Đề cương ôn thi học kì I môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2019-2020

docx 6 trang thaodu 2220
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì I môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_11_nam_hoc_2019_202.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi học kì I môn Hóa học Lớp 11 - Năm học 2019-2020

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HK1 2019-2020 KHỐI 11 I. TRẮC NGHIỆM Chương 1 Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Axit là chất tan trong nước phân li ra OH-. B. Bazơ là chất tan trong nước phân li ra H+. C. Ancol etylic không phải là chất điện li. D.Muối trung hòa là muối không có H trong phân tử. Câu 2: Phương trình điện li nào sau đây được viết đúng? - 3+ A. K3PO4 →3K + PO4 . - + B. CH3COOH→CH3COO + H . 3+ 2- C. Al2(SO4)3→2Al + 3SO4 . + - D. HClO4 ↔ H + ClO4 . Câu 3: Cho dung dịch (NH4)2SO4 0,15M. Tổng nồng độ mol ion của dung dịch này là: A. 0,60M B. 0,45M B. C. 0,30M D. 0,15M Câu 4: Dãy nào sau đây gồm các chất điện li mạnh? A. NaOH, CH3COOH, KNO3. B. HCl, KMnO4, LiOH. C. AgNO3, Ba(OH)2, HF. D.Mg(OH)2, HI, NaCl. Câu 5: Phản ứng giữa hai dung dịch nào sau đây KHÔNG xảy ra? A. NaNO3 + HCl→ B. K2SO4 + BaCl2→ C. CaCO3 + H2SO4→ D. KOH + H2SO4→ Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Môi trường axit có [H+]>[OH-]. B. Axit, bazơ, muối là những chất điện li. C. Dung dịch axit, bazơ, muối đều dẫn điện được. D. Nếu [H+]=10a thì pH=a Câu 7: Dung dịch nào sau đây dẫn điện tốt nhất? A. BaCl2 0,05M. B. CH3COOH 0,05M. C. NH4NO3 0,05M D. C2H5OH 0,06M Câu 8: Cần bao nhiêu gam KOH để pha được 500ml dung dịch có pH= 13 A. 1,4g. B. 2,8g. C. 5,6g. D. 11,2g Câu 9: Cho 500ml dd HCl pH= 2 tác dụng vừa đủ với dd AgNO3 thì khối lượng kết tủa thu được là: A. 1,435g B. 2,870g B. C.4,305g D.Kết quả khác ( 0.7175g) Câu 10: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là: 3+ 3- - 2+ 2+ - + 2- A. Al , PO4 , Cl , Ba .B. Ca , Cl , Na , CO3 . + - - 2+ + - - + C. K , OH , Cl , Ba .D. Na , HCO3 , OH , K . Câu 11: Dung dịch nào sau đây có pH >7? A. Dung dịch Al2(SO4)3.B. Dung dịch CH 3COONa. C. Dung dịch NaCl D. Dung dịch NH4Cl. Câu 12: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 13: Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịch là: 3+ + - - A. Al , NH4 , Br , OH . 2+ + 2- 3- B.Mg ,K , SO4 , PO4 + 3+ - 2- C. H , Fe , NO3 , SO4 . + + - - D. Ag , Na , NO3 , Cl . Trang 1
  2. Câu 14: Trong số các axit có cùng nồng độ 0,1M dưới đây dd nào có pH nhỏ nhất? A. Ba(OH)2 B. H2SO4 C. HClD. NaOH Câu 15: Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH ( rượu etylic), C12H22O11(saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 16: Cho các phản ứng hóa học sau: (1) (NH4)2SO4 + BaCl2 (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 (3) Na2SO4 + BaCl2 (4) H2SO4 + BaSO3 (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là: A. (1), (2), (3), (6). B. (3), (4), (5), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (1), (3), (5), (6). Câu 17: Các hợp chất trong dãy chất nào dưới đây đều có tinh lưỡng tính? A. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2. B. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2. C. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2. D. Cr(OH)3, Pb(OH)2, Mg(OH)2. Câu 18: Cho các dung dịch có cùng nồng độ :Na 2CO3 (1), H2SO4(2), HCl (3), KNO3(4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là: A. (3), (2), (4), (1). B. (2), (3), (4), (1). C. (4), (1), (2), (3). D. (1), (2), (3), (4). Câu 19: Cho 4 dung dịch: H2SO4 loãng, AgNO3, CuSO4, AgF. Chất không tác dụng với 4 dung dịch trên là A. BaCl2 B. NaNO 3 C. NH3D. KOH Câu 20: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Chương 2 Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế HNO3 từ A. NaNO2 và H2SO4 đặc. B. NaNO3 và H2SO4 đặc. C. NH3 và O2. D. NaNO3 và HCl đặ Câu 2: Cho các p/ứ (1) Cu(NO3)2 → (2) NH4NO2 → (3) NH3 + O2 (xúc tác Pt)→ (4) NH3 + Cl2 → (5) NH4Cl → (6) NH3 + CuO→ Các phản ứng tạo ra khí N2 là: A. (2),(4),(6) B. (1),(3),(5) C. (2),(3),(4) D. (2),(3),(4),(6). Câu 3: Thành phần chính của quặng photphorit là A. Ca3(PO4)2. B. NH4H2PO4. C. Ca(H2PO4)2. D. CaHPO4. Câu 4: Cho 3,2 gam đồng tác dụng với HNO3 đặc thu được thể tích khí NO2 là: A. 4,48 lít B. 2,24 lít C. 2 lit D. 0,1 lit Trang 2
