Đề cương ôn thi Hóa học Lớp 8

docx 28 trang Hoài Anh 16/05/2022 4300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn thi Hóa học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_hoa_hoc_lop_8.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi Hóa học Lớp 8

  1. Chương I – CHẤT – NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ Vấn đề 1: Chất Bài 1: Trong các từ sau, từ nào chỉ chất ? Tế bào, nhôm, mái nhà, đường saccarôzơ, đèn cầy (nến), khí mêtan, muối ăn, rượu êtylíc (cồn), kẽm clorua, cây xanh, sắt, canxi cácbônát, cái ly, cái bàn, đá đôlômít. Bài 2: Hãy kể 20 đồ vật (vật thể) khác nhau được làm từ 1 chất và một đồ vật được làm từ 5 chất khác nhau. Bài 3: Một số vật xung quanh ta sau đây, đâu là vật thể tự nhiên ? vật thể nhân tạo: tivi, con mèo, cây hoa, cặp sách, ô tô, bãi cát, quả núi, cái giường, bầu khí quyển, tủ lạnh. Bài 4: Phân biệt đâu là vật thể, đâu là chất trong các câu sau: a) Cơ thể người có 63 – 68% về khối lượng là nước. b) Than chì là chất dùng làm lõi bút chì. c) Dây điện làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo. d) Gạo chứa nhiều tinh bột nhất (khoảng 80%), mì chứa khoảng 70%, khoai và các loại củ khác chứa ít tinh bột hơn. e) Những viên đá quý: hồng ngọc, saphia được tạo nên từ những tinh thể nhôm ôxít có lẫn dấu vết của những ôxít kim loại khác. f) Đường glucôzơ có nhiều nhất trong các quả chín, đặc biệt trong quả nho chín. g) Bóng đèn điện gồm vỏ làm bằng thủy tinh, dây tóc làm bằng kim loại vonfram. h) Từ sắt, nhôm, cao su, chất dẻo chế tạo ra tàu hỏa, ô tô, máy bay. Bài 5: Căn cứ vào tính chất nào mà: a) Đồng nhôm được dùng làm ruột dây điện; còn chất dẻo, cao su được dùng làm vỏ dây ? b) Bạc dùng để tráng gương ? c) Cồn được dùng để đốt ? d) Muối dùng làm gia vị trong quá trình chế biến thức ăn ? Bài 6: Vì sao nói không khí và nước chanh là những hỗn hợp ? Có thể thay đổi độ chua của nước chanh được hay không ? Thay đổi bằng cách nào ? Bài 7: a) Có 3 lọ riêng biệt đựng các chất sau: nước muối, giấm ăn, nước đường. Làm thế nào để phân biệt từng lọ ? b) Có bốn lọ, mỗi lọ đựng một chất lỏng sau: giấm ăn, nước đường, nước muối, rượu. Làm thế nào để nhận biết được chất lỏng đựng trong mỗi lọ ? Bài 8: Có 4 lọ chứa các chất bột sau: bột than, bột nhôm, bột sắt, bột lưu huỳnh. Làm thế nào để phân biệt từng lọ ? Bài 9: Hãy so sánh các tính chất: màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy được của các chất muối ăn, đường và than. Bài 10: a) Hãy nêu cách để phân biệt bột gạo và bột đường. b) Hãy nêu cách tách từng chất ra khỏi hỗn hợp. o o Bài 11: Cồn (rượu etylic) là một chất lỏng, có nhiệt độ t s =78,3 C và tan nhiều trong nước. Làm thế nào để tách riêng được cồn từ hỗn hợp cồn và nước ? Bài 12: Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -196oC oxi lỏng sôi ở -183oC. Làm thế nào để tách riêng được khí oxi và khí nitơ từ không khí ? Bài 13: Làm thế nào để tách nước ra khỏi dầu ăn ? Bài 14: Trong dầu hỏa, người ta thấy có lẫn cát và nước, làm thế nào để tách cát và nước ra khỏi dầu hỏa ? Bài 15: Làm thế nào để tách lấy muối từ nước biển ? Bài 16: Trộn 3 chất: bột sắt, bột than, bột lưu huỳnh với nhau, làm thế nào có thể tách riêng bột sắt ra khỏi hỗn hợp ? Bài 17: Làm thế nào để tách vụn sắt ra khỏi vụn đồng ? Bài 18: Cho một hỗn hợp gồm: bột sắt, bột lưu huỳnh và muối ăn. Hãy nêu phương pháp tách hỗn hợp trên và thu mỗi chất ở trạng thái riêng biệt (dụng cụ hóa chất coi như đầy đủ). Bài 19: Biết rằng sắt có thể bị nam châm hút, có khối lượng riêng D = 7,8g/cm3; nhôm có D = 2,7g/cm3 và gỗ tốt (coi như là xenlulozơ) có D ≈ 0,8g/cm3. Hãy nói cách làm để tách riêng mỗi chất trong hỗn hợp vụn rất nhỏ ba chất.
  2. Bài 20: Nung nóng đều dần một chất rắn A trong thời gian 20 phút. Nhiệt độ gây ra sự biến đổi các trạng thái của chất rắn A được biểu thị bằng đồ thị sau: a) Ở nhiệt độ nào thì chất A nóng chảy ? b) Ở nhiệt độ nào thì chất A sôi ? c) Ở nhiệt độ cao nhất là bao nhiêu để chất A có thể tồn tại ở trạng thái rắn ? d) Hãy cho biết A ở trạng thái nào (rắn, lỏng hay khí) khi A ở những nhiệt độ sau: 25oC; 50oC; 100oC. e) Ở nhiệt độ nào thì chất A vừa tồn tại ở trạng thái rắn vừa tồn tại ở trạng thái lỏng ? Vừa ở trạng thái lỏng vừa ở trạng thái khí ? Vấn đề 2: Nguyên tử - Nguyên tố hóa học Bài 1: Hãy điền vào chỗ trống các từ hay cụm từ thích hợp trong các câu sau: - Nguyên tử được tạo nên từ ba loại hạt cơ bản là ___(1)___. - Hạt mang điện dương là ___(2)___ ở trong ___(3)___, có kí hiệu là ___(4)___. - Hạt không mang điện là ___(5)___ cũng ở trong ___(6)___, có kí hiệu là ___(7)___. - Hạt mang điện âm là ___(8)___ ở phần ___(9)___, có kí hiệu là ___(10)___. - Trong một nguyên tử ___(11)___ = ___(12)___. Bài 2: Cho biết số proton trong hạt nhân, số electron trong nguyên tử, số lớp electron và số electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tử được biểu diễn bằng các sơ đồ sau: Bài 3: Cho biết ý nghĩa của cách viết sau đây: 4F, 2S, O, 3Cu, 5N, 3Fe Bài 4: Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học để diễn đạt các ý sau: - Năm nguyên tử hiđro - Sáu nguyên tử cácbon - Hai nguyên tử nhôm - Ba nguyên tử đồng - Bốn nguyên tử nitơ - Bảy nguyên tử kali. Bài 5: Tìm nguyên tử khối của các nguyên tố sau (tra bảng 1, trang 42 SGK): C, Mg, Ca, Cu, Fe, Hg và cho biết nguyên tử của các nguyên tố trên nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với nguyên tử của nguyên tố oxi. Bài 6: Có 4 kim loại là Ag, Hg, Cu, Al. Hãy cho biết nguyên tử của nguyên tố kim loại nào là nặng nhất. Chúng nặng hơn nguyên tử nhẹ nhất là bao nhiêu lần ? Bài 7: Hãy so sánh xem nguyên tử oxi nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với nguyên tử hiđro, nguyên tử lưu huỳnh và nguyên tử cacbon ? Bài 8: a) Hãy cho biết 1 đvC tương ứng với bao nhiêu gam, bao nhiêu kilôgam ? b) Tính khối lượng nguyên tử theo kilogam của các nguyên tố sau: Al, Cl, N, Cu, Fe, O. c) Tính khối lượng nguyên tử theo gam của các nguyên tố sau: Be, C, P, S, Li. Bài 9: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử M là 16, trong hạt nhân nguyên tử M có 6 hạt nơtron. Tính số lượng hạt mỗi loại và cho biết M là nguyên tố nào ? Bài 10: Tổng số hạt trong nguyên tử A là 36, số hạt không mang điện trong nguyên tử là 12. Tính số lượng hạt mỗi loại và xác định tên nguyên tử A.
  3. Bài 11: Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong một nguyên tử của nguyên tố X là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Hỏi X là nguyên tố gì ? Bài 12: Một nguyên tử có tổng số hạt là 276, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 40. Tính số lượng hạt mỗi loại. Bài 13: Tổng số hạt trong một nguyên tử (R) là 52, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Xác định (R). Bài 14: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 82. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Xác định nguyên tố X. Bài 15: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35%. Tính số hạt mỗi loại và cho biết tên nguyên tử. Bài 16: Tổng số hạt trong một nguyên tử là 28, số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Tìm tên nguyên tử. Bài 17: Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Xác định nguyên tử khối của R. (Lưu ý: Nguyên tử khối = số proton + số nơtron) -13 -27 Bài 18: Hạt proton có bán kính là r = 2.10 cm, có khối lượng là mp = 1,6726.10 kg. a) Tính khối lượng riêng của proton (cho biết thể tích hình cầu có bán kính là r được tính theo công thức = 4 3. 3 b) Tính khối lượng riêng của nguyên tử hiđro, biết bán kính nguyên tử hiđro là r’ = 5,3.10-9 cm và hạt nhân nguyên tử chỉ có 1 proton (không có nơtron). Bài 19: Có 6 nguyên tố hóa học được đánh số là: (1), (2), (3), (4), (5), (6). Biết rằng: - Nguyên tử (6) nặng hơn nguyên tử (3) khoảng 1,66 lần. - Nguyên tử (3) nặng hơn nguyên tử (4) khoảng 1,16 lần. - Nguyên tử (4) nặng hơn nguyên tử (2) khoảng 1,4 lần. - Nguyên tử (2) nặng hơn nguyên tử (5) khoảng 2,857 lần. - Nguyên tử (5) nặng hơn nguyên tử (1) khoảng 1,166 lần. Biết nguyên tử (1) có nguyên tử khối là 12. Hãy tìm tên và kí hiệu hóa học của các nguyên tố nói trên. Bài 20: Cho biết thành phần hạt nhân của tám nguyên tử như sau: (1) (2) (3) (4) (12p, 14n), (13p, 14n), (12p, 12n), (11p, 8n), (5) (6) (7) (8) (12p, 12n), (12p, 13n), (13p, 15n), (13p, 10n). a) Tám nguyên tử này thuộc về bao nhiêu nguyên tố hóa học khác nhau ? b) Viết tên, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của mỗi nguyên tố. Bài 21: Nguyên tử sắt có điện tích hạt nhân là 26+. Trong nguyên tử số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Tính nguyên tử khối của sắt. Bài 22*: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử A và B là 142, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử A là 12. Tìm hai nguyên tử A và B Bài 23*: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử A’ và B’ là 177, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử A là 8. Tìm hai nguyên tử A’ và B’ Bài 24*: Dựa vào bảng 1, trang 42 SGK, hãy vẽ sơ đồ nguyên tử của 20 nguyên tố có số proton từ 1 đến 20. Cách vẽ các lớp electron: Lớp thứ nhất (lớp gần hạt nhân nhất) chứa tối đa 2e, lớp thứ hai chứa tối đa 8e, lớp thứ ba chứa tối đa 8e và lớp thứ tư chứa tối đa 2e (Lưu ý: cách vẽ này chỉ đúng đối với những nguyên tử của nguyên tố có số proton từ 1 đến 20). Vấn đề 3: Đơn chất và hợp chất – Phân tử - Công thức hóa học. Bài 1: Hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất, là hợp chất, trong số các chất dưới đây: a) Kim loại bạc tạo nên từ Ag b) Photpho trắng tạo nên từ P c) Canxi clorua do hai nguyên tố canxi và clo cấu tạo nên d) Bạc nitrat có phân tử gồm một nguyên tử bạc, một nguyên tử nitơ và ba nguyên tử oxi liên kết với nhau
  4. e) Đường glucôzơ có phân tử gồm 6C, 12H và 6[O] liên kết với nhau f) Khí nitơ có phân tử gồm 2N liên kết với nhau g) Axit brom hiđric được tạo nên từ H và Br Bài 2: Cho biết: - Phân tử axit nitric có 1 nguyên tử H, 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử O - Phân tử ozon có 3 nguyên tử oxi - Phân tử canxi cacbonat (đá vôi) có 1 nguyên tử Ca, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O - Phân tử hiđro có 2 nguyên tử H - Phân tử natri clorua (muối ăn) có 1 nguyên tử Na và 1 nguyên tử Cl Hỏi: a) Chất nào là đơn chất ? Chất nào là hợp chất ? Giải thích. b) Tính phân tử khối (PTK) của các chất. c) Phân tử của các chất đó nặng hơn phân tử hiđro bao nhiêu lần ? d) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố hóa học có trong hợp chất. Bài 3: Cho công thức hóa học của một số chất như sau a) Fe b) O2 c) CO2 d) SO3 e) BaCO3 f) MgSO4 g) CuCl2 h) NaHSO4 Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất Bài 4*: Tính phân tử khối của các chất sau: 5NaCl; 6Cu; 2CuSO4; NH4NO3; C2H4(OH)2; CuSO4.5H2O; Na2CO3.10H2O; KCl.MgCl2.6H2O; (NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O Bài 5: Phân tích một hợp chất người ta nhận thấy thành phần khối lượng của nó có 50% là lưu huỳnh và 50% là oxi. Hãy cho biết trong một phân tử hợp chất tỉ số giữa số nguyên tử S và số nguyên tử O là bao nhiêu ? 3 Bài 6: Một hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là C và O. Biết tỉ lệ về khối lượng của C đối với O là = . 8 a) Tìm tỉ số giữa số nguyên tử C và số nguyên tử O có trong một phân tử hợp chất. b) Tính PTK của hợp chất biết trong một phân tử hợp chất có 1 nguyên tử C. Bài 7: Muối ăn gồm hai nguyên tố hóa học là natri (Na) và clo (Cl), trong đó natri chiếm 39,3% theo khối lượng. Hãy tìm công thức hóa học của muối ăn biết PTK của nó gấp 29,5 lần PTK của hiđro Vấn đề 4: Hóa trị Bài 1: Tính hóa trị của các nguyên tố: a) Đồng trong các hợp chất: CuO và Cu2O b) Nitơ trong các hợp chất N2O, NO, N2O3, NO2 và N2O5 c) Sắt trong các hợp chất FeO và Fe2O3 d) Lưu huỳnh trong các hợp chất H2S, SO2, SO3 e) Cacbon trong CH4, CCl4, CO, CO2 e) Clo trong Cl2O, Cl2O3, Cl2O7 Bài 2: Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong công thức hóa học của các hợp chất sau, cho biết S hóa trị II: K2S, MgS, Cr2S3, CS2. Bài 3: Tính hóa trị của các nhóm nguyên tử trong những hợp chất sau: CaCO3, CuSO4, Ba3(PO4)2, Ca(NO3)2, K2CO3, Al2(SO4)3, Al(OH)3 Biết hóa trị của các nguyên tố: Ca:II, Cu:II, Ba:II, Al:III, K:I. Bài 4: Lập công thức hóa học của những hợp chất sau đây: a) Mg(II) và O b) P(V) và O c) C(IV) và S(II) d) Al(III) và O e) Si(IV) và O f) P(III) và H g) Fe(III) và Cl(I) h) Li(I) và N(III) i) Mg và nhóm OH k) Ca và nhóm PO4 l) Cr(III) và nhóm SO4 m) Fe(II) và nhóm SO4 n) Cr(III) và nhóm OH o) Cu(II) và nhóm NO3 p) Mn(II) và nhóm SO4 q) Ba và nhóm HCO3(I) Bài 5: Muối crom sunfat có phân tử khối là 392 và có công thức Cr2(SO4)x. Tìm hóa trị của crom. Cho biết hóa trị của nhóm SO4 là II. Bài 6: Cho biết công thức hóa học của nguyên tố X với nhóm (SO4) hóa trị II và hợp chất của nhóm nguyên tử Y với H như sau: X2(SO4)3, H2Y. Xác định công thức hóa học hợp chất của X và Y. Bài 7: Một oxit có công thức phân tử Mn2Ox, có phân tử khối là 222. Xác định hóa trị của Mn. Bài 8*: Một hợp chất (N) được tạo nên từ hai nguyên tố: kim loại X và oxi. Biết trong hợp chất (N), X có hóa trị VI và chiếm 52% về khối lượng. Xác định công thức hóa học của hợp chất (N) Bài 9: Công thức hóa học của R với hiđro là H2R và M với oxit là M2O3. Nếu R và M kết hợp với nhau thì có công thức hóa học là: A. M2R B. M3R2 C. M2R3 D. MR Giải thích sự lựa chọn.
