Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2021-2022

docx 20 trang Hoài Anh 17/05/2022 5200
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_giua_ki_1_mon_dia_ly_lop_8_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi giữa kì 1 môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ CƯƠNG GIỮA KÌ 1 (2021-2022) Câu 1: Trình bày được đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu á? - Châu Á nằm ở nửa cầu Bắc là một bộ phận của lục địa Á-Âu . - Trải dài từ vùng xích đạo đến vùng cực Bắc (1016/ B->77044/ B). - Châu Á giáp với châu Âu, châu Phi và 3 đại dương: Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương. - Châu Á có diện tích lớn nhất thế giới. Câu 2: Nước ta thuộc kiểu khí hậu nào? Cho biết một số thiên tai thường xảy ra ở nước ta. Câu 3: Đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á. a. Địa hình. - Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ chạy theo 2 hướng chính Đ- T, B-N, tập trung ở trung tâm . - Nhiều đồng bằng rộng lớn phân bố ở rìa lục địa. =>Có đủ các dạng địa hình, địa hình bị chia cắt phức tạp. b. Khoáng sản. - Châu Á có nguồn khoáng sản phong phú và trữ lượng lớn, phân bố tương đối rộng khắp. - Các khoáng sản quan trọng: dầu mỏ, khí đốt (Tây Nam Á), than, sắt, nhiều kim loại màu vùng bắc, đông bắc. Câu 4:Trình bày được đặc điểm phân hóa khí hậu của châu Á. Khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng. a. Khí hậu châu Á phân hoá thành nhiều đới khác nhau.
  2. Các đới khí hậu phân hóa từ Bắc xuống Nam: - Đới khí hậu cực và cận cực. - Đới khí hậu ôn đới. - Đới khí hậu cận nhiệt. - Đới khí hậu nhiệt đới. - Đới khí hậu xích đạo. b. Các đới khí hậu châu Á thường phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau. -Mỗi đới khí hậu phân thành nhiều kiểu khí hậu thay đổi từ vùng duyên hải vào nội địa. Tùy theo vị trí gần hay xa biển, địa hình cao hay thấp . Câu 5:Giải thích được được vì sao khí hậu châu Á phân hóa đa dạng thành nhiều đới, nhiều kiểu khí hậu . Câu 6: Sự khác nhau về nơi phân bố và đặc điểm của các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa. a. Sự khác nhau về nơi phân bố và đặc điểm của các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa: Các kiểu Các kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa Các kiểu khí hậu lục địa khí hậu Đặc điểm Phân bố + Khí hậu gió mùa nhiệt đới: Nam Á và Đông - Phân bố chủ yếu ở vùng Nam Á. nội địa và khu vực Tây Nam Á. + Khí hậu gió mùa cận nhiệt và gió mùa ôn đới ở Đông Á.
  3. Đặc điểm Khí hậu gió mùa có đặc điểm là trong năm có mùa đông khô lạnh, mùa 2 mùa rõ rệt hạ khô nóng; lượng mưa trung bình từ 200 – 500 + Mùa đông: có gió từ lục địa thổi ra, không mm, độ ẩ không khí khí khô và lạnh, mưa không đáng kể thấp. - Mùa hạ: có gió từ đại dương thổi vào, thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều. Câu 7:Trình bày được đặc điểm sông ngòi của Châu Á? - Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn(I-ê-nít-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Kông ),nhưng phân bố không đều. - Chế độ nước phức tạp với 3 hệ thống sông lớn: + Bắc Á:mạng lưới sông dày, và các sông lớn đều có hướng N- B, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan. + Ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á (Châu á gió mùa) mạng lưới sông dày, có lượng nước lớn vào mùa mưa. + Tây Nam Á và Trung Á ít sông, nguồn cung cấp nước do tuyết, băng tan. - Giá trị kinh tế: giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Câu 8:Nêu các đặc điểm dân cư xã hội châu á? *Cho biết châu Á là châu lục đông dân trên thế giới: - Châu Á có số dân đông nhất TG (3,766 tỉ người, năm 2002), luôn chiếm hơn ½ dân số toàn thế giới. - Dân số tăng nhanh . - Mật độ dân số cao - Dân cư phân bố không đều. - Do thực hiện chính sách dân số nên tỉ lệ gia tăng dân số châu Á đã giảm (tỉ lệ tăng tự nhiên :1,3% ngang mức TB TG). * Dân cư thuộc nhiêù chủng tộc - Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc: + Chủng tộc Môngôlôít sống chủ yếu ở Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.
