêu tác dụng của câu đặc biệt, mỗi loại cho một ví dụ minh họa. Câu 15: Bạn Lan hỏi bạn Hoa: - Biển đề tên trường mình có phải câu đặc biệt không nhỉ? - Không. - Vậy ”Ngữ văn 7” ở trên bìa sách của chúng mình có phải là câu đặc biệt không? - Cũng không phải. - Thế biển đề ”Giặt là” trước nhà cậu có phải là câu đặc biệt không? - Đó là câu rút gọn vì mẹ tớ giặt và là mà. Qua câu chuyện của hai bạn, em thấy đúng sai thế nào? Câu 16: Trong các trường hợp sau đây, nếu bỏ quan hệ từ và dấu phẩy thì có thể thay đổi vị trí của trạng ngữ được không? Vì sao? a.Ở xóm tôi, học sinh học chưa giỏi. b. Học sinh, ở xóm tôi, học chưa giỏi. Câu 17: Xác định trạng ngữ trong các câu sau: a. Ngày hôm qua, trên đường làng, lúc 12 giờ trưa đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. b. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không?
- Câu 18: Thế nào là dùng cụm c-v để mở rộng câu? Mỗi trường hợp cho một ví dụ minh họa. Câu 19: Xác định và chỉ ra các kiểu liệt kê trong các câu sau: a. Bác ngồi đó, lớn mênh mông Trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non. (Tố Hữu) b. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. (Hồ Chí Minh) Câu 20: Một nhà văn có nói: ”Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích câu nói trên Đề 14 Câu 1 :Sự giàu đẹp của Tiếng Việt được thể hiện trên những phương diện nào?Hãy nêu một số dẫn chứng để chứng minh? Câu 2 :Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Câu 3 : Nêu ý nghĩa ,công dụng của văn chương? Câu 4 :Nêu nội dung và ý nghĩa của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”? Câu 5 :Giải nghĩa nhan đề “Sống chết mặc bay”? Câu 6 :Nhận xét nghệ thuật của truyện “Sống chết mặc bay”.Nêu tác dụng? Câu 7 :Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn”Sống chết mặc bay”? Đề15 Phần I- Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến." Câu 1(0,5đ) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai ? Câu 2(0,5đ) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì ? Câu 3(1,0đ) Đoạn văn biểu đạt nội dung gì ? Câu 4(1,0đ) Xác định các câu rút gọn có trong đoạn văn ? Phần II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm) Câu 1(2,0đ)Viết đoạn văn ngắn chứng minh rằng: Nói dối có hại cho bản thân. Câu 2(5,0đ) Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: "Có công mài sắt có ngày nên kim" Đề16 Bài tập 1: Nêu tác dụng của những câu in đậm trong đoạn trích sau đây: a) Buổi hầu sáng hôm ấy.Con mẹ Nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường. ( Nguyễn Công Hoan) b) Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ.Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập.
- ( Nguyễn Thị Thu Hiền) c) Đêm. Bóng tối tràn đầy trên bến Cát Bà. ( giáo trình TV 3, ĐHSP) Bài tập 2: Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau: a) Vài hôm sau. Buổi chiều. Anh đi bộ dọc con đường từ bến xe tìm về phố thị. b) Lớp sinh hoạt vào lúc nào? - Buổi chiều c) Bên ngoài. Người đang đi và thời gian đang trôi. ( Nguyễn Thị Thu Huệ) d) Anh để xe trong sân hay ngoài sân? - Bên ngoài e) Mưa. Nước xối xả đổ vào mái hiên. (Nguyễn Thị Thu Huệ) g) Nước gì đang xối xả vào mái hiên thế? - Mưa. Đề 17 I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm). Câu 1: (2 điểm). Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt [ ] Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm [ ] a) Phần trích trên thuộc văn bản nào, của ai ? b) Phương thức biểu đạt chủ yếu của phần trích trên là gì ? c) Hãy nêu tác dụng của phép liệt kê được sử dụng trong phần trích đó. Câu 2: (1 điểm). Chỉ ra cụm C-V làm thành phần câu, làm thành phần cụm trong câu: “ Nước mặn kéo dài khiến mọi người lo lắng.” II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (7 điểm). ĐỀ: Ca dao Việt Nam có câu : ” Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau .” Em hãy viết bài văn nghị luận giải thích câu ca dao trên. Đề 18 I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.” Câu 1: (0.75 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: (1 điểm). Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? Câu 3: (0.5 điểm). Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? Câu 4: (0.75 điểm). Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau?“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín
- đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.” II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (7 điểm). ĐỀ: Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.