  5. Chương II – PHẢN ỨNG HÓA HỌC Vấn đề 1: Sự biến đổi chất Bài 1: Xét các hiện tượng sau đây và chỉ rõ đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa học. a) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi b) Khi đốt đèn cồn, cồn cháy biến đổi thành khí cacbonic và hơi nước c) Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện chạy qua d) Nhựa đường được đun nóng, chảy lỏng e) Lưu huỳnh cháy tạo thành khí sunfurơ SO2 f) Nước đá tan thành nước lỏng g) Sắt bị gỉ chuyển thành một chất màu đỏ h) Thủy tinh nóng chảy i) Cho vôi sống (CaO) hòa tan vào nước Bài 2: Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào đâu ta có thể dự đoán được đó là hiện tượng hóa học ? Bài 3: Khi chiên mỡ có sự biến đổi như sau: trước hết một phần mỡ bị chảy lỏng và nếu tiếp tục đun quá lửa thì mỡ sẽ khét. Trong giai đoạn trên, giai đoạn nào có sự biến đổi hóa học ? Giải thích. Bài 4: Đập nhỏ đá vôi rồi xếp vào lò nung ở nhiệt độ khoảng 10000C ta được vôi sống và có khí cacbon đioxit thoát ra từ miệng lò. Cho vôi sống vào nước ta được vôi tôi. Đâu là sự biến đổi vật lí ? sự biến đổi hóa học ? Bài 5: Xét các thí nghiệm sau với chất rắn natri hiđrocacbonat NaHCO3 (còn gọi là thuốc muối) như sau: a) Hòa tan một ít bột NaHCO3 vào nước được dung dịch trong suốt. b) Hòa tan một ít bột NaHCO3 vào nước chanh hoặc giấm thấy sủi bọt. c) Đun nóng một ít bột NaHCO3 trong ống nghiệm, màu trắng không đổi nhưng thoát ra một chất khí có thể làm đục nước vôi trong. Hãy cho biết trong những thí nghiệm trên, đâu là sự biến đổi vật lí, đâu là sự biến đổi hóa học ? Giải thích. Vấn đề 2: Phản ứng hóa học Bài 1: Ghi lại phương trình chữ của phản ứng hóa học trong các hiện tượng mô tả dưới đây: a) Đốt lưu huỳnh ngoài không khí, lưu huỳnh hóa hợp với khí oxi tạo ra khí sunfurơ SO2 có mùi hắc b) Ở nhiệt độ cao, nước bị phân hủy sinh ra khí hiđro và khí oxi c) Khi nung, đá vôi CaCO3 bị phân hủy sinh ra vôi sống CaO và khí cacbonic CO2 d) Vôi tôi Ca(OH)2 tác dụng với khí CO2 tạo ra CaCO3 và H2O Bài 2: Ghi lại phương trình chữ của phản ứng xảy ra trong hiện tượng mô tả dưới đây: a) Cho axit nitric loãng tác dụng với đinh sắt tạo muối nitrat và khí nitơ oxit không màu, khí này tiếp xúc với không khí trở thành khí nitơ đioxit màu nâu đỏ b) Sắt cháy trong oxi, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là oxit sắt từ có công thức hóa học Fe3O4 c) Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt. Đưa lưu huỳnh đang cháy vào bình oxi nó cháy mãnh liệt hơn nhiều tạo thành khói màu trắng là khí sunfurơ
  6. Vấn đề 3: Định luật bảo toàn khối lượng Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 3,25 g kẽm trong dung dịch axit clohiđric, sau phản ứng thu được 6,8 g muối kẽm clorua và 0,1 g khí hiđro. Tính khối lượng axit clohiđric tham gia phản ứng. Bài 2: Hòa tan hết 5,6 (g) sắt (III) oxit cần dùng 13,23 (g) axit nitric. Sau phản ứng thu được a (g) muối sắt (III) nitrat cà 1,89 (g) nước. Tính m. Bài 3: Lưu huỳnh cháy theo phản ứng hóa học sau: Lưu huỳnh + Khí oxi → Khí sunfurơ Cho biết khối lượng lưu huỳnh là 48 g, khối lượng khí sunfurơ thu được là 96 g. Hãy tính khối lượng oxi đã tham gia phản ứng Bài 4: Khi phân hủy 2,7 g thủy ngân oxit, người ta thu được 0,16 g oxi. Tính khối lượng thủy ngân thu được, biết phương trình chữ xảy ra như sau: Thủy ngân oxit → Thủy ngân + oxi Bài 5: Khi nung canxi cacbonat (đá vôi) người ta thu được canxi oxit (vôi sống) và khí cacbonic. a) Tính khối lượng khí cacbonic sinh ra khi nung 5 tấn canxi cacbonat và được 2,8 tấn canxi oxit b) Nếu thu được 112 kg canxi oxit và 88 kg khí cacbonic thì trong trường hợp này, khối lượng canxi cacbonat tham gia phản ứng là bao nhiêu ? Bài 6: Khi đun nóng malachit (quặng đồng), chất này bị phân hủy thành đồng (II) oxit, hơi nước và khí cacbonic. a) Nếu khối lượng malachit mang nung là 2,22 g, thu được 1,60 g đồng (II) oxit và 0,18 g nước thì khối lượng khí cacbonic phải thu được là bao nhiêu ? b) Nếu thu được 8 g đồng (II) oxit, 0,9 g nước và 2,2 g khí cacbonic thì khối lượng malachite mang nung là bao nhiêu ? Bài 7: Một bình cầu chứa không khí và có đựng bột magie được khóa chặt lại và đem cân (hình vẽ) để xác định khối lượng Sau đó đun bình cầu một thời gian rồi để nguội và đem cân lại a) Hỏi khối lượng bình cầu nói trên có thay đổi không ? Tại sao ? b) Mở khóa ra và cân lại thì liệu khối lượng bình cầu có khác không ? Vấn đề 4: Phương trình hóa học Bài 1: Cân bằng các phương trình hóa học (PTHH) sau và cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng: 1) Na + O2 ― ― → Na2O Bài 2: Cân bằng các PTHH sau và cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử của từng cặp chất trong phản ứng: 2) H2 + O2 ― ― → H2O Bài 3: Đốt cháy 1,5 g kim loại Mg trong không khí thu được 2,5g hợp chất magie oxit MgO a) Viết PTHH b) Xác định khối lượng oxi đã tham gia phản ứng Bài 4: Cho m g kim loại natri vào 50 g nước thấy thoát ra 0,05 g khí hiđro (H2) và thu được 51,1g dung dịch natri hiđroxit (NaOH). a) Viết phương trình hóa học của phản ứng. b) Tính giá trị của m. Bài 5: Cho 54 g Al tác dụng với dung dịch chứa 147 (g) H2SO4 tạo ra 171 (g) Al2(SO4)3 và a (g) khí H2 a) Lập PTHH của phản ứng trên b) Viết công thức về khối lượng giữa các chất trong phản ứng hóa học trên c) a = ? Bài 6: Đốt cháy a (g) Na trong khí oxi tạo ra 12,4 (g) Na2O a) Lập PTHH. Tính khối lượng O2 phản ứng biết a = 6,9 (g) b) Nếu a = 21 và khối lượng O2 = 9 (g) thì khối lượng Na2O tăng hay giảm bao nhiêu lần ?
