Đề cương ôn tập Vật lí Lớp 6 trong thời gian nghỉ tránh dịch corona

docx 3 trang thaodu 2620
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Vật lí Lớp 6 trong thời gian nghỉ tránh dịch corona", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_vat_li_lop_6_trong_thoi_gian_nghi_tranh_dich.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Vật lí Lớp 6 trong thời gian nghỉ tránh dịch corona

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 6 NGHỈ TRÁNH DỊCH CORONA I. MỘT SỐ KIẾN THỨC LÍ THUYẾT CẦN NHỚ 1. Hai lực cân bằng - Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật mà vẫn đứng yên. * Ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó. - Chẳng hạn: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng của 2 lực cân bằng là lực hút của Trái đất tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới và lực đỡ của mặt bàn tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên, hai lực này có độ lớn bằng nhau. 2. Trọng lực - Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Kí hiệu trọng lực : P. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất. - Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật ở gần mặt đất gọi là trọng lượng của vật đó. Trọng lượng kí hiệu là P. - Đơn vị đo lực là niutơn, kí hiệu N. - Trọng lượng quả cân 100g là 1N. 3. Lực đàn hồi - Lò xo là một vật đàn hồi: Sau khi nén hoặc kéo dãn vừa phải rồi buông ra thì chiều dài của lò xo trở lại như cũ. - Cách nhận biết: Tác dụng lực làm cho vật bị biến dạng, sau đó ngừng tác dụng lực nếu vật tự trở về hình dạng cũ: vật có tính đàn hồi. - Khi vật đàn hồi bị nén hoặc kéo dãn, thì nó tác dụng lực lên các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với hai đầu của nó. Lực này gọi là lực đàn hồi * Đặc điểm của lực đàn hồi : + Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn 4. Các công thức cần nhớ a) Công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng P = 10 m Trong đó: m: khối lượng(kg) P: trọng lượng(N) b) Khối lượng riêng: - Khái niệm: Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (m3) chất đó. - Đơn vị của khối lượng riêng là: kilôgam/mét khối ( kí hiệu: kg/ m3) m D Công thức: V Trong đó: m là khối lượng (kg) D là khối lượng riêng (kg/m3) V là thể tích của vật (m3)
  2. * Để xác định khối lượng riêng của một chất, ta đo khối lượng và đo thể tích của một m D vật làm bằng chất đó, rồi dùng công thức: V để tính toán. c) Trọng lượng riêng : - Khái niệm: Trọng lượng riêng của 1 chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích ( m3) chất đó . - Đơn vị của trọng lượng riêng là: Niutơn / mét khối ( kí hiệu: N/m3) P d Công thức: V Trong đó: d là trọng lượng riêng (N/m3) P là trọng lượng (N) V là thể tích của vật (m3) * Ngoài ra ta còn dùng Công thức liên hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng d.= 10 D Trong đó: d là trọng lượng riêng ( N/m3) D là Khối lượng riêng ( kg/m3) 5. Các máy cơ đơn giản - Có 3 loại máy cơ đơn giản: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. - Mặt phẳng nghiêng: Tấm ván dày đặt nghiêng so với mặt nằm ngang, dốc núi, dốc cầu, cầu thang - Đòn bẩy: Búa nhổ đinh, kéo cắt giấy, . - Ròng rọc: Cần cẩu ở công trường xây dựng, ròng rọc kéo gầu nước giếng, . - Công dụng: giúp con người thực hiện các công việc dễ dàng hơn. a/ Mặt phẳng nghiêng: Mặt phẳng càng nghiêng ít, lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ. b/ Đòn bẩy: Mỗi đòn bẩy đều có: + Điểm tựa O + Điểm tác dụng của lực cần nâng F1 là O1 + Điểm tác dụng của lực nâng F2 là O2 + Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1 c/ Ròng rọc: + Ròng rọc cố định: Giúp ta thay đổi hướng của lực kéo. + Ròng rọc động: Giúp ta làm giảm cường độ của lực kéo vật lên (lực kéo vật < trọng lượng của vật) + Palăng: Hệ thống bao gồm cả ròng rọc cố định và ròng rọc động, nó giúp ta vừa có thể làm giảm lực kéo vật lên vừa có thể làm thay đổi hướng của lực kéo. II. BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC Bài 1: Một quả nặng có khối lượng 50g được treo dưới một sợi dây mềm. Biết quả nặng đứng yên. a) Hỏi quả nặng chịu tác dụng của những lực nào? b) Những lực đó có đặc điểm gì? c) Nêu phương, chiều và độ lớn của những lực đó?
  3. Bài 2: Một quả nặng có khối lượng 100g được treo dưới 1 lò xo. Biết quả nặng đứng yên. Hỏi lực đàn hồi do lò xo tác dụng lên quả nặng có độ lớn là bao nhiêu? Vì sao? Bài 3: Một vật có khối lượng 1350kg, có thể tích 500dm3 . Tính: a) Trọng lượng của vật? b) Khối lượng của chất làm vật? c) Trọng lượng riêng của chất làm vật? Bài 4: Một vật bằng chì có thể tích 250dm3, có khối lượng riêng là 11300kg/m3. Tính: a) Khối lượng của vật? b) Trọng lượng của vật? c) Trọng lượng riêng của chất làm vật? Bài 5: Một vật nặng có khối lượng 3 tạ bị rơi xuống mương. Trên bờ có 6 người, lực kéo của mỗi người là 450N. Hỏi 6 người đó có kéo được lên vật lên trực tiếp theo phương thẳng đứng hay không? Vì sao? Bài 6: Theo em, tại sao các tâm tôn lớp nhà lại có dạng lượn sóng mà không làm tôn phẳng? Bài 7: Một lọ thủy tinh được đậy kín bằng nút thủy tinh. Khi nút bị kẹt, theo em có thể làm như thế nào để lấy được nút ra một cách dễ dàng mà không làm hỏng đồ vật? Lưu ý: các em làm vào vở bài tập Vật lí để hôm sau cô chấm lấy điểm nhé!