  4. + Chủng tộc Ơrôpêôít sống chủ yếu ở Trung Á, Tây Nam Á, Nam Á. +Một số ít chủng tộc Ôxtralôít sống ở Nam Á, Đông Nam Á. - Các chủng tộc chung sống bình đẳng trong hoạt động kinh tế ,văn hóa ,xã hội. Câu 9:Dựa vào bảng số liệu sau: 1980 1990 2002 2020 Năm Châu Châu Á 2625 3226 3766 4652 Thế giới 4439 5309 6215 7754 Tính tỉ lệ dân số của châu Á so với dân số thế giới. Nhận xét về số dân của Châu Á so với thế giới. Câu10: Dựa vào bảng 5.1 trang 16 SGK, So sánh số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Châu Á với Châu Âu, Châu Phi và thế giới trong 50 năm qua. Câu 11: Dựa vào bảng số liệu về sự gia tăng dân số ở châu Á (trang18 SGK) Nhận xét về sự gia tăng dân số ở châu Á. Câu 1: Kiểu khí hậu phổ biến của châu á là: A. Khí hậu nhiệt đới và đại dương. B. Khí hậu ôn đới và gió mùa. C. Khí hậu gió mùa và đại dương. D. Khí hậu gió mùa và lục địa Câu 2: Gió mùa châu á chỉ có ở khu vực Đông Nam á A. Đúng B. Sai Câu 3: Đặc điểm sông ngòi châu A. Mạng lưới sông dày chảy từ nam lên bắc. B. Phân bố đều, chế độ nước phức tạp. C. Nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đều. D. Nhiều sông lớn với nguồn nước do băng tuyết tan cung cấp. Câu 4: Dầu mỏ, khí đốt của châu á tập trung chủ yếu ở: A. Khu vực Tây Nam á . B. Khu vực Trung C. Khu vực Đông Nam D. Khu vực Bắc Câu 5: Đỉnh E-vơ-ret cao nhất thế giới nằm ở: A. Độ B. Trung Quốc C. Nê- pan D. Bu- tan Câu 6: Khí hậu khu vực Tây Nam á khô hạn là do khu vực nằm ở vùng cao áp cận chí tuyến, ít chịu ảnh hưởng của biển. A. Đúng B. Sai II. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và nguồn tài nguyên chủ yếu của khu vực Tây Nam Đặc điểm đó có ảnh hưởng
  5. như thế nào đến tình hình chính trị của khu vực?(1,5 điểm) Câu 2: Trình bày đặc điểm địa hình của khu vực Nam á?(2 điểm) Câu 3: Nêu đặc điểm kinh tế của Nhật Bản ? (2 điểm) Câu 4: Hãy kể tên các nước và vùng lãnh thổ Đông á và vai trò của các nước và vùng lãnh thổ đó trong sự phát triển hiện nay trên thế giới?(1,5 điểm) Câu 1: Nhận xét nào không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của Tây Nam Á A. Nằm ở ngã ba của ba châu lục. B. Tiếp giáp với nhiều vùng biển. C. Có vị trí chiến lươc về kinh tế- chính trị D. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây. Câu 2: Địa hình chủ yếu của Tây Nam Á là A. Núi và cao nguyên B. Đồng bằng C. Đồng bằng và bán bình nguyên D. Đồi núi Câu 3: Khí hậu chủ yếu của Tây Nam Á là A. Khí hậu gió mùa B. Khí hậu hải dương C. Khí hậu lục địa D. Khí hậu xích đạo Câu 4: Tài nguyên quan trọng nhất của khu vực Tây Nam Á là A. Than đá B. Vàng C. Kim cương D. Dầu mỏ Câu 5: Phần lớn dân cư Tây Nam Á theo đạo:
  6. A. Hồi giáo B. Ki-tô giáo C. Phật giáo D. Ấn Độ giáo Câu 6: Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở Tây Nam Á: A. Khai thác và chế biến than đá B. Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ C. Công nghiệp điện tử-tin học D. Công ngiệp nguyên tử, hàng không vũ trụ Câu 7: Đặc điểm chính trị của khu vực Tây Nam Á: A. Tình hình chính trị rất ổn định B. Các nước có nền chính trị hòa bình, và hợp tác với nhau về nhiều mặt C. Tình hình chính trị bất ổn, nhiều cuộc tranh chấp xảy ra. D. Các nước vẫn là thuộc địa. Câu 8: Ở giữa của Nam Á là miền địa hình: A. Hệ thống dãy Hi-ma-lay-a B. Sơn nguyên Đê-can C. Dãy Gát Đông và Gát Tây D. Đồng bằng Ấn-Hằng Câu 9: Miền địa hình phía bắc của Nam Á là miền địa hình: A. Hệ thống Hi-ma-lay-a B. Sơn nguyên Đê-can C. Dãy Gát Đông và Gát Tây D. Đồng bằng Ấn-Hằng Câu 10 : Nam Á có các hệ thống sông lớn: A. sông Mê nam, sông Hồng, sông Mê-Công
  7. B. sông Ti- grơ, sông Ơ-phrát C. sông Hoàng Hà, sông Trường Giang D. sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút. Câu 11 : Dãy Hi-ma-lay-a có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Nam Á A. Đón các khối khí lạnh vào mùa đông, chắn các khối khí mùa hạ vào Nam Á. B. Ngăn chặn ảnh hưởng của gió mùa ảnh hưởng tới Nam Á. C. Chặn các khối khí vào mùa đông tràn xuống, dón gIó muà mùa hạ gây mưa cho sườn núi phía nam. D. gây là hiệu ứng gió phơn khô nóng vào mùa hạ cho Nam Á Câu12: Quốc gia phát triển nhất Nam Á là A. Ấn Độ B. Nê-pan C. Băng-la-det D. Pa-ki-xtan Câu 13: Hoạt động kinh tế chủ yếu của hầu hết các nước trong khu vực Nam Á là A. Dịch vụ B. Công nghiệp C. Nông nghiệp D. Khai thác dầu mỏ Câu 14: Phần hải đảo của Đông Á chịu những thiên tai nào: A. Bão tuyết B. Động đất, núi lửa C. Lốc xoáy D. Hạn hán kéo dài
  8. Câu 15: Phần phía đông đất liền và phần hải đảo của Đông Á chủ yếu nằm trong kiểu khí hậu nào A. Khí hậu gió mùa B. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải C. Khí hậu lục địa D. Khí hậu núi cao Câu 16: Vật nuôi quan trọng nhất ở Bắc Á là: A. Lợn B. Bò C. Ngựa D. Tuần lộc Câu 17: Rừng nhiệt đới ẩm ở châu Á phân bố ở: A. Đông Nam Á và Nam Á B. Nam Á và Đông Á C. Đông Á và Đông Nam Á. D. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á Câu 18: Đới cảnh quan chủ yếu của vùng Tây Nam Á và Trung Á là A. Rừng lá kim. B. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng. C. Hoang mạc và bán hoang mạc. D. Rừng nhiệt đới ẩm. Câu 19 Các nước khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á có các loại cây trồng chủ yếu: A. Lúa mì, bông, chà là. B. Lúa gạo, ngô, chà là.
  9. C. Lúa gạo, ngô, chè. D. Lúa gạo, lúa mì cọ dầu Câu 20. Các con sông lớn ở Bắc Á và Đông Á thường bắt nguồn từ A. vùng Tây Nam Á. B. Vùng Bắc Á. C. vùng núi trung tâm Châu Á. D. Vùng Đông Nam Á. Câu 21. Điểm nào sau đây không đúng với Châu Á ? A. là châu lục có dân số đông nhất thế giới. B. tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất thế giới. C. có nhiều chủng tộc . D. là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn. Câu 22. Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á có đặc điểm chung là A. rất đa dạng nhưng phát triển chưa đều. B. phát triển công nghiệp khai khoáng. C. phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. D. phát triển công nghiệp luyện kim, cơ khí Câu 23. Những nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới ở Châu Á là A. Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan. B. Hàn Quốc, Thái Lan Đài Loan. C. Đài Loan, Ấn Độ, Mông Cổ.