  7. Bài 7: Nung 10,7 g Fe(OH)3 sau một thời gian thu được 8,64 g Fe2O3 và 2,16 g H2O a) Viết PTHH b) Tính phần trăm về khối lượng Fe(OH)3 tham gia phản ứng Bài 8: Nung 3,675 g KClO3 sau một thời gian thu được 1,67625 g KCl và 1,08 g O2 a) Viết PTHH b) Tính hiệu suất phản ứng (tức là % khối lượng KClO3 tham gia phản ứng) Bài 9: Cân bằng các PTHH sau: 1) K + Cl2 ― ― → KCl 2) Fe + O2 ― ― → Fe3O4 3) N2 + H2 ― ― → NH3 4) Fe2O3 + H2 ― ― → Fe + H2O 5) Mg + CO2 ― ― → MgO + C 6) P + O2 ― ― → P2O5 7) Ca(OH)2 + CO2 ― ― → CaCO3 ↓ + H2O 8) K + H2O ― ― → KOH + H2 ↑ 9) Fe + HCl ― ― → FeCl2 + H2 ↑ 10) Al + H2SO4 ― ― → Al2(SO4)3 + H2 ↑ 11) Fe + S ― ― → FeS 12) Al(OH)3 ― ― → Al2O3 + H2O 13) HgO ― ― → Hg + O2 ↑ 14) CuCl2 + KOH ― ― → Cu(OH)2 ↓ + KCl 15) Cu(OH)2 ― ― → CuO + H2O 16) CaC2 + H2O ― ― → Ca(OH)2 + C2H2 ↑ 17) KMnO4 ― ― → K2MnO4 + MnO2 ↓ + O2 ↑ 18) CaCl2 + AgNO3 ― ― → Ca(NO3)2 + AgCl ↓ 19) NaHCO3 ― ― → Na2CO3 + CO2 + H2O 20) KClO3 ― ― → KCl + O2 21) FeS2 + O2 ― ― → Fe2O3 + SO2 22) Fe2O3 + CO ― ― → Fe + CO2 23) Fe(OH)2 + O2 + H2O ― ― → Fe(OH)3 24) Cl2 + KOH ― ― → KCl + KClO3 + H2O 25) NaHSO4 + Al2O3 ― ― → Al2(SO4)3 + Na2SO4 + H2O 26) C3H4 + O2 ― ― → CO2 + H2O 27) C4H8O2 + O2 ― ― → CO2 + H2O 28) FexOy + Al ― ― → Fe + Al2O3 29) FexOy + HCl ― ― → FeCl2y/x + H2O 30) FexOy + CO ― ― → FeO + CO2 31) M + O2 ― ― → MaOb (với M là kim loại chưa biết) 32) NxOy + Cu ― ― → CuO + N2 33) CxHy + O2 ― ― → CO2 + H2O 34) CnH2n+2 + O2 ― ― → CO2 + H2O 35) CnH2n + O2 ― ― → CO2 + H2O 36) CnH2n-2 + O2 ― ― → CO2 + H2O 37) CnH2n-6 + O2 ― ― → CO2 + H2O 38) CxHyOz + O2 ― ― → CO2 + H2O 39) CnH2n+3N + O2 ― ― → CO2 + H2O + N2 40) CmH2m+1COONa + O2 ― ― → CO2 + H2O + Na2CO3 Bài 10: Cho sơ đồ sau: Cr(OH)y + H2SO4 ― ― → Crx(SO4)y + H2O a) Tìm x và y (biết x ≠ y) b) Lập PTHH. Cho biết tỉ lệ về số phân tử giữa các chất trong phản ứng Bài 11: Cho sơ đồ phản ứng:
  8. Al(OH)y + HNO3 ― ― → Alx(NO3)y + H2O a) Tìm x và y b) Lập PTHH và cho biết tỉ lệ về số phân tử của từng cặp chất trong phản ứng Bài 12: Hoàn thành các PTHH sau: a) Na + → Na2O 0 b) Mg + 푡 MgO 0 c) + 푡 HCl 푡0 d) + Fe3O4 푡0 e) + CuCl2 Bài 13: Hiđro và oxi tác dụng với nhau tạo thành nước. Phương trình hóa học nào sau đây đã được viết đúng ? A. 2H + O → H2O B. H2 + O → H2O C. H2 + O2 → 2H2O D. 2H2 + O2 → 2H2O Bài 14*: Cân bằng các PTHH: 푡0 1) Cu + HNO3 đặc Cu(NO3)2 + NO2 ↑ + H2O 푡0 2) Cu + HNO3 loãng Cu(NO3)2 + NO↑ + H2O 푡0 3) Cu + H2SO4 đặc CuSO4 + SO2↑ + H2O 푡0 4) Ag + HNO3 đặc AgNO3 + NO2 ↑+ H2O 푡0 5) Ag + HNO3 loãng AgNO3 + NO↑ + H2O 푡0 6) Ag + H2SO4 đặc Ag2SO4 + SO2↑ + H2O 푡0 7) Fe + HNO3 đặc Fe(NO3)3 + NO2↑ + H2O 푡0 8) Fe + HNO3 loãng Fe(NO3)3 + NO ↑+ H2O 푡0 9) Fe + H2SO4 đặc Fe2(SO4)3 + SO2 ↑+ H2O 푡0 10) Al + HNO3 đặc Al(NO3)3 + NO2↑ + H2O 푡0 11) Al + HNO3 rất loãng Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O 푡0 12) Zn + HNO3 rất loãng Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O 푡0 13) C + H2SO4 đặc CO2↑ + SO2↑ + H2O 푡0 14) C + HNO3 đặc CO2↑ + NO2↑ + H2O 푡0 15) S + H2SO4 đặc SO2↑ + H2O 푡0 16) P + H2SO4 đặc H3PO4 + SO2↑ + H2O 푡0 17) P + HNO3 đặc H3PO4 + NO2↑ + H2O 푡0 18) CrO + HNO3 loãng Cr(NO3)3 + NO↑ + H2O 푡0 19) Cr(OH)2 + H2SO4 đặc Cr2(SO4)3 + SO2↑ + H2O 푡0 20) FeCO3 + HNO3 loãng Fe(NO3)3 + CO2↑ + NO↑ + H2O 21) NaNO2 + KMnO4 + H2SO4 → NaNO3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O 22) KMnO4 + HCl đặc → KCl + MnCl2 + Cl2↑ + H2O 23) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O 푡0 24) K2Cr2O7 + HCl đặc KCl + CrCl3 + Cl2↑ + H2O Chương III – MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC Vấn đề 1: Một số công thức tính toán trong hóa học Bài 1: Có bao nhiêu nguyên tử chứa trong:
  9. a) 2 mol nhôm (Al) b) 0,1 mol lưu huỳnh (S) c) 18 g nước (H2O) d) 6,3 g axit nitric (HNO3) (Lấy số Avogadro N = 6.1023). Bài 2: Hãy cho biết số nguyên tử hoặc phân tử có trong những lượng chất sau: 0,1 mol nguyên tử H; 0,15 mol phân tử CO2; 10 mol phân tử H2O 0,01 mol phân tử H2; 0,24 mol nguyên tử Fe; 1,44 mol nguyên tử C Bài 3: Tính số phân tử nước (H2O) có trong một giọt nước (0,05 g). Bài 4: Cho biết Fe = 56, N = 14. Hỏi: a) Trong 280 g sắt có bao nhiêu nguyên tử sắt ? Khối lượng của một nguyên tử sắt là bao nhiêu ? b) Trong 280 g nitơ có bao nhiêu mol phân tử nitơ ? Ở đktc lượng nitơ trên chiếm thể tích là bao nhiêu lít ? Bài 5: Tính khối lượng của: a) 0,5 mol O2 b) 0,4 mol H2 c) 1,5 mol H2O d) 2 mol natri clorua NaCl (muối ăn). Bài 6: Tính khối lượng của: a) 0,5 mol Mg; 0,5 mol Zn b) 0,3 mol N; 0,3 mol O c) 2 mol NH3; 2 mol O2 d) 0,4 mol MgO; 0,4 mol Al2O3. Bài 7: Hãy cho biết khối lượng (gam) của những đại lượng sau: 1 mol S; 0,25 mol C; 0,2 mol nguyên tử Cl; 0,6 mol Mg; 0,1 mol phân tử N2 0,75 mol Cu; 0,25 mol H2O; 1,75 mol NaCl 0,25 mol C12H22O11 ; 2,5 mol HCl Bài 8: Hãy xác định khối lượng của những lượng chất sau: a) 0,01 mol nguyên tử O; 0,01 mol phân tử O2; 2 mol nguyên tử Cu b) 2,25 mol phân tử H2O; 0,15 mol phân tử CO2. c) 0,05 mol của mỗi chất sau: NaCl, H2O, C12H22O11 Bài 9: Hãy tìm thể tích của những lượng khí sau ở đktc: a) 0,05 mol phân tử O2; 0,15 mol phân tử H2; 14 mol phân tử CO2. b) 0,02 mol Cl2; 2,5 mol NH3; 0,125 mol CH4; 0,25 mol CO2; 0,25 mol O2. c) 21 g N2; 8,8 g CO2; 1,456 g N2; 4,97 g Cl2; 0,4 g CH4; 0,135 g H2. 23 23 22 d) 9.10 phân tử H2; 0,3.10 phân tử CO; 2NA phân tử C2H4; 3.10 phân tử SO2. e) 0,02 mol của mỗi chất khí: CO, CO2, H2, O2. f) Hỗn hợp khí gồm có: 0,75 mol CO2; 0,25 mol N2 và 0,5 mol O2. Bài 10: Hãy tìm thể tích của những lượng khí sau ở điều kiện thường (200C , 1atm): a) 0,25 mol F2; 0,5 mol khí (A); 0,75 mol khí CH3NH2 23 b) 14,4 gam O3; 3.10 phân tử H2S Bài 11: Có bao nhiêu mol: a) Cl2 trong 7,1 g Cl2 ? b) CaCO3 trong 10 g CaCO3 ? c) S trong 6,4 g lưu huỳnh ? d) Ag trong 10,8 g bạc ? e) Cu trong 256 g đồng kim loại ? Bài 12: Hãy tìm số mol nguyên tử hoặc phân tử của những lượng chất sau: a) 0,6N nguyên tử O; 1,8N phân tử N2; 0,9N nguyên tử H; 1,5N phân tử H2; 0,15N phân tử CO2; 0,05N nguyên tử C. 23 23 23 b) 24.10 phân tử H2O; 1,44.10 phân tử CO2; 0,66.10 phân tử C12H22O11 Bài 13: Hãy cho biết số mol của những khối lượng chất sau: a) 4 g cacbon; 62 g photpho; 42 g sắt. b) 3,6 g nước; 95,48 g khí cacbonic; 14,625 g muối ăn. c) 15 g CaCO3; 9,125 g HCl; 100g CuO; 95,48 g khí CO2; 14,625 g NaCl; 38,34 g nước. Bài 14: Tính số mol của những thể tích chất khí sau ở đktc: a) 1,12 lít NO; b) 5,6 lít NO2; c) 0,28 lít N2O; d) 0,448 lít N2; e) 6,72 lít (CH3)2NH; f) 0,224 lít C2H5NH2; g) 10,08 lít (CH3)3N; h) 16,8 lít CH3NH2; i) 8,4 lít NH3; k) 2,688 lít C2H2; l) 33,6 lít CH4; m) 35,84 lít C2H4; n) 51,52 lít SO2; o) 20,16 lít H2S; p) 0,1568 lít Ar. Bài 15: Tính thể tích (ở đktc) của: a) 11,2 g khí CO; 14,08 g khí CO2; 0,4 g khí He; 2,4 g khí neon; 0,19 g khí F2; 4,32 g khí O3 b) 14,6 g khí hiđro clorua HCl; 15,66 g khí C4H10; 27,3 g khí C3H6; 142 g khí Cl2 23 22 21 c) 6.10 phân tử khí O2; 3.10 phân tử khí N2; 9.10 phân tử khí H2S Bài 16: Hãy tìm khối lượng của các chất khí sau, thể tích các khí đã cho đều được đo ở đktc: a) 1,2768 lít H2; b)8,96 lít N2; c) 3,36 lít O2; d) 4,48 lít Cl2; e) 17,92 lít CH4; f) 1,344 lít NH3; g) 0,6048 lít NO2; h) 224 ml NO; i) 672 ml CO; k) 1120 ml SO2.
  10. Bài 17: Hãy xác định khối lượng và thể tích của những hỗn hợp khí sau ở đktc: a) 1,5N phân tử oxi + 2,5N phân tử hiđro + 0,02N phân tử nitơ b) 1,5 mol phân tử oxi + 1,2 mol phân tử CO2 + 3 mol phân tử nitơ c) 6g khí hiđro + 2,2 g khí cacbonic + 1,6 g khí oxi d) 0,3 mol CO2 + 0,15 mol O2 e) 0,028 g CO + 4,4 g CO2 + 0,84 g N2 Bài 18: Hãy xác định khối lượng (gam) của hỗn hợp khí ở đktc gồm có 11,2 lít hiđro và 5,6 lít oxi. Bài 19: Một hỗn hợp gồm 1,5 mol khí O2, 2,5 mol khí N2, 0,5 mol khí CO2 và 0,5 mol khí SO2. a) Tính thể tích của hỗn hợp khí đó ở đktc. b) Tính khối lượng của hỗn hợp khí đó. Bài 20: Biết khối lượng của nguyên tử hiđro, cacbon, magie lần lượt là: -24 -23 -23 mH = 1,67.10 g; mC = 1,99.10 ; mMg = 4.10 g; Tính khối lượng mol nguyên tử của 3 nguyên tố đó. Bài 21: Tìm khối lượng mol của các khí có tỉ khối đối với không khí là: 1,172; 2,207; 0,5862 Bài 22: Tính khối lượng mol của những chất khí có tỉ khối đối với hiđro là: 8,5; 17; 22. Bài 23: Có những khí sau: N2, O2, SO2, H2S, CH4. Hãy cho biết: a) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn không khí và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần. b) Những khí nào nặng hay nhẹ hơn khí hiđro và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần. c) Khí SO2 nặng hay nhẹ hơn khí O2 là bao nhiêu lần. d) Khí nào là nặng nhất, khí nào là nhẹ nhất. Bài 24: Khí nào nhẹ nhất trong tất cả các khí ? Bài 25: Các khí O2, N2, Cl2, CO2, SO2 nặng hơn khí H2 bao nhiêu lần ? Bài 26: Các khí CO, NH3, HCl, H2S nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ? Bài 27: Tại sao để thu khí H2 hoặc khí NH3 vào ống nghiệm người ta phải luồn ống dẫn các khí này vào tận đáy ống nghiệm dốc ngược ? Bài 28: Cho các khí sau: - Khí hiđro (H2) - Khí ammoniac (NH3) - Khí clo (Cl2) - Khí hiđro sunfua (H2S) - Khí nitơ đioxit (NO2) - Khí cacbonic (CO2) Có thể thu những khí nào vào bình (từ những thí nghiệm trong phòng thí nghiệm) bằng cách: a) đặt đứng bình ? b) đặt ngược bình ? 23 Bài 29: Tính số mol phân tử CO2 cần lấy để có 1,5.10 phân tử CO2. Phải lấy bao nhiêu lít CO2 ở đktc để có số phân tử CO2 như trên ? Bài 30: a) Phải lấy bao nhiêu gam magie để có số nguyên tử bằng số phân tử có trong 1,2 g H2 ? b) Phải lấy bao nhiêu gam NaOH để có số phân tử bằng số phân tử có trong 49 g H2SO4 ? Bài 31: Có bao nhiêu phân tử H2 chứa trong 1 ml khí hiđro ở đktc ? Cũng ở đktc, 1 ml khí CO2 chứa bao nhiêu phân tử CO2 ? Bài 32: Trong một phản ứng hóa học, số mol nguyên tử của các nguyên tố có mặt trong phản ứng A. luôn luôn thay đổi B. luôn luôn không thay đổi C. có thể thay đổi hoặc không D. không xác định được. Bài 33: Trong 20 g NaOH có bao nhiêu mol NaOH ? Bao nhiêu phân tử NaOH ? Tính khối lượng H2O trong đó có số phân tử bằng số phân tử NaOH. Bài 34: Trong 8 g lưu huỳnh có bao nhiêu mol, bao nhiêu nguyên tử S ? Phải lấy bao nhiêu gam kim loại natri để có số nguyên tử natri nhiều gấp 2 lần số nguyên tử S ? Bài 35: Trong 24 g magie oxit có bao nhiêu mol, bao nhiêu phân tử MgO ? Phải lấy bao nhiêu gam axit clohiđric để có số phân tử HCl nhiều gấp 2 lần số phân tử MgO ?