  3. Câu 5: Phải dùng bao nhiêu lit khí nitơ và bao nhiêu lit khi hiđro để điều chế 17 gam NH3? Biết hiệu suất phản ứng là 25%, thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn. A. 44,8 lit và 134,4 lit. B. 22,4 lit và 134,4 lit. C. 22,4 lit và 134,4 lit. D. 44,8 lit và 67,2 lit. Câu 6: Dãy nào dưới đây mà nguyên tử nitơ vừa có khả năng thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa khi tham gia phản ứng? A. NH3, N2O5, N2, NO2 B. NH3, NO, HNO3, N2O5 C. N2, NO, N2O, N2O5 D. NO2, N2, NO, N2O3 Câu 7: Hiện tượng gì xảy ra khi cho quỳ ẩm vào bình chứa khí NH3 ? A. quỳ chuyển thành màu xanh. B. quỳ chuyển thành màu đỏ. C. quỳ không đổi màu. D. quỳ bị mất màu. Câu 8: Câu nào sau đây là sai? A. NH3 có tính bazơ yếu và tính khử. B. NH3 là chất khí không màu, không mùi, tan nhiêu trong nước. C. Đốt cháy NH3 không có xúc tác thu được N2 và H2O. D. Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2 là phản ứng ứng thuận nghịch. Câu 9: Chất nào sau đây có thể làm khô NH3? A. H2SO4đặc B. CuSO4khan C. KOHrắn D. AlCl3khan Câu 10: Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho nó tác dụng với kiềm mạnh vì khi đó: A. Muối amoni chuyển thành màu đỏ. B. Thoát ra một chất khí không màu có mùi khai và xốc làm quỳ ẩm hóa xanh. C. Thoat ra một chất khí màu nâu đỏ. D. Thoát ra một chất khí không màu, không mùi. Câu 11: Câu nào sau đây là sai? A. Tất cả muối amoni đều dễ tan trong nước. B. Có thể dùng dung dịch kiểm mạnh để phân biệt muối amoni với muối khác. C.Ở điều kiện thường nitơ hoạt động mạnh hơn photpho D. Amoniac có tính bazơ yếu và tính khử. Câu 12: Nhận xét nào sau đây đúng về muối amoni? A. Muối amoni là chất tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion hiđroxit. B. Tất cả muối amoni đều dễ tan trong nước, khi tan điện li hoàn toàn thành cation amoni và ani on gốc axit. C. Dung dịch muối amoni tác dụng với kiềm đặc nóng thoát ra chất khí là quỳ tím hóa đỏ. D. Khi nhiệt phân muối amoni luôn có khí amoniac thoát ra. Câu 13: Phản ứng nào sau đây NH3 không thể hiện tính khử? A. 4NH3 + 5O2 →4 NO + 6H2O B. NH3 + HCl → NH4Cl C. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl D. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O Câu 14: Câu nào sau đây là sai khi noi về muối nitrat? A. Đều tan trong nước. B. Đều là chất điện li mạnh. C. Đều không màu. D. Điều kém bền với nhiệt. Câu 15: Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong một dung dịch? A. Axit nitric và đồng nitrat. B. Amoniac và kẽm clorua. C. Axit clohiđric và bạc nitrat. D. Amoniclorua và natrihiđroxit. Câu 16: Nhận xét nào sau đây không đúng vê muối nitrat? Trang 3
  4. A. Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước. B. Các muối nitrat đều là chất điện li mạnh, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại và anion nitrat. C. Các muối nitrat đều dễ bị phân hủy bởi nhiệt. D. Các muối nitrat đều được sử dụng làm phân bón hóa học trong nông nghiệp. Câu 17: Trong phản ứng đốt cháy amoniac với oxi với xúc tác Pt thì tỉ lệ số mol chất khử, chất oxi hóa là: A. 4:5 B. 4:3 C. 5:4 D. 3:4 Câu 18: Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế amoniac trong công nghiệp? A. NH4Cl → NH3 + HCl B. N2 + 3H2→ 2NH3 C. (NH4)3PO4 → 3NH3 + H3PO4 D. NH4Cl + NaOH →NaCl + NH3 + H2O Câu 19: Nhiệt phân Fe(NO3)3 thu được dãy chất nào sau đây? A. FeO, NO2, O2 B.Fe, NO2,O2 C. Fe2O3, NO2,O2 D. Fe(NO2)2, O2 Câu 20: Phản ứng của FeO với HNO3 tạo ra NO có tổng hệ số cân bằng là: A. 22 B. 20 C. 16 D.12 Câu 21: Nhiệt phân Cu(NO3)2 thu được dãy chất nào sau đây? A. Cu, N2, O2 B.Cu, NO2,O2 C. CuO, NO2,O2 D. Cu(NO2)2, O2 Câu 22: Nhiệt phân AgNO3 thu được dãy chất nào