  10. A. Xin-ga-po, A-rập-xê-út, Đài Loan. .Câu 24. Các nước ở Châu Á sử sụng sản phẩm khai thác chủ yếu xuất khẩu gồm A. Ấn Độ, Nhật Bản. B. Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a. C. Trung Quốc, Nhật Bản. D. Cô-oét, A-rập-xê-út. Câu 25. Ngành kinh tế phát triển mạnh nhất hiện nay ở Tây Nam Á là A. trồng lương thưc. B. chăn nuôi. C. Khai thác và chế biến dầu mỏ. D. Thương mại Câu 26. Đại bộ phận Nam Á có khí hậu A. nhiệt đới. B. ôn đới núi cao. C. nhiệt đới gió mùa. D. cận nhiệt đới gió mùa. Câu 27. Điểm nào sau đây không đúng với tự nhiên Nam Á ? A. Sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn. B. Có đồng bằng châu thổ rộng lớn. C. Nơi có lượng mưa nhiều nhất trên thế giới. D. Có nhiều khoáng sản : dầu mỏ, khí đốt
  11. Câu 28. Ở Nam Á, vùng có mật độ dân số cao nhất là A. vùng núi hi-ma-lay-a. B. sơn nguyên Đê-can. C. đồng bằng châu thổ và vùng duyên hải. D. vùng hoang mạc và nội địa. Câu 29: Đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp bởi các con sông: A. Sông Ấn, sông Hằng. B. Sông Hoàng Hà. C. Sông Trường Giang. D. Sông Tigrơ và Ơphrat. Câu 30: Khu vực tập trung đông dân nhất châu Á là: A. Bắc Á. B. Trung Á. C. Đông Á. D. Nam Á. Câu 31: Dựa vào nguồn tài nguyên nào mà một số nước Tây Nam Á trở thành những nước có đời sống cao? A. Kim cương, vàng. B. Than đá, dầu mỏ. C. Dầu mỏ, khí đốt. D. Kim cương, dầu mỏ.
  12. Câu 32: Cảnh quan chủ yếu của nửa phía tây phần đất liền Đông Á là A. Rừng lá kim và rừng hỗn hợp B. Rừng là kim C. Xavan cây bụi D. Thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc Câu 33: Hệ thống núi, sơn nguyên cao hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở đâu phần đất liền của Đông Á A. Phía tây Trung Quốc B. Phía đông Trung Quốc C. Bán đảo Triều Tiên D. Toàn bộ lãnh thổ phần đất liền I. Phần trắc nghiệm (4 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng nhất Câu 1: Khu vực nào sau đây có mạng lưới sông ngòi dày đặc, chế độ nước theo mùa: A. Nam Á, Tây Nam Á, Đông Á. B. Đông Nam Á, Bắc Á, Trung Á. C. Tây Nam Á, Đông Nam Á, Nam Á. D. Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á. Câu 2: Đông Nam Á là khu vực phân bố chủ yếu của chủng tộc nào? A. Ô-xtra-lô-ít. B. Ơ-rô-pê-ô-ít. C. Môn-gô-lô-ít. D. Nê- grô-ít. Câu 3: Quốc gia nào sau đây không được coi là nước công nghiệp mới? A. Hàn Quốc. B. Đài Loan. C. Thái Lan. D. Xin-ga-po. Câu 4: Những nước nào sau đây sản xuất nhiều lương thực nhất thế giới? A. Thái Lan, Việt Nam. B. Trung Quốc, Ấn Độ. C. Nga, Mông Cổ. D. Nhật Bản, Ma-lai-xia. Câu 5: Nước khai thác và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất Châu Á là:
  13. A. Trung Quốc. B. A-rập-xê-út. C. Nhật Bản. D. Ấn Độ. Câu 6: Nước có nhiều động đất và núi lửa nhất Đông Á là: A. Triều Tiên. B. Hàn Quốc. C. Nhật Bản. D. Trung Quốc. Câu 7: So với các khu vực của châu Á, Đông Á là khu vực có số dân đông: A. thứ nhất. B. thứ hai. C. thứ ba. D. thứ tư. Câu 8: Khu vực Tây Nam Á chủ yếu thuộc kiểu khí hậu nào? A. Nhiệt đới khô. B. Cận nhiệt địa trung hải. C. Ôn đới lục địa. D. Nhiệt đới gió mùa. II. Phần tự luận (6 điểm). Câu 1 (1,5 điểm): a) Trình bày đặc điểm dân cư khu vực Nam Á. b) Ở Việt Nam cần có giải pháp nào để giảm sự gia tăng dân số? Câu 2 (1,5điểm): Trình bày đặc điểm địa hình khu vực Đông Á? Câu 3 (3,0 điểm): Cho bảng số liệu: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước(GDP) của Ấn Độ (Đơn vị %) Các ngành kinh tế Tỉ trọng trong cơ cấu GDP Năm 1995 Năm 2001 Nông – Lâm – Thủy sản 28.4 25.0 Công nghiệp – Xây dựng 27.1 27.0 Dịch vụ 44.5 48.0 a) Vẽ biểu đồ hình hình tròn hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ năm 1995 và năm 2001. b) Dựa vào biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét sự thay đổi cơ cấu kinh tế của Ấn Độ năm 1995 và năm 2001.