  11. Bài 36: Trong 9 g nước có bao nhiêu phân tử H2O, bao nhiêu nguyên tử H, bao nhiêu nguyên tử O ? số nguyên tử H Tính tỉ lệ: số nguyên tử O . Tỉ lệ đó có thay đổi không nếu tính với 4,5 g nước ? Giải thích. Bài 37: Trong một bình người ta trộn hai khí SO2 và SO3. Khi phân tích thì thấy có 2,4 g lưu huỳnh và 2,8 g oxi. Tính tỉ số số mol SO2 và SO3 trong hỗn hợp. 1 Bài 38: Hãy chứng minh: 1 đvC = gam (N là số Avogadro). Bài 39: Khí SO2 do các nhà máy thải ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra ô nhiễm không khí, gây ra mưa -6 3 axit. Tiêu chuẩn quốc tế quy định nếu lượng SO2 vượt quá 30.10 mol/m không khí thì coi là không khí bị ô nhiễm. Nếu người ta lấy 50 lít không khí ở một thành phố và phân tích thấy có 0,012 mg SO2 thì không khí ở đó có bị ô nhiễm không ? Vấn đề 2: Tính theo công thức hóa học Bài 1: Tính thành phần % về khối lượng các nguyên tố trong các hợp chất sau: a) FeO b) NH3 c) N2O5 d) CaCO3 e) C12H22O11 f) SO3 g) H3PO4 h) Fe(OH)3 i) Cu(NO3)2 j) K2CO3 k) Al2(SO4)3 l) Ca3(PO4)2 m) CuO n) H2SO4 o) Fe3O4 p) Fe2O3 q) C17H35COOH r) NH4NO3 Bài 2: a) Một hợp chất chứa 59,2 % Al về khối lượng, còn lại là oxi. Xác định công thức hóa học của hợp chất biết khối lượng mol của hợp chất là 102 g/mol b) Xác định công thức hóa học của hợp chất A. Biết thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố: 2,04% H, 32,65% S, còn lại là oxi, MA = 98 g/mol c) Lập công thức hóa học của hợp chất A biết MA = 142 g/mol và thành phần % khối lượng của các nguyên tố là: %Na = 32,3943%; %S = 22,5352%; %O = 45,0704% d) Một loại đồng oxit có khối lượng mol phân tử là 80 và có chứa 80% đồng theo khối lượng, còn lại là oxi. Lập công thức hóa học của loại đồng oxit này e) Tính khối lượng của nitơ trong 49 g NH4NO3 f) Tính khối lượng N trong 20 g (NH2)2CO g) Tính khối lượng của lưu huỳnh và oxi trong 12,8 g SO3 h) Tính khối lượng của mỗi nguyên tố trong 20 g CuO Bài 3: Tính khối lượng của nguyên tố oxi có trong 1 g mỗi chất sau: a) H2O b) CO2 c) CuO d) CaCO3 Bài 4: Tính khối lượng kim loại tối đa có thể điều chế được từ: a) 48 g Fe2O3 b) 0,2 mol CuO c) 0,3 mol ZnO d) 22,3 g PbO Bài 5: Một hợp chất A có thành phần % về khối lượng các nguyên tố: 94,12% S và 5,88% H. Tỉ khối hơi của hợp chất A với hiđro là 17. Xác định công thức phân tử (CTPT) của A Bài 6: Một hợp chất X có thành phần % về khối lượng các nguyên tố: 52,17% C, 13,05% H, 34,78% O. Tỉ khối hơi của hợp chất so với hiđro là 23. Hãy xác định CTPT của hợp chất X. Bài 7: Hợp chất X có 40% cacbon, 53,3 % oxi và 6,67 % hiđro về khối lượng. Phân tử khối của X là 60 đvC. Xác định CTPT hợp chất X. Bài 8: Một hợp chất khí đốt có thành phần các nguyên tố: 82,76% C, 17,24% H về khối lượng và tỉ khối đối với không khí là 2. Xác định CTPT của khí đốt Bài 9: Một loại đường có thành phần nguyên tố là: 42,10% C, 6,43% H, 51,46% O và có phân tử khối là 342. Hãy tìm CTPT của đường Bài 10: Một loại oxit đồng, trong đó đồng chiếm 88,89% về khối lượng và có phân tử khối là 144. Xác định CTPT của oxit đồng. Bài 11: Bột ngọt (mì chính) có thành phần các nguyên tố là 40,82% C; 6,12% H; 9,52%N và 43,54% O. Phân tử khối của bột ngọt là 147.Xác định công thức hóa học của bột ngọt. Bài 12: Lập công thức hóa học của một hợp chất biết: - Phân tử khối của hợp chất là 160 đvC. - Trong hợp chất có 70% khối lượng là sắt và 30% khối lượng là oxi. Bài 13: Hợp chất giữa nguyên tố X với oxi có %X = 43,66% về khối lượng. Biết X có hóa trị V trong hợp chất với oxi. Xác định công thức hóa học của hợp chất trên. Bài 14: Tính khối lượng sắt trong 50 kg quặng chứa 80% Fe2O3.
  12. Bài 15: Tính khối lượng quặng chứa 92,8% Fe3O4 để có 8,4 tấn sắt. Bài 16: Tính số gam Cu và số mol H2O có trong 50 gam muối CuSO4.5H2O. Bài 17: Trong phân tử Na2CO3.xH2O, Na2CO3 chiếm 37,07% về khối lượng. Tìm giá trị của x. Bài 18: Khi phân tích một mẫu quặng sắt, người ta thấy có 2,8 g sắt. Tính xem trong mẫu quặng đó có bao nhiêu gam sắt (III) oxit Fe2O3 ứng với lượng sắt nói trên. Bài 19: Một loại quặng sắt chứa 90% oxit Fe3O4 (còn 10% là tạp chất không có sắt). Hãy tính: a) Khối lượng sắt có trong 1 tấn quặng đó b) Khối lượng quặng cần có để lấy được 1 tấn sắt Bài 20: Có thể dùng chất đồng (II) sunfat CuSO4 như một loại phân bón vi lượng. Nếu dùng 4 g CuSO4 thì có thể đứa vào đất bao nhiêu gam nguyên tố đồng Cu ? Bài 21: Để tăng năng suất cho cây trồng, một bác nông dân đến cửa hàng phân bón để mua phân đạm. Cửa hàng có các loại phân đạm sau: NH4NO3 (đạm 2 lá); (NH2)2CO (urê); (NH4)2SO4 (đạm 1 lá). Theo em nếu bác nông dân mua 500 g phân đạm thì nên mua loại nào là có lợi nhất ? Tại sao ? Vấn đề 3: Tính theo phương trình hóa học Bài 1: Cho sơ đồ phản ứng phân hủy thủy ngân (II) oxit: HgO ― ― → Hg + O2 Hãy lập PTHH và: a) Tính thể tích O2 (đktc) sinh ra khi có 0,1 mol HgO phân hủy b) Tính khối lượng thủy ngân Hg sinh ra khi có 43,4 g HgO phân hủy c) Tính khối lượng HgO đã phân hủy khi có 14,07 g Hg sinh ra. Bài 2: Khi cho khí H2 đi qua bột sắt (III) oxit Fe2O3 nung nóng, người ta thu được sắt theo sơ đồ phản ứng: Fe2O3 + H2 ― ― → Fe + H2O a) Nếu sau phản ứng thu được 42 g Fe thì khối lượng Fe2O3 phản ứng là bao nhiêu gam ? b) Khối lượng hơi nước tạo thành trong phản ứng trên là bao nhiêu gam ? Bài 3: Cho 11,2 (g) Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được sản phẩm gồm m (g) FeCl2 và V (l) khí hiđrô ở đktc. Tính m và V, biết PTHH xảy ra: Fe + HCl ― ― → FeCl2 + H2 Bài 4: Cho PTHH: CuO + H2SO4 ― ― → CuSO4 + H2O. Nếu cho 32 g CuO tác dụng vừa đủ với dd H2SO4 thì khối lượng CuSO4 thu được và khối lượng H2SO4 phản ứng là bao nhiêu ? Bài 5: Phản ứng phân hủy kali clorat tạo ra kali clorua KCl và khí O2. a) Viết PTHH b) Khi phân hủy 490 g KClO3 sẽ thu được bao nhiêu lít khí O2 (đktc) ? Bài 6: Hòa tan hết 78 (g) Al(OH)3 bằng dung dịch H2SO4 thu được Al2(SO4)3 và H2O. a) Viết PTHH b) Tính khối lượng H2SO4 phản ứng và khối lượng Al2(SO4)3 tạo thành. Bài 7: Cho dung dịch chứa 22,2 g CaCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được AgCl và Ca(NO3)2. a) Viết PTHH b) Tính khối lượng AgCl tạo thành. Bài 8: Khi cho Na tác dụng với nước thì có 280 ml (đktc) khí hiđro bay ra. a) Tính khối lượng natri tham gia phản ứng b) Tính khối lượng NaOH sinh ra. Biết PTHH xảy ra: Na + H2O ― ― → NaOH + H2. Bài 9: Lập PTHH của phản ứng giữa axit clohiđric tác dụng với kẽm theo sơ đồ sau: Zn + HCl ― ― → ZnCl2 + H2 Biết rằng sau phản ứng thu được 0,3 mol khí hiđro H2. Hãy tính: a) Khối lượng kẽm đã phản ứng b) Khối lượng axit clohiđric HCl đã phản ứng c) Khối lượng kẽm clorua ZnCl2 tạo thành theo 2 cách. Bài 10: Cho 14 (g) sắt tác dụng với lượng dư axít sunfuríc (H2SO4), sau phản ứng tạo muối sắt (II) sunfat (FeSO4) và khí hiđro (H2). a) Viết PTHH xảy ra b) Tính khối lượng axit phản ứng và tính thể tích khí hiđro tạo ra (đktc) c) Tính khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn dung dịch sau phản ứng. Bài 11: Đốt cháy hỗn hợp gồm 3,2 g S và 7,2 g C trong bình chứa khí O2 dư. Sau phản ứng thu được bao nhiêu lít hỗn hợp khí (đktc) ? Biết PTHH xảy ra: C + O2 ― ― → CO2
  13. S + O2 ― ― → SO2 Bài 12: a) Cho PTHH: Fe + O2 ― ― → Fe3O4. Để thu được 162,4 (g) Fe3O4 thì khối lượng Fe phản ứng là m (g) và thể tích O2 phản ứng là V (lít) (đktc). Tính m và V. b) Nung x (g) KMnO4, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V (lít) O2 (đktc). Tính x. Bài 13*: Cho phương trình phản ứng đốt cháy đồng trong khí oxi: Cu + O2 ― ― → CuO Đốt cháy 19,2 g Cu trong bình chứa khí O2, sau một thời gian thu được 20,4 g CuO. Tính hiệu suất phản ứng. Bài 14*: Nung 100 g CaCO3 thì thu được bao nhiêu gam CaO ? Biết hiệu suất phản ứng đạt 90%. Bài 15*: Cho PTHH: C + O2 ― ― → CO2 S + O2 ― ― → SO2 Đốt cháy 2,08 (gam) hỗn hợp C và S trong khí O2 (vừa đủ) thu được 2,016 (lít) hỗn hợp khí ở đktc. a) Tính khối lượng O2 phản ứng b) Tính khối lượng C và S có trong hỗn hợp ban đầu c) Tính thành phần phần trăm về số mol của C và S trong hỗn hợp ban đầu d) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của C và S trong hỗn hợp ban đầu e) Tính thành phần phần trăm về thể tích của CO2 và SO2 trong hỗn hợp khí thu được. Dạng bài có lượng chất dư trong phản ứng Bài 1: Cho 50 g NaOH tác dụng với dung dịch chứa 36,5 g HCl. Tính khối lượng muối (NaCl) tạo thành sau phản ứng. Biết PTHH xảy ra: NaOH + HCl → NaCl + H2O Bài 2: Nung nóng hỗn hợp gồn 2,24 g bột Fe và 1,6 g lưu huỳnh trong ống kín. 푡0 Biết PTHH xảy ra: Fe + S FeS a) Hỏi sau phản ứng chất nào còn dư và dư bao nhiêu gam ? b) Tính khối lượng FeS tạo thành sau phản ứng. 푡0 Bài 3: Đốt cháy 6,2(g) P trong bình chứa 6,72(l) khí O2 ở đktc theo sơ đồ phản ứng sau P + O2 P2O5 a) Viết PTHH xảy ra và cân bằng phương trình. b) Sau phản ứng chất nào còn dư và nếu dư thì với khối lượng bao nhiêu? c) Tính khối lượng sản phẩm thu được. Bài 4: Sắt tác dụng với dung dịch CuSO4 theo phương trình:Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Nếu cho 11,2 g sắt vào 40 g CuSO4. Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng. Bài 5: Cho 4,05 g Al vào dung dịch có chứa 0,2 mol H2SO4. Tính thể tích khí H2 sinh ra (đktc). Biết PTHH xảy ra: Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2 Bài 6: Đốt cháy 6,2 g photpho trong bình chứa 6,72 lít oxi (đktc). Tính khối lượng của điphotpho pentaoxit 푡0 (P2O5) tạo thành. Biết PTHH xảy ra: P + O2 P2O5 Bài 7: Đốt cháy 6 g cacbon trong bình chứa 2,24 lít (đktc) oxi. Tính thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra. 푡0 Biết PTHH xảy ra: C + O2 CO2 Bài 8: Đốt cháy 7,84 (lít) CH4 (đktc) trong bình chứa 7,68 (gam) oxi. Sản phẩm tạo thành là CO2 và H2O. a) Viết PTHH xảy ra b) Sau phản ứng, chất nào còn dư ? Khối lượng dư là bao nhiêu gam ? c) Tính 2(đ 푡 ) Bài 9: Đốt cháy 11,2 g Fe trong bình chứa 2,24 lít khí oxi (đktc). Sản phẩm tạo thành là Fe3O4. a) Viết PTHH b) Chất nào còn dư sau phản ứng và khối lượng dư là bao nhiêu gam ? c) Tính khối lượng Fe3O4 thu được d*) Sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn ? Bài 10: Đốt cháy 4,96 gam phốtpho trong bình chứa 8 gam khí ôxi tạo thành điphốtpho pentaôxít (P2O5) a) Viết PTHH b) Chất nào còn dư và số mol dư là bao nhiêu ? c) Tính khối lượng P2O5 tạo thành Bài 11: Cho 32,4 (g) kim loại nhôm tác dụng với 21,504 (l) khí ôxi (đktc).
  14. 푡0 Biết PTHH xảy ra: Al + O2 Al2O3 a) Tính khối lượng nhôm ôxít (Al2O3) tạo thành b) Tính khối lượng chất còn dư sau phản ứng Bài 12: Cho 12,15 g Al vào một dung dịch có chứa 54 g CuSO4 thu được Al2(SO4)3 và kim loại Cu a) Viết PTHH b) Tính khối lượng Al2(SO4)3 c) Tính khối lượng Cu tạo thành sau phản ứng Bài 13: Khi nung 15,8 g KMnO4 được khí oxi, lượng khí oxi thu được này có đủ tác dụng hết với 5,6 g Fe nung nóng không ? 푡0 Biết PTHH xảy ra: KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 푡0 và: Fe + O2 Fe3O4 Bài 14: Cho 28,4 g điphotpho pentaoxit vào cốc chứa 90 g H2O để tạo thành axit photphoric H3PO4. Tính khối lượng H3PO4 tạo thành. Biết PTHH xảy ra: P2O5 + H2O → H3PO4 Bài 15: Cho 8,1 gam Al tác dụng với dung dịch có chứa 21,9 gam HCl. a) Hoàn thành phản ứng hóa học b) Sau phản ứng chất nào còn dư ? Dư bao nhiêu gam ? c) Tính khối lượng AlCl3 tạo thành d) Lượng khí hiđro sinh ra ở trên có thể khử được bao nhiêu gam CuO ? Bài 16: Khi cho kim loại nhôm tác dụng với muối đồng sunfat (CuSO4) thu được nhôm sunfat (Al2(SO4)3) và kim loại đồng a) Viết PTHH xảy ra b) Cho 12,15 g nhôm vào một dung dịch có chứa 54 g đồng sunfat. Chất nào còn dư sau phản ứng và khối lượng dư là bao nhiêu ? c) Lọc bỏ các chất rắn rồi đem cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối khan ? 푡0 Bài 17: Cho phương trình nhiệt phân như sau: KClO3 KCl + O2 a) Nếu đem nhiệt phân 29,4 g KClO3 thì thể tích khí oxi (đktc) thu được là bao nhiêu ? b) Tính khối lượng Fe3O4 tạo thành sau phản ứng khi cho một nửa lượng khí ôxi sinh ra ở trên tác dụng với 50,4 g sắt. c) Lấy hết Fe3O4 thu được ở trên cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng. Tính khối lượng muối khan thu được. Biết phản ứng xảy ra: Fe3O4 + HCl → FeCl2 + FeCl3 + H2O. Bài 18: Đốt cháy 2,4 g Mg trong bình chứa 1,12 lít O2 (đktc). Tính khối lượng MgO thu được sau phản ứng. 푡0 Biết PTHH xảy ra như sau: Mg + O2 MgO Bài 19*: Cho 0,54 g một kim loại R tác dụng với khí Cl2 dư thì có 2,13 g Cl2 tham gia phản ứng, sau phản ứng 푡0 thu được muối RCl3. Biết PTHH xảy ra như sau: R + Cl2 RCl3 Xác định kim loại R Bài 20*: Cho PTHH: M + H2O → M(OH)2 + H2 ↑ (với M là kim loại). Hòa tan hết 4 g kim loại M trong nước thì thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). a) Xác định kim loại M. b) Tính khối lượng M(OH)2 thu được. Bài 21*: Cho 0,5 mol H2 tác dụng với 0,45 mol Cl2 thì thu được 0,6 mol HCl. Tính hiệu suất phản ứng ? Biết 푡0 hiệu suất phản ứng được tính theo chất hết và PTHH xảy ra: H2 + Cl2 HCl Chương IV + V – OXI – KHÔNG KHÍ – HIĐRO – NƯỚC Vấn đề 1: Oxit – Axit – Bazơ – Muối Bài 1: Đọc tên các oxit sau và cho biết chúng thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ ? N2O5, SiO2, FeO, Fe2O3, Fe3O4, CrO, SO2, CO2, SO3, P2O3, P2O5, N2O3, MnO, Na2O, MgO, BaO, CaO, K2O, Li2O, CuO
  15. Bài 2: Đọc tên các axit sau và cho biết chúng thuộc loại axit nhiều oxi, ít oxi hay không có oxi ? H2CO3, H2SiO3, H2SO3, H2SO4, HF, HCl, HBr, H2S, H3PO3, H3PO4, HClO, HClO2, HClO3, HClO4, HBrO3, CH3COOH, HNO2, HNO3, HAlO2, H2ZnO2, H2CrO4 Bài 3: Đọc tên các bazơ sau và cho biết chúng thuộc loại bazơ tan hay không tan ? Al(OH)3, Zn(OH)2, NaOH, LiOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Pb(OH)2, Cu(OH)2, AgOH Bài 4: Đọc tên các muối sau và cho biết chúng thuộc loại muối trung hòa hay muối axit ? CaCO3, CaSO3, Na2CO3, Na2SO4, BaSO4, Al(NO3)3, KNO3, Al2(SO4)3, FeCl2, FeCl3, FeSO4, Fe2(SO4)3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeS, CuCl2, CuSO4, Cu(NO3)2, CuS, MgSO4, Na2S, K2S, HgS, Ca3(PO4)2, Ba3(PO4)2, AlCl3, AgF, AgCl, AgBr, NaF, NaBr, NaCl, NaI, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, NaHCO3, KHCO3, NaHSO4, KHSO4, NaHS, KHS, Ca(H2PO4)2, CaHPO4, Pb(NO3)2 Vấn đề 2: Oxi – Không khí Bài 1: Hoàn thành các PTHH sau: 푡0 C + O2 푡0 + . Fe3O4 푡0 Na + O2 thiếu 푡0 K + O2 thiếu 푡0 Ba + O2 푡0 Ca + O2 푡0 S + O2 푡0 P + O2 푡0 Mg + O2 푡0 Al + O2 푡0 Zn + O2 푡0 Cu + O2 푡0 Ag + O2 푡0 Au + O2 푡0 Pt + O2 푡0 Si + O2 푡0 CxHy + O2 푡0 CxHyOz + O2 푡0 CH4 + O2 푡0 C2H6O + O2 푡0 KMnO4 푡0 KClO3 Bài 2: Đốt cháy 0,27 g Al trong khí O2 dư thu được oxit nhôm có công thức hóa học là Al2O3. Tính thể tích khí O2 tham gia phản ứng và khối lượng oxit nhôm thu được Bài 3: Tính khối lượng kali pemanganat (KMnO4) cần để điều chế 5,6 lít O2 (đktc) ? Bài 4: Khi nung 81,375 g HgO thì thu được bao nhiêu gam Hg và thể tích khí oxi sinh ra. 푡0 Biết phương trình phản ứng xảy ra khi nung HgO: 2HgO 2Hg + O2 ↑ Bài 5: Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hết 13 kg khí axetilen (C2H2) được nén trong bình thép để hàn, cắt kim loại (đèn xì oxi – axetilen) Bài 6: Người ta dùng đèn xì oxi – axetilen để hàn cắt kim loại. phản ứng cháy của axetilen C2H2 trong oxi tạo thành khí cacbonic và hơi nước. Hãy tính thể tích khí oxi (đktc) cần thiết để đốt cháy 2,24 lít axetilen
  16. Bài 7: Đốt cháy 10 kg than chứa 90% cacbon và 10% tạp chất không cháy. Tính thể tích không khí cần thiết để đốt cháy số lượng than trên. Biết rằng Vkk = 5 2. Bài 8: Đốt cháy 1 kg than chứa 60% cacbon, 0,8% lưu huỳnh và phần còn lại là tạp chất trơ. Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy lượng than trên, biết rằng thể tích oxi chiếm 20% thể tích không khí. Bài 9: Lấy cùng một khối lượng KClO3 và KMnO4 để điều chế oxi. Chất nào cho nhiều oxi hơn. Viết các phương trình hóa học và giải thích. Bài 10: Khi phân hủy 32,67 g KClO3 có 25% tạp chất thì thể tích khí oxi (đktc) sinh ra là bao nhiêu ? Bài 11: Cho 5 g photpho vào bình có dung tích 2,8 lít không khí (đktc) rồi đốt. Cho biết oxi chiếm 20% thể tích không khí. Tính khối lượng điphotpho pentaoxit tạo thành. Bài 12: Khi nung 15,8 g KMnO4 được khí oxi, lượng khí oxi thu được này có đủ tác dụng hết với 5,6 g Fe nung nóng (tạo oxit Fe3O4) không ? Bài 13: Đốt cháy 22,4 lít khí metan (CH4) trong 28 lít không khí (thể tích các khí đều đo ở đktc) tạo ra khí 1 cacbonic và hơi nước. Sau phản ứng chất nào còn dư ? Biết thể tích O2 chiếm 5 thể tích không khí. Bài 14: Cho 1,2 g bột Mg vào bình kín chứa đầy khí oxi có dung tích là 784 ml (đktc). Nung nóng bình để phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng chất thu được. Bài 15: Đốt cháy hoàn toàn 1,4 g hỗn hợp cacbon và lưu huỳnh thì cần 1,68 lít O2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đem đốt. Bài 16: Đốt cháy hết 3,6 g một kim loại R thì thu được 6 g oxit. Xác định tên kim loại, biết kim loại có hóa trị từ I đến III. Bài 17: Đốt cháy 1,08 (g) Al bằng lượng dư khí O2 sau một thời gian thu được 1,836 (g) Al2O3. Tính hiệu suất phản ứng Bài 18: Muốn điều chế 6,72 lít khí oxi (đktc) thì khối lượng KClO3 cần dùng là bao nhiêu ? Biết rằng hiệu suất phản ứng đạt 70%. Bài 19: Đốt cháy 50 g hỗn hợp bột lưu huỳnh và bột sắt dùng hết 16,8 lít khí O2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. Biết rằng bột sắt tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao cho Fe3O4. Bài 20: Khi tiến hành phản ứng phân hủy 410,1 g hỗn hợp 2 muối KClO3 và KMnO4 thu được 73,92 lít khí oxi (đktc). Hãy tính khối lượng từng muối trong hỗn hợp. Bài 21: Đốt cháy 2,16 (gam) một kim loại R hóa trị III trong khí ôxi dư tạo ra 4,08 (gam) oxit. Xác định R và công thức hóa học của oxit. Bài 22: Đốt cháy hoàn toàn 13 g kim loại X có hóa trị a trong bình chứa khí oxi thì sau phản ứng thu được 16,2 g một oxit bazơ. a) Tính 2, 2 phản ứng. b) Xác định tên kim loại X Bài 23: Oxi hóa hoàn toàn 8,4 g một kim loại X chưa rõ hóa trị thì thu được 11,6 g oxit B. Xác định X. Bài 24: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 g Fe, thu được 3,2 g oxit sắt. Xác định công thức phân tử oxit sắt. Bài 25: Đốt cháy 12,8 (g) đồng trong bình chứa lượng dư khí oxi thu được 13,6 (g) đồng (II) oxit. Tính hiệu suất phản ứng Bài 26: Nung 15,8 (g) KMnO4, thu được 0,784 lít khí oxi (đktc). Tính hiệu suất phản ứng Bài 27: Khi đun nóng, kali pemanganat bị phân hủy theo phản ứng: 푡0 KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑ a) Lập phương trình hóa học trên. b) Biết rằng lượng KMnO4 ban đầu là 23,7 gam và phản ứng xảy ra với hiệu suất 75%. Tính thể tích khí O2 (đktc) sinh ra. Bài 28: Đốt cháy 7,75 g P trong khí O2, hiệu suất H = 80%. Tính số gam P2O5 thu được. Bài 29: Đốt cháy 4,65 g photpho trong bình chứa 8,96 lít (đktc) khí oxi tạo thành điphotpho pentaoxit (P2O5). Biết hiệu suất phản ứng là 75%, tính khối lượng P2O5 tạo thành. Bài 30: Cho 5 g photpho vào bình có dung tích 2,8 lít chứa không khí (ở đktc), rồi đốt cháy hoàn toàn lượng photpho trên thu được m gam điphotpho pentaoxit. Cho biết oxi chiếm 20% thể tích không khí, hiệu suất phản ứng đạt 80%. Tính m. Vấn đề 3: Hiđro Bài 1: Hoàn thành các PTHH: 푡0 H2 + O2
  17. 푡0 FeO + H2 푡0 Fe2O3 + H2 푡0 Fe3O4 + H2 푡0 PbO + H2 푡0 CuO + H2 푡0 FeO + CO 푡0 Fe2O3 + CO 푡0 Fe3O4 + CO 푡0 PbO + CO 푡0 CuO + CO K + HCl Na + HCl Ba + HCl Ca + HCl Mg + HCl Al + HCl Zn + HCl Fe + HCl Cu + HCl Hg + HCl Ag + HCl K + H2SO4 loãng Na + H2SO4 loãng Ba + H2SO4 loãng Ca + H2SO4 loãng Mg + H2SO4 loãng Al + H2SO4 loãng Zn + H2SO4 loãng Fe + H2SO4 loãng Cu + H2SO4 loãng Hg + H2SO4 loãng Ag + H2SO4 loãng Al2O3 + HCl Al2O3 + H2SO4 loãng đ푖ệ푛 ℎâ푛 H2O Bài 2: Nhận biết các chất khí đựng trong các lọ sau: a) O2, H2, CO2 b) O2, H2, không khí c) O2, H2 (chỉ dùng tàn đóm đỏ) d) O2, H2, CO2, N2, không khí Bài 3: Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
  18. Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn khí H2 trong bình chứa không khí thấy có 0,72 g hơi nước. a) Tính thể tích khí H2 đã bị đốt cháy b) Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết hiđro, biết Vkk = 5 2. Bài 5: Cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thu được bao nhiêu gam FeCl2 và bao nhiêu lít H2 ? Bài 6: Cho 2,24 lít khí oxi tác dụng với hiđro thu được 36 cm3 nước lỏng. a) Tính khối lượng nước thu được, biết khối lượng riêng của nước là 1 g/cm3 b) Tính lượng khí hiđro tham gia phản ứng Bài 7: Cho 4,05 g kim loại Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4. Tính thể tích khí hiđro ra ở đktc. Bài 8: Cho 13 gam kẽm vào dung dịch chứa 18,25 gam HCl a) Tính thể tích hiđro thu được ở đktc b) Nếu nhúng quỳ tím vào dung dịch sau khi phản ứng kết thúc thì quỳ tím chuyển sang màu gì ? c) Cho toàn bộ khí hiđro nói trên qua 24 gam CuO đun nóng, sau phản ứng thu được chất rắn X. Tính khối lượng chất rắn X Bài 9: Cho 10,2 g hỗn hợp Al và Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 11,2 lít H2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Bài 10: Hòa tan hoàn toàn 0,24 g kim loại M trong dung dịch HCl thu được 0,224 lít khí H2 (đktc). Xác định tên kim loại M. Biết rằng M có hóa trị tối đa là III. 0 Bài 11: Dùng dòng điện phân hủy 1 lít nước lỏng (ở 4 C) thì thu được bao nhiêt lít khí O2 (đktc) ? Biết hiệu suất phản ứng là 95%. Bài 12: Cho dòng khí H2 dư qua 24 g hỗn hợp 2 oxit CuO và Fe3O4 nung nóng. Tính khối lượng Fe và Cu thu được sau phản ứng. Biết rằng 퐹푒2 3 : = 3:1. Bài 13: Cho dòng khí CO dư qua hỗn hợp 2 oxit CuO và Fe3O4 nung nóng thu được 29,6 g hỗn hợp 2 kim loại trong đó sắt nhiều hơn đồng là 4 g. Tính thể tích khí CO cần dùng. Bài 14: Cho 8,125 g Zn tác dụng với dung dịch HCl loãng có chứa 18,25 g HCl. Hãy tính thể tích khí H2 sinh ra ở đktc. Bài 15: Cho 5,4 g nhôm vào dung dịch có chứa 49 g H2SO4. Tính thể tích khí H2 sinh ra ở đktc. Bài 16: Cho 13 g Zn tác dụng với dung dịch có chứa 14,6 g HCl. Tính thể tích khí H2 sinh ra ở đktc. Bài 17: Cho 3,36 lít khí H2 (đktc) qua 8g bột oxit của một kim loại hóa trị (III) nung nóng thu được kim loại. Xác định công thức phân tử oxit kim loại. Bài 18: Dùng H2 khử hoàn toàn 15,6 g hỗn hợp Fe3O4 và CuO. Trong hỗn hợp, khối lượng Fe3O4 nhiều hơn khối lượng CuO là 7,6 gam. Tính mCu và mFe thu được. Bài 19: Khử hoàn toàn 8g hỗn hợp chứa 75% Fe2O3 và 25% CuO bằng H2. Tính a) mCu và mFe thu được b) 2(đ 푡 ) ứ Bài 20: Khử hoàn toàn 14,1 gam hỗn hợp M gồm ZnO và CuO bằng một lượng vừa đủ 3,92 lít H2 (đktc), thu được x gam hỗn hợp rắn N và y gam H2O. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra b) Tính giá trị của x và y. Bài 21*: Cho a gam hỗn hợp gồm hai kim loại A và B (chưa rõ hóa trị) tác dụng hết với dung dịch HCl (cả A và B đều phản ứng). Sau khi phản ứng kết thúc người ta chỉ thu được 67 gam muối và 8,96 lít khí hiđro (đktc). a) Viết PTHH. b) Tính a. Bài 22*: Cho 35 gam hỗn hợp Mg, Al, Zn phản ứng với dung dịch HCl dư thoát ra 17,04 lít H2 (đktc) và dung dịch A. a) Tính khối lượng muối thu được b) Tính % khối lượng mỗi kim loại biết VH2 thoát ra do Al phản ứng gấp 2 lần VH2 thoát ra do Mg phản ứng.