  14. Trắc nghiệm: Em hãy chọn chữ cái đầu mà ý em cho là đúng nhất: Câu 1. Quốc gia có dân số đông dân nhất châu Á và thế giới là: A. Trung Quốc B. Ấn Độ C. Nhật Bản. D. Hàn Quốc. Câu 2. Hướng gió chính vào mùa hạ ở Đông Nam Á là hướng nào? A. Tây Bắc B. Đông Nam C. Tây Nam D. Đông Bắc Câu 3. Đồng bằng nào không thuộc châu Á? A. Đồng bằng Tu-ran B. Đồng bằng Ấn - Hằng C. Đồng bằng Lưỡng Hà D. Đồng bằng sông Nin Câu 4. Cảnh quan tự nhiên nào dưới đây phổ biến ở khu vực khí hậu nhiệt đới khô? A. Hoang mạc và bán hoang mạc. B. Xavan và cây bụi C. Rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải D. Rừng lá kim Câu 5. Ấn Độ là nơi ra đời của tôn giáo lớn nào dưới đây? A. Ki tô giáo. B. Phật giáo. C. Bà La Môn. D. Hồi giáo. Câu 6. Người dân Tây Nam Á chủ yếu thuộc của chủng tộc ? A. Ô-xtra-lô-ít B. Ơ-rô-pê-ô-ít C. Môn-gô-lô-ít D. Nê-grô-ít. Câu 7. Hướng gió chính vào mùa hạ ở khu vực đông Nam A: A. Tây Bắc B. Đông Nam C. Tây Nam D. Đông Bắc Câu 8. Việt Nam nằm trong khu vực có mật độ dân số trung bình là:? A. Dưới 1 người/km2 B. 1-50 người/km2 C. 51 – 100 người/km2 D.Trên 100 người/km2 Câu 9. Kiểu khí hậu ôn đới lục địa phân bố chủ yếu vực nào? A. Nội địa, Tây nam Á. B. Bắc, Đông bắc Á C. Đông Á ,Đông nam Á D. Trung Á. Nam Á Câu 10. Những sông lớn ở Châu Á đổ ra Ấn Độ Dương là: A. Ôbi, Iênitxây, Lêna B. Hồng, Amua, Cửu Long
  15. C. Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công D. Ấn, Hằng Câu 11. Hướng gió chính vào mùa hạ ở Việt Nam là: A. Tây Bắc B. Đông Nam C. Tây Nam D. Đông Bắc Câu 12. So với các châu lục khác, châu Á có số dân: A. Đứng đầu. B. Đứng thứ hai. C. Đứng thứ ba. D. Đứng thứ tư Câu 13. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiê của châu Á là? A. 2,3 B.1,3% C. 2,4% D. - 0,1 Câu 14. Phần đất liền châu Á không tiếp giáp đại dương nào sau đây? A. Đại Tây Dương. B. Ấn Độ Dương. C. Thái Bình Dương. D. Bắc Băng Dương.: Câu 15.Châu Á có diện tích cả đảo rộng khoảng: A. 44,4 triệu km2 B. 44,5 triệu km2 C. 45,5 triệu km2 D. 54,4 triệu km2 Câu 16: Vị trí Châu Á là trải dài từ: A. Từ cực Bắc đến cực Nam B. Từ vùng cực Bắc đến Xích Đạo C.Từ xích đạo xuống cực Nam D. Từ Băc Băng Dương đến Nam cực Câu 17: Châu Á có 2 kiểu khí hậu phổ biến: A. Khí hậu gió mùa và cận nhiệt B. Khí hậu lục địa và cân cực C. Khí hậu hải dương và khí hậu núi cao D. Khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa Câu 18: Nơi có dân số đông dân nhất nước ta hiện nay là A. Hà Nội. B. Sài Gòn. C. Huế. D. Đà Nẵng. Câu 19: Sông ngòi Nam Á là sông nào? A. sông Mê Công B. Sông Ấn, Hằng C. Sông Nin D. Sông A-ma-zôn Câu 20: Ở châu Á, khu vực nào có khí hậu nhiệt đới khô: A.Tây Nam Á B. Đông Á