  19. Bài 23*: Dùng khí H2 khử 3,2 g Fe2O3 sau một thời gian thu được 2,336 g chất rắn. Tính hiệu suất phản ứng. Bài 24*: Cho luồng khí hidro đi qua ống thủy tinh chứa 40 g bột đồng (II) oxit ở 4000C thu được 33,6g chất rắn. Tính hiệu suất phản ứng. Vấn đề 4: Nước Bài 1: Viết PTHH xảy ra khi cho các chất sau tác dụng với nước ở nhiệt độ thường: K, Na, Ba, Li, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Na2O, K2O, Li2O, BaO, CaO, MgO, Al2O3, FeO, Fe2O3, CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5, SiO2 Bài 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: Bài 3: Nhận biết các chất đựng trong các lọ mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học: a) Dung dịch axit, dung dịch kiềm b) Dung dịch HCl, dung dịch NaOH, nước cất c) Dung dịch KOH, dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch NaCl, dung dịch Ca(OH)2
  20. d) Các chất rắn: P2O5, Na2O, CaO, MgO e) Các chất rắn: Fe3O4, CaO, NaCl f) Nước, rượu etylic, dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch Ca(OH)2 Bài 4: Trong ống đựng khí có chứa một hỗn hợp gồm 10 ml hiđro và 10 ml oxi. Bật tia lửa điện để đốt hỗn hợp khí. Hãy viết phương trình của phản ứng hóa học đã xảy ra và cho biết khí nào còn dư sau phản ứng (sau khi đã làm lạnh ống) và dư bao nhiêu ? Các thể tích khí đều đo ở đktc. Bài 5: Cho 0,3 g một kim loại tác dụng hết với nước cho 168 ml khí hiđro (đktc). Xác định tên kim loại, biết rằng kim loại có hóa trị tối đa là III. Bài 6: Người ta cho 2,3 g Na vào nước ở nhiệt độ thường: a) Viết phương trình hóa học của phản ứng b) Tính thể tích H2 thu được ở đktc c) Tính khối lượng NaOH thu được. Bài 7: Cho 1,4 g một kim loại hóa trị I tác dụng hết với nước cho 22,4 lít khí H2 (đktc). Xác định tên kim loại. Bài 8: Thể tích nước ở trạng thái lỏng sẽ thu được bao nhiêu khi đốt 112 lít khí H2 (đktc) với khí O2 dư ? Bài 9: Trong bình đốt khí, người ta dùng tia lửa điện để đốt một hỗn hợp gồm 28 cm3 hiđro và 20 cm3 oxi a) Sau phản ứng có thừa khí nào hay không ? Bao nhiêu cm3 ? b) Tính khối lượng nước tạo thành. Biết các thể tích khí đo ở đktc. Bài 10: Hòa tan hoàn toàn 9,4 g oxit của một kim loại hóa trị (I) trong nước, sau phản ứng thu được dung dịch X, cô cạn dung dịch X thu được 11,2 g một bazơ. Tìm công thức phân tử của oxit. Bài 11: Nếu cho 210 kg vôi sống (CaO) tác dụng với nước, em hãy tính lượng Ca(OH)2 thu được theo lí thuyết. Biết rằng vôi sống có 10% tạp chất không tác dụng với nước. Vấn đề 5: Phản ứng hóa hợp – Phản ứng phân hủy – Phản ứng thế Bài 1: Cân bằng các PTHH sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào 푡0 P + O2 P2O5 푡0 Cu + O2 CuO Fe(OH)2 + O2 + H2O Fe(OH)3 ↓ 푡0 KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑ 푡0 KClO3 KCl + O2 ↑ 푡0 Cu(NO3)2 CuO + NO2 ↑ + O2 ↑ 푡0 AgNO3 Ag + NO2 ↑ + O2 ↑ 푡0 Fe + S FeS CaO + CO2 CaCO3 BaCO3 + CO2 + H2O Ba(HCO3)2 푡0 MgCO3 MgO + CO2 ↑ 푡0 CaCO3 CaO + CO2 ↑ á푛ℎ 푠á푛 H2 + Cl2 HCl á푛ℎ 푠á푛 AgOH Ag2O + H2O Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 ↑ Mg + HCl MgCl2 + H2 ↑ 푡0 CuO + H2 Cu + H2O 푡0 Fe2O3 + H2 Fe + H2O NO2 + O2 + H2O HNO3 Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu ↓ 푡0 Cu(OH)2 CuO + H2O Al + H2SO4 Al2(SO4)3 + H2O
  21. Al + AgNO3 Al(NO3)3 + Ag ↓ Bài 2: Viết phương trình hóa học biểu diễn các biến hóa sau: a) Na → Na2O → NaOH b) Ca → CaO → Ca(OH)2 c) C → CO2 → H2CO3 d) P → P2O5 → H3PO4 e) S → SO2 → SO3 → H2SO4 Cho biết mỗi phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào ? Bài 3: Cho hình vẽ sau: - Hình vẽ trên mô tả thí nghiệm nào đã được học? - Cho biết tên gọi và công thức hóa học lần lượt các chất A,B,C - Viết phương trình hóa học của thí nghiệm trên - Người ta thu khí C bằng phương pháp gì như hình vẽ? Dựa vào tính chất gì của khí C ta có thể dùng phương pháp trên? - Em hãy nêu tính chất hóa học của chất C Bài 4: Cho 5,6 lít (đktc) hỗn hợp X gồm CO và H2 tác dụng vừa đủ với m gam CuO nung nóng. Tính m. Bài 5: Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau: KMnO4 → O2 → Fe3O4 → Fe → H2 → H2O → H2SO4 Bài 6: Sục 3,36 lít CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2) dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa ? Bài 7: Nung 30,625 (g) KClO3 sau một thời gian thu được 8,4 (g) khí oxi, còn lại là chất rắn X a) Tính thể tích khí O2 ở đktc với đơn vị là ml b) Tính hiệu suất phản ứng phân hủy c) Tính thành phần phần trăm về khối lượng các chất có trong chất rắn X Bài 8: Đun nóng muối kaliclorat không có xúc tác nó bị phân hủy đồng thời theo hai phản ứng. 푡0 2KClO3 2KCl + 3O2 ↑ (1) 푡0 4KClO3 3KClO4 + KCl (2) Hỏi có bao nhiêu phần trăm khối lượng KClO3 phân hủy theo (1), bao nhiêu phần trăm khối lượng phân hủy theo (2). Biết rằng khi phân hủy hoàn toàn 73,5 gam kaliclorat thì thu được 33,525 gam kali clorua. Bài 9: Nung nóng kali nitrat (KNO3), chất này bị phân hủy thành kali nitrit (KNO2) và oxi. a) Viết phản ứng phân hủy xảy ra. b) Tính lượng KNO3 cần dùng để điều chế được 1,68 lít oxi (đktc). Biết hiệu suất phản ứng đạt 85% so với lí thuyết. c) Tính thể tích oxi (đktc) điều chế được khi phân hủy 10,1 gam KNO3. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%. Bài 10: Khử hoàn toàn 5,43 gam một hỗn hợp gồm có CuO và PbO bằng khí hiđro, người ta thu được 0,9 gam H2O a) Viết các phương trình hóa học b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các oxit trong hỗn hợp ban đầu c) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp chất rắn thu được sau phản ứng. Bài 11: Hòa tan hoàn toàn 7,28 (g) hỗn hợp gồm Fe và Cu trong dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 (l) khí H2 (đktc) a) Tính khối lượng muối thu được b) Tính thành phần phần trăm về số mol của mỗi kim loại trong hỗn hợp c) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp Biết rằng Cu không tác dụng được với HCl hay H2SO4 loãng Bài 12: Cho 23,6 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu tác dụng hết với dung dịch chứa 18,25 gam HCl thu được dung dịch A và 12,8 gam chất không tan. a) Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc. b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. Bài 13: Cho 1,5 (g) hỗn hợp nhôm và magiê (có tỉ lệ nAl : nMg = 1 : 2) tác dụng với dung dịch H2SO4 vừa đủ
  22. a) Tính khối lượng axit tham gia phản ứng và thể tích khí thu được (đktc) b) Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan ? Bài 14: Nung 10 g CaCO3, thu được 4,76 g CaO. Tính hiệu suất của phản ứng nung vôi. 푡0 Biết phương trình phản ứng nhiệt phân canxicacbonat xảy ra như sau: CaCO3 CaO + CO2 Bài 15: Nung 10 g một loại đá vôi có thành phần chính là CaCO3, thu được 44,8 g CaO (hiệu suất phản ứng là 100%). Tính phần trăm tạp chất có trong loại đá vôi trên. Bài 16: Nung 150 kg đá vôi có lẫn 20% tạp chất được vôi sống (CaO). Tính khối lượng vôi sống tạo thành. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Bài 17*: Nung 500 gam đá vôi chứa 20% tạp chất rắn không bị phân hủy, sau một thời gian thu được bao nhiêu gam chất rắn ? Biết H = 50%. Bài 18*: Nung 500 gam đá vôi chứa 80% CaCO3 (phần còn lại là chất trơ), sau một thời gian thu được chất rắn X a) Tính khối lượng chất rắn X, biết H = 70% (chất trơ không bị phân hủy) b) Tính phần trăm khối lượng CaO trong chất rắn X (Đ/s: mX = 376,8 g; %CaO = 41,61%) Bài 19*: Nhiệt phân 66,2 g Pb(NO3)2 thu được 55,4 g chất rắn. Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân biết 푡0 rằng Pb(NO3)2 bị nhiệt phân theo phản ứng: Pb(NO3)2 PbO + NO2 ↑ + O2 ↑ Bài 20*: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp chất hữu cơ gồm 2 nguyên tố cacbon và hiđro thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 7,2 g H2O. Xác định công thức hợp chất hữu cơ, biết hợp chất có tỉ khối so với không khí là 1,931. Bài 21*: Nung nóng 22,12 gam KMnO4 thu được 21,6 gam hỗn hợp rắn. a) Tính thể tích khí oxi thu được ở đktc b) Tính phần trăm khối lượng KMnO4 đã bị nhiệt phân c) Để thu được lượng O2 như trên phải nhiệt phân bao nhiêu gam HgO ? Biết hiệu suất phản ứng là 80%. (Đ/s: 0,672 lít; 42,86%, 16,275 (g)) Bài 22*: Khử hoàn toàn 24 gam hỗn hợp oxit CuO và FexOy bằng H2 thu được 17,6 gam hỗn hợp hai kim loại. Cho toàn bộ hai kim loại trên vào dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít H2 (đktc). Xác định công thức oxit sắt. (Đáp án: Fe2O3) Bài 23*: Cho 9,75 gam một kim loại M tác dụng hết với axit clohiđric, thu được khí A. Dẫn toàn bộ khí A qua đồng (II) oxit nung nóng tạo ra 9,6 g đồng. Hãy cho biết khí A và tên kim loại M. (Đáp án: H2 và Zn) Bài 24*: Hòa tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp 2 kim loại A và B chỉ có hóa trị II bằng dung dịch axit clohiđric, thu được 2,24 lít H2 (đktc). Hỏi A, B là kim loại nào trong số các kim loại sau: Mg = 24; Ca = 40; Fe = 56; Zn = 65; Cu = 64; Ba = 137. (A là Mg, B là Zn hoặc Ba) Bài 25*: Khử a gam một oxit sắt bằng CO nóng dư đến hoàn toàn thu được Fe và khí A. Hòa tan lượng sắt trên trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thoát ra 1,68 lít H2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ khí A bằng Ca(OH)2 dư thu được 10 g kết tủa. Hãy xác định công thức của oxit sắt và tính a. (Đáp án: Công thức: Fe3O4; a = 5,8 g) Bài 26*: (HSG Đăk Lăk 00 – 01)Khử hoàn toàn 16 gam bột oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn giảm 4,8 gam. a) Hãy xác định công thức oxit sắt nói trên. b) Tính thể tích CO cần dùng để khử hoàn toàn 16 gam oxit sắt (các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn) Bài 27*: Nung a gam KClO3 và b gam KMnO4, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được cùng một lượng oxi. Tính tỉ lệ a/b. Bài 28*: Cho 4,48 lít khí CO (đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8g FexOy xảy ra phản ứng hoàn toàn theo sơ đồ sau: FexOy + CO → Fe + CO2 Sau khi phản ứng xong người ta thu được hỗn hợp khí có tỉ khối hơi với H2 bằng 20 a) Cân bằng phương trình phản ứng hóa học trên b) Tính % thể tích CO2 có trong hỗn hợp khí Bài 29*: Nhiệt phân 63,2 gam hỗn hợp thuốc tím Kalipemanganat và canxicacbonat thu được a lít khí X(đktc). Cho biết giá trị của a nằm trong khoảng nào, biết hiệu suất phản ứng nhiệt phân là 90% Chương VI – DUNG DỊCH Vấn đề 1: Độ tan Bài 1:
  23. 1. Cho biết ở 200C, cứ 50 gam nước hòa tan được tối đa 17,95 gam muối ăn (NaCl). Tính độ tan của muối ăn ở 200C. 2. Hỏi trong 5 kg dung dịch bão hòa NaCl ở 200C có bao nhiêu kg muối ăn ? Bài 2: Ở 200C, cứ 200 gam nước hòa tan được 72 gam NaCl tạo thành dung dịch bão hòa. Tính độ tan của NaCl ở nhiệt độ này. 0 Bài 3: Tính khối lượng của AgNO3 và của nước trong 2700 gam dung dịch AgNO3 bão hòa ở 20 C. Biết độ tan 0 của AgNO3 ở 20 C là 170 gam. 0 Bài 4: Biết ở 30 C, 260 gam nước hòa tan hết 33,8 gam K2SO4. Xác định độ tan của muối K2SO4 ? 0 Bài 5: Xác định độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 18 C. Biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 53g Na2CO3 trong 250g nước thì được dung dịch bão hòa. Bài 6: Ở 400C, độ tan của KCl là 40 gam. Hãy tính khối lượng KCl có trong 350 gam dung dịch bão hòa ở nhiệt độ này. Bài 7: Một muối sunfat của kim loại hóa trị II ngậm nước có phân tử khối 278 gam và khối lượng nước kết tinh chiếm 45,324%. Tìm công thức hóa học của muối trên ? Bài 8: Tìm độ tan của một muối trong nước bằng phương pháp thực nghiệm, người ta có được những kết quả sau:  Nhiệt độ của dung dịch muối bão hòa là 200C.  Chén sứ nung có khối lượng 60,26 gam.  Chén sứ đựng dung dịch muối có khối lượng 86,26 gam.  Khối lượng chén nung và muối kết tinh sau khi làm bay hết hơi nước là 66,26 gam. Hãy xác định độ tan của muối ở nhiệt độ 200C. 0 Bài 9: Biết độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 18 C là 21,2 gam. Làm ạnh 160 gam dung dịch Na2CO3 nóng 0 có chứa 40 gam Na2CO3 về nhiệt độ 18 C. a) Tính số gam Na2CO3 tan trong dung dịch trên. b) Có bao nhiêu gam Na2CO3 tách ra khỏi dung dịch ? Bài 10: 1. Cho biết độ tan của chất X ở 100C là 15 gam, còn ở 900C là 50 gam trong 100 gam nước. Hỏi khi làm lạnh 600 gam dung dịch bão hòa X ở 900C xuống 100C thì có bao nhiêu gam chất X tách ra (kết tinh) ? 2. Cũng giống câu 1 nhưng trước khi làm lạnh đem đuổi (làm bay hơi) bớt 200 gam nước. Tính lượng chất X tách ra. 0 0 Bài 11*: Cho biết độ tan của CuSO4 ở 10 C là 15 gam trong 100 gam nước, còn ở 80 C là 50 gam trong 100 gam nước. Hỏi khi làm lạnh 600 gam dung dịch bão hòa CuSO4 có bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O tách ra? Bài 12: 1. Để xác định số phân tử H2O kết tinh người ta lấy 25 gam tinh thể CuSO4.nH2O (màu xanh) nung tới khối lượng không đổi thu được 16 gam tinh thể màu trắng (CuSO4 khan). Tính số phân tử H2O kết tinh n. 2. Cô cạn rất từ từ 200 ml dung dịch CuSO4 0,2M thu được 10 gam tinh thể CuSO4.nH2O. Tính giá trị n. 0 Bài 13: Hãy xác định khối lượng muối Ba(NO3)2 kết tinh sau khi làm nguội 750 gam dung dịch bão hòa ở 80 C 0 0 0 xuống 10 C. Biết độ tan của muối Ba(NO3)2 ở 80 C bằng 27 gam, ở 10 C bằng 7 gam. Bài 14: Độ tan của KCl trong nước ở 200C và 800C lần lượt là 34,2 gam và 51,3 gam. Khi làm lạnh 756,5 gam dung dịch KCl bão hòa từ 800C xuống còn 200C thì có bao nhiêu gam tinh thể KCl khan tách ra. 0 0 Bài 15: Đem 243 gam dung dịch bão hòa Na2CO3 ở 20 C đun nóng lên đến 90 C. Giả sử độ tan của Na2CO3 ở 200C và 900C lần lượt là 21,5 gam và 43,9 gam. 0 Tính khối lượng Na2CO3 cần cho thêm vào dung dịch 90 C để thu được một dung dịch bão hòa. 0 0 Bài 16: Làm lạnh m (gam) một dung dịch bão hào KNO3 từ 40 C xuống 10 C thì thấy có 118,2 gam KNO3 0 0 khan tách ra khỏi dung dịch. Biết độ tan của KNO3 ở 10 C và 40 C lần lượt là: 21,9 gam; 61,3 gam. Tính m. 0 0 Bài 17*: Làm lạnh 805 gam dung dịch bão hòa MgCl2 từ 60 C xuống còn 10 C thì có bao nhiêu gam tinh thể 0 0 MgCl2.6H2O tách ra khỏi dung dịch. Biết rằng độ tan của MgCl2 trong nước ở 10 C và 60 C lần lượt là 52,9 gam và 61,0 gam. 0 0 Bài 18*: Độ tan của MgSO4 ở 80 C và 20 C lần lượt là 50 gam và 33,7 gam. Khi làm lạnh 1800 gam dung dịch 0 0 bão hòa MgSO4 từ 80 C xuống 20 C thì có bao nhiêu gam tinh thể MgSO4.7H2O tách ra khỏi dung dịch.
  24. Bài 19*: Cho 0,25 mol MgO tan hoàn toàn trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 25% đun nóng, sau đó 0 làm nguội dung dịch đến 10 C. Tính khối lượng tinh thể MgSO4.7H2O đã tách ra khỏi dung dịch, biết rằng độ 0 tan của MgSO4 ở 10 C là 28,2 gam/100g H2O. Biết MgO tan trong dung dịch H2SO4 theo PTHH: MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O. 0 Bài 20*: Pha chế 35,8 gam dung dịch CuSO4 bão hòa ở 100 C. Đun nóng dung dịch này cho đến khi có 17,86 0 gam nước bay hơi, sau đó để nguội đến 20 C. Tính số gam tinh thể CuSO4.5H2O kết tinh. Biết rằng độ tan của 0 0 CuSO4 trong nước ở 20 C và 100 C lần lượt là 20,7 gam và 75,4 gam. 0 Bài 21*: Cho biết độ tan của MgSO4 ở 20 C là 35,1 gam. Cho thêm 1,5 gam MgSO4 vào 150 gam dung dịch 0 MgSO4 bão hòa (20 C) thì xuất hiện 2,37 gam MgSO4 kết tinh ở dạng muối ngậm nước. Xác định công thức của muối ngậm nước. Bài 22*: Khi làm nguội 513,2 gam dung dịch bão hòa X2SO4.nH2O (trong đó X là một trong các kim loại sau: 0 0 Li, Na, K; n là số nguyên, thỏa điều kiện 7 < n < 12) từ 85 C xuống 10 C thì có 197,7 gam tinh thể X2SO4.nH2O 0 0 tách ra khỏi dung dịch. Biết độ tan của X2SO4 ở 85 C và 10 C lần lượt là 28,3 gam và 9,0 gam. Tìm công thức phân tử của tinh thể X2SO4.nH2O. 0 0 Bài 23*: Có một muối sunfat ngậm nước RSO4.nH2O. Ở 80 C thì có 53,6 gam còn ở 25 C thì có 23 gam muối này tan tối đa trong 100 gam nước (tính theo muối khan RSO4). Nếu ta làm lạnh 25 gam dung dịch bão hòa muối này từ 800C → 250C thì có 8,9 gam tinh thể muối sunfat ngậm nước kết tinh. Xác định công thức của muối ở dạng hiđrat, cho biết n ∈ {5 ; 7; 9}. Bài 24*: (HSG Đăk Lăk 08 – 09) Khi làm nguội 1026,4 gam dung dịch bão hòa muối sunfat kim loại kiềm từ 0 0 80 C xuống 10 C thấy có 395,4 gam tinh thể ngậm nước tách ra dưới dạng R2SO4.nH2O (8 < n < 12). 0 0 Biết độ tan của R2SO4 ở 80 C là 28,3 gam và ở 10 C là 9 gam. Xác định công thức muối ngậm nước trên. Vấn đề 2: Nồng độ dung dịch Dạng 1: Tính nồng độ phần trăm, nồng độ mol và các đại lượng liên quan Bài 1: Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi cho 25 g NaCl vào 85 g nước. Bài 2: Tính khối lượng chất tan và khối lượng dung môi trong 140 g dung dịch CuSO4 12%. Bài 3: Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi cho 0,125 mol CuSO4.5H2O vào 135 g H2O. Bài 4: Tính nồng độ mol của dung dịch thu được khi cho 8,19 g NaCl vào 200 ml nước. Bài 5: Tính nồng độ mol của dung dịch thu được khi cho 100,1 g Na2CO3.10H2O vào 175 ml nước cất, biết khối lượng riêng của nước là 1 g/ml (giải bằng 2 cách). Bài 6: Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được trong mỗi trường hợp sau: a) Hòa tan 25 g NaCl vào 175 g nước b) Hòa tan 4,48 lít khí HCl (đktc) vào 192,7 ml nước. Bài 7: Đun nhẹ 20 gam dung dịch CuSO4 cho đến khi nước bay hơi hết, người ta thu được chất rắn màu trắng là CuSO4 khan. Chất này có khối lượng là 3,6 gam. Hãy xác định nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 Bài 8: Hãy tính số mol và khối lượng chất tan trong a) 1 lít dung dịch NaCl 0,5M. b) 500 ml dung dịch KNO3 2M. c) 250 ml dung dịch CaCl2 0,1M. d) 2 lít dung dịch Na2SO4 0,3M. Bài 9: Hòa tan 15 g tinh thể CuSO4.5H2O vào 105 ml nước được dung dịch A a) Tính C%, CM và khối lượng riêng của dung dịch A b) Cần thêm vào dung dịch A bao nhiêu ml nước để có được nồng độ 5%. Bài 10: Cho 10 ml dung dịch HCl 17,55% có D = 1,04 g/ml. a) Tính khối lượng dung dịch và số mol chất tan của dung dịch trên. b) Tính nồng độ mol của dung dịch trên. Bài 11: Hòa tan 38,61 g Na2CO3.10H2O vào 256 g nước thì thu được dung dịch có D = 1,156 g/ml. Tính C% và CM của dung dịch thu được. Bài 12: Hòa tan 41,7 g FeSO4.7H2O vào 207 g H2O thu được dung dịch có D = 1,023 g/ml a) Tính khối lượng và số mol FeSO4 trong tinh thể hiđrat b) Tính khối lượng dung dịch sau khi trộn c) Tính C% và CM của dung dịch thu được. Bài 13: Hãy trình bày cách pha chế: a) 400 gam dung dịch CuSO4 4%