  16. C. Bắc Á D. Trung Á Hết ĐÁP ÁN ĐỀ 02 1.A 2.C 3.D 4.A 5.B 6.B 7.C 8.D 9.A 10.D 11.C 12.A 13.B 14.A 15.A 16.B 17.D 18.B 19.B 20.C ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – ĐỊA LÍ 8 - NĂM HỌC 2020 – 2021 Câu 1: Nêu đặc điểm phát triển kinh tế của các nước châu Á? - Sau chiến tranh thế giới II => Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ - Nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước Châu Á có nhiều chuyển biến + Tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP giảm + Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao + GDP/người tăng nhanh - Trình độ phát triển kinh tế- xã hội của các nước Châu Á hiện nay không đồng đều: + Nước phát triển: Có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện như Nhật Bản. + Nước công nghiệp mới: Xin- ga- po, Hàn Quốc, Đài Loan, + Nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, + Nước đang phát triển nhưng nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp như Lào, Cam- phu- chia, Nê- pan, + Nước giàu nhưng trình độ kinh tế- xã hội chưa phát triển cao như Bru-nây, Cô- oét, A-rập-Xê-ut, - Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân nghèo khổ còn chiếm tỉ lệ cao. Câu 2: Vì sao nói Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất ở châu Á? Lúa gạo quan trọng nhất vì:
  17. - Có diện tích đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ - Có khí hậu gió mùa, mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng mưa lớn, thuận lợi cho tưới tiêu, - Có dân cư đông, nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước. - Chiếm 93% sản lượng toàn thế giới. Câu 3: Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu khu vực Tây Nam Á? - Địa hình: Chia làm 3 khu vực + Phía đông bắc: là các dãy núi cao + Ở giữa: Miền đồng bằng Ấn - Hằng rộng và bằng phẳng + Phía nam: Sơn nguyên A- rap chiếm gần hết bán đảo A- rap - Khí hậu: + Chủ yếu nằm trong kiểu nhiệt đới khô, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt Địa Trung Hải. + Đặc điểm: khô nóng quanh năm Câu 4: Giải thích tại sao tình hình chính trị của các nước Tây Nam Á không ổn đinh? - Do vị trí chiến lược: Ngã ba của 3 châu lục Á - Âu – Phi, án ngữ tuyến giao thông huyết mạch trên biển qua kênh đào Xuy-ê. - Thường xuyên xảy ra tranh chấp nguồn nước, đất đai, khoáng sản - Xung đột tôn giáo, dân tộc - Can thiệp từ nước ngoài, đặc biệt là Mĩ và các quốc gia phương Tây Câu 5: Trình bày đặc điểm khí hậu, sông ngòi, cảnh quan khu vực Nam Á? - Khí hậu: đại bộ phận khu vực Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên có sự phân hóa đa dạng: + Đồng bằng và sơn nguyên thấp khí hậu thay đổi theo mùa: mùa đông lạnh, khô, mùa hạ nóng, ẩm. + Các vùng núi cao phân hóa phức tạp theo độ cao. + Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-kix-tan có khí hậu nhiệt đới khô. - Sông ngòi: dày đặc, có các hệ thống sông lớn là sông Ấn, sông Hằng, sông Ba-ra- pút. - Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao. Câu 6: Tôn giáo có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực Nam Á? Tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực: - Người Hồi giáo không ăn thịt lợn và người Ấn Độ giáo không ăn thịt bò. Vì vậy chăn nuôi ít phát triển dù có nhiều điều kiện thuận lợi