  25. b) 300 ml dung dịch NaCl 3M c) 150 gam dung dịch CuSO4 2% từ dung dịch CuSO4 20% d) 250 ml dung dịch NaOH 0,5M từ dung dịch NaOH 2M Bài 14: Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi pha thêm 20 g nước vào 80 g dung dịch muối ăn có nồng độ 15% Bài 15: Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 200 ml dung dịch NaOH 0,25M để được dung dịch NaOH 0,1M ? Bài 16: Làm bay hơi 60 gam nước từ dung dịch có nồng độ 15%, được dung dịch mới có nồng độ 18%. Hãy xác định khối lượng của dung dịch ban đầu Bài 17: Hòa tan 6 gam NaCl vào 144 gam H2O thu được dung dịch X a) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X b) Cần pha thêm bao nhiêu gam NaCl vào dung dịch X ở câu a để được dung dịch NaCl 20% Bài 18: Cần trộn bao nhiêu gam dung dịch BaCl2 30% với bao nhiêu gam dung dịch BaCl2 10% để được 125 ml dung dịch BaCl2 20% (D = 1,2 g/ml) ? Bài 19: Cần trộn bao nhiêu ml dung dịch HNO3 1M với bao nhiêu ml dung dịch HNO3 0,5M để được 400 ml dung dịch HNO3 0,75M. Bài 20: Trộn V1 ml dung dịch KOH (D1 = 1,2 g/ml) với V2 ml dung dịch KOH (D2 = 1,04 g/ml) thu được 800 ml dung dịch KOH (D = 1,1 g/ml). Tính giá trị của V1 và V2. Bài 21: Cần thêm bao nhiêu gam nước vào 500 gam dung dịch NaCl 12% để có dung dịch 8%. Bài 22: Cần lấy bao nhiêu gam NaOH cho thêm vào 120 g dung dịch NaOH 20% để thu được dung dịch mới có nồng độ 25% ? Bài 23: Làm bay hơi 100g H2O từ 700g dung dịch có nồng độ 30% sẽ thu được dung dịch có nồng độ bao nhiêu % Bài 24: a) Trộn 2 lít dung dịch HCl 4M vào 1 lít dung dịch HCl 0,5M. Tính nồng độ mol của dung dịch mới b) Trộn 150 gam dung dịch NaOH 10% vào 460 gam dung dịch NaOH x% để tạo thành dung dịch 6%. Tính x. Bài 25: Cần bao nhiêu ml dd NaOH (D = 1,26 g/ml) với bao nhiêu ml dd NaOH (D = 1,06 g/ml) để được 500 ml dd NaOH (D = 1,16 g/ml). Dạng 2: Tính nồng độ của các chất trong dung dịch trước và sau phản ứng: *Nồng độ C%: Bài toán: Cho m gam A phản ứng hết với dd B thu được dd C + khí D + kết tủa E. Tính nồng độ C% của chất tan trong dung dịch sau phản ứng Phương pháp: PTHH: A + Bdd → Cdd + D ↑ + E ↓ Nếu đề bài yêu cầu tính nồng độ phần trăm chất C trong dung dịch sau phản ứng: Bước 1: Tính nC → Tính mC = nC . MC Bước 2: Tính khối lượng dung dịch sau phản ứng theo công thức mdd sau pứ = mA pứ + mdd B – mD - mE Bước 3: C%ddC = 푠 ứ. 100% Nếu đề bài yêu cầu tính nồng độ phần trăm chất B còn dư trong dung dịch sau phản ứng: Tính nB dư = nB bđ – nB pứ → C%ddB dư = 푠 ứ. 100% *Nồng độ CM: Bài toán 1: Cho A phản ứng với dd B thu được dd C + kết tủa D + khí E. Tính nồng độ CM của chất tan trong dung dịch sau phản ứng Phương pháp: PTHH: A + Bdd → Cdd + D↓ + E↑ 푛 CM ddC = 푠 ứ , trong đó Vdd sau pứ = Vdd B 푛 Nếu chất B còn dư sau phản ứng: CM ddB = 푠 ứ Bài toán 2: Cho dd A tác dụng với dd B tạo thành dd C và H2O. Tính CM của chất tan trong dung dịch sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Phương pháp:
  26. PTHH: Add + Bdd → Cdd + H2O 푛 CM ddC = 푠 ứ , trong đó Vdd sau pứ = VddA + VddB (vì thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể) 푛 Nếu chất A còn dư sau phản ứng: CM ddA = 푠 ứ 푛 Nếu chất B còn dư sau phản ứng: CM ddB = 푠 ứ Bài 1: Trộn 40 g dung dịch KOH 12% với 120 g dung dịch KCl 16%. Tính C% của các chất trong dung dịch thu được Bài 2: Cho 11,2 g sắt tác dụng vừa đủ với 120 g dung dịch HCl a) Tính khối lượng muối tạo thành b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng c) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HCl ban đầu Bài 3: Hòa tan 36,92 g P2O5 vào 200 ml nước dư. Tính nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng Bài 4: Cho 6,5 g Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl 1M a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra b) Tính thể tích khí thu được ở đktc c) Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng Bài 5: Hòa tan 28,2 g K2O vào 40 g nước a) Sau phản ứng, chất nào còn dư ? b) Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng Bài 6: Cho 6,5 g Zn tác dụng với 100 g dung dịch HCl 14,6% a) Tính thể tích khí thoát ra (đktc) b) Tính C% các chất có trong dung dịch sau phản ứng Bài 7: Hòa tan 8,4 g Fe trong dung dịch H2SO4 2M vừa đủ a) Tính thể tích H2 đktc b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 phản ứng c) Tính nồng độ mol của dung dịch muối tạo thành. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể Bài 8: Hòa tan 5,6 g Fe cần dùng 500 g dung dịch HCl x% a) Tính thể tích H2 (đktc) b) Tính nồng độ phần trăm dd HCl c) Tính nồng độ phần trăm dung dịch muối tạo thành Bài 9: Hòa tan 11,2 g Fe vào 500 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X và V(lít) H2 (đktc) a) V = ? b) Tính CM các chất tan trong dung dịch Bài 10: Cho 300 ml dd HCl 0,5M tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH. Tính CM của dung dịch muối thu được. Biết PTHH xảy ra: NaOH + HCl → NaCl + H2O Bài 11: Cho 12,15 g Al vào 109,5 g dung dịch HCl 20% a) Chất nào còn dư ? Khối lượng dư là bao nhiêu ? b) Tính C% của dung dịch sau phản ứng Bài 12: Cho 11,2 g Fe tác dụng với 200 g dung dịch HCl 18,25% a) Tính thể tích H2 (đktc) b) Tính C% của các chất tan trong dung dịch sau phản ứng Bài 13: Cho PTHH: CaCl2 + AgNO3 → Ca(NO3)2 + AgCl ↓ Trộn 30 ml dd có chứa 2,22 g CaCl2 với 70 ml dd có chứa 1,7 g AgNO3 a) Tính lượng kết tủa thu được b) Tính nồng độ mol của các chất còn lại trong dd sau phản ứng. Giả sử thể tích của dd thay đổi không đáng kể. Bài 14: Cho PTHH: Ba(OH)2 + CuSO4 → BaSO4↓ + Cu(OH)2↓ Cho 200 g dd Ba(OH)2 17,1% tác dụng với 500 g dd CuSO4 8% thu được kết tủa A và dung dịch B a) Tính khối lượng kết tủa A b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch B Bài 15: (HSG Đăk Lăk 00 – 01) Khi cho 3,9 g kim loại kali tác dụng với 101,8 g nước. Hãy tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol/l của dung dịch KOH, biết rằng khối lượng riêng D = 1,056 g/ml. Bài 16: Hòa tan 6 g MgO vào 50 ml dung dịch H2SO4 có D = 1,2 g/ml vừa đủ thì thu được MgSO4 và H2O a) Tính khối lượng H2SO4 phản ứng b) Tính nồng độ % của dd H2SO4 phản ứng
  27. c) Tính nồng độ % của dd muối tạo thành sau phản ứng Bài 17: Cho 6,96 g Mg tác dụng với 500 ml dd H2SO4 0,3M. Tính CM của dd sau phản ứng Bài 18: Cho 12,15 g Al vào 109,5 g dd HCl 20%. a) Chất nào còn dư ? Khối lượng dư là bao nhiêu ? b) Tính C% của dung dịch thu được sau phản ứng (Đ/s: 6,75 g; 23,36%) Bài 19: Cho 16 gam FexOy tác dụng vừa đủ với 120 ml dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 32,5 gam muối khan. Tính CM của dung dịch HCl. Bài 20: Cần thêm bao nhiêu gam SO3 vào 100 gam dung dịch H2SO4 10% để được dung dịch H2SO4 20%. (Đ/s: 9,756 g) Bài 21: Hòa tan Na2O vào nước, xảy ra phản ứng: Na2O + H2O → 2NaOH. Cần hòa tan bao nhiêu gam Na2O vào 27 gam nước để được dung dịch NaOH có nồng độ 65,57%. (Đ/s: 27,9 g) Bài 22: Cần bao nhiêu gam SO3 cho vào dung dịch H2SO4 10% để được 100 gam dung dịch H2SO4 20%. Một số bài tập khó về nồng độ dung dịch Bài 1: (HSG Đăk Lăk 02 – 03) Hòa tan một oxit kim loại (có hóa trị không đổi) bằng dung dịch H2SO4 39,2% vừa đủ thu được dung dịch muối có nồng độ 40,14%. Tìm công thức oxit trên. Biết rằng oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước Bài 2: (HSG Đăk Lăk 05 – 06) Cho 1 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 0,40 lít khí H2 (đktc). 1. Xác định kim loại M. 2. Cho 14 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% (loãng) rồi đun nóng nhẹ được dung dịch A. Làm lạnh A xuống 3oC thấy có 55,53 gam tinh thể ngậm nước của muối sunfat kim loại M kết tinh, nồng độ muối sunfat trong dung dịch bão hòa ở nhiệt độ đó là 13,15%. Xác định công thức tinh thể muối ngậm nước. Bài 3: (HSG Đăk Lăk 09 – 10) Hòa tan hết 3,2 gam oxit M2On trong lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch muối có nồng độ 12,9%. Sau phản ứng đem cô bớt dung dịch và làm lạnh, thu được 7,868 gam tinh thể muối với hiệu suất 70%. Xác định công thức tinh thể muối đó Bài 4: Trộn lẫn 700 ml dung dịch H2SO4 60% có D = 1,503 g/ml với 500 ml dung dịch H2SO4 20% có D = 1,143 g/ml rồi thêm một lượng nước cất vào thu được dung dịch A. Khi cho kẽm dư tác dụng với 200 ml dung dịch A thu được 2000 ml hiđro (ở đktc). Tính nồng độ mol/l của dung dịch H2SO4 khi chưa thêm nước cất và thể tích dung dịch A. (Đ/s: CM H2SO4 = 6,35M, VA = 17,1 lít) Bài 5: Hòa tan một oxit kim loại hóa trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% thu được muối A có nồng độ 33,33%. a) Xác định công thức hóa học của oxit kim loại b) Làm lạnh 60 gam dung dịch muối A xuống nhiệt độ thấp hơn thấy tách ra 15,625 gam tinh thể X. Phần dung dịch bão hào có nồng độ 22,54%. Xác định công thức tinh thể muối X. Bài 6: Hòa tan hết 4,8 gam một oxit của kim loại M trong 120 ml dung dịch HCl 0,2M (vừa đủ) thu được một dung dịch. Xử lí cẩn thận dung dịch sau phản ứng thì thu được 24,36 gam muối X Xác định nguyên tố M và công thức hóa học của muối X. 0 Bài 7: Cho biết nồng độ dd bão hòa KAl(SO4)2 ở 20 C là 5,56% 0 a) Tính độ tan của KAl(SO4)2 ở 20 C 0 b) Lấy m gam dung dịch bão hòa KAl(SO4)2.12H2O ở 20 C để đun nóng bay hơi 200 g nước, phần còn lại làm 0 lạnh đến 20 C. Tính khối lượng tinh thể phèn KAl(SO4)2.12H2O kết tinh Bài 8: Cho nồng độ phần trăm của dung dịch NaCl bão hòa ở 10oC là 25,93%; ở 90oC là 33,33%. Khi làm lạnh 600 gam dung dịch NaCl bão hòa ở 90oC tới 10oC thì khối lượng dung dịch thu được là bao nhiêu gam ? Bài 9: Dùng một lượng dung dịch H2SO4 10%, đun nóng để hòa tan vừa đủ 0,4 mol CuO. Sau phản ứng, làm nguội dung dịch. Khối lượng CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch là 30 gam. Tính độ tan của CuSO4 trong điều kiện thí nghiệm trên.
  28. Bài 10: Cho 0,25 mol MgO tan hoàn toàn trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 25% đun nóng, sau đó làm 0 nguội dung dịch đến 10 C. Tính khối lượng tinh thể MgSO4.7H2O đã tách ra khỏi dung dịch, biết rằng độ tan 0 của MgSO4 ở 10 C là 28,2 gam/100 gam H2O. Bài 11: Hòa tan hoàn toàn 4,48 gam MO (M là kim loại) trong một lượng vừa đủ 400 ml dung dịch H2SO4 0,2M, cô cạn cẩn thận dung dịch thu được 13,76 gam tinh thể muối X. Xác định công thức của oxit MO và muối X. 0 Bài 12: Làm lạnh 160 gam dung dịch bão hòa muối RSO4 30% xuống tới nhiệt độ 20 C thì thấy có 28,552 gam 0 tinh thể RSO4.nH2O tách ra. Biết độ tan trong nước của RSO4 ở 20 C là 35 gam. Xác định công thức của tinh thể RSO4.nH2O. Biết R là kim loại; n là số nguyên có giá trị trong khoảng 5 < n < 9. Hết