  18. - Do thói quen dùng dầu thực vật thay mỡ động vật nên ở Nam Á có diện tích trồng câu lấy dầu như lạc, vừng, thầu dầu rất lớn. - Nam Á là khu vực có nhiều tôn giáo lớn, sự xung đột giữa các sắc tộc, tôn giáo đã làm cho xã hội bất ổn, tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế. - Tôn giáo với những tập tục lạc hậu đã kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội (người dân chống đối các biện pháp hạn chế sinh đẻ, sự phân biệt giai cấp, ) Câu 7: Dựa vào bảng số liệu về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế Ấn Độ năm 1990 và năm 2010 (Đơn vị: %) KHU VỰC KINH TẾ 1990 2010 Nông – Lâm – Thủy sản 29.0 18.0 Công ngiệp – Xây dựng 26.5 27.6 Dịch vụ 44.5 54.4 a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ấn Độ năm 1990 và năm 2010. b. Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ấn Độ năm 1990 và năm 2010. (Lưu ý: Vẽ biểu đồ tròn 2 năm, biểu đồ năm sau to hơn năm trước) Câu 8: Dựa vào bảng số liệu về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ năm 1995 và năm 2001 (Đơn vị: %) KHU VỰC KINH TẾ 1995 2001 Nông – Lâm – Thủy sản 28.4 25.0 Công ngiệp – Xây dựng 27.1 27.0 Dịch vụ 44.5 48.0 a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ và rút ra nhận xét?
  19. b. Sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng phát triển kinh tế như thế nào? (Lưu ý: Vẽ biểu đồ tròn 2 năm, biểu đồ năm sau to hơn năm trước) ĐỀ Câu 1: Hãy nêu đặc điểm địa hình châu Á? Lấy ví dụ để chứng minh cho từng đặc điểm? (2 điểm) Câu 2: Vì sao khí hậu Châu Á phân hóa phức tạp và đa dạng? Châu Á chủ yếu là các kiểu khí hậu nào? Nêu đặc điểm từng kiểu? Việt Nam ta thuộc kiểu khí hậu nào? (3 điểm). Câu 3: Sông ngòi châu Á có những đặc điểm gì? Hãy kể tên 1 số sông lớn của châu Á? (2 điểm) Câu 4: Cho bảng số liệu sau: (3 điểm) Lượng mưa và lưu lượng dòng chảy theo các tháng trong năm tại lưu vực Sông Hồng (Trạm Sơn Tây) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng 19,5 26,5 34,5 104,2 222 262,8 315,7 335,2 271,9 170,1 59,9 17,8 mưa( mm) Lưu lượng 1318 1100 914 1071 1893 4692 7986 9246 6690 4122 2813 1746 ( m3/s) a. Vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa và lưu lượng dòng chảy theo các tháng trong năm tại lưu vực Sông Hồng (Trạm Sơn Tây). b. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét. HẾT TRƯỜNG PTDTNT ĐĂK MIL KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Địa lí Lớp: 8 Thời gian: 45’
  20. ĐỀ Câu 1: Hãy nêu đặc điểm địa hình châu Á? Lấy ví dụ để chứng minh cho từng đặc điểm? (2 điểm) Câu 2: Vì sao khí hậu Châu Á phân hóa phức tạp và đa dạng? Châu Á chủ yếu là các kiểu khí hậu nào? Nêu đặc điểm từng kiểu? Việt Nam ta thuộc kiểu khí hậu nào? (3 điểm). Câu 3: Sông ngòi châu Á có những đặc điểm gì? Hãy kể tên 1 số sông lớn của châu Á? (2 điểm) Câu 4: Cho bảng số liệu sau: (3 điểm) Lượng mưa và lưu lượng dòng chảy theo các tháng trong năm tại lưu vực Sông Hồng (Trạm Sơn Tây) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng 19,5 26,5 34,5 104,2 222 262,8 315,7 335,2 271,9 170,1 59,9 17,8 mưa( mm) Lưu lượng 1318 1100 914 1071 1893 4692 7986 9246 6690 4122 2813 1746 ( m3/s) a. Vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa và lưu lượng dòng chảy theo các tháng trong năm tại lưu vực Sông Hồng (Trạm Sơn Tây). b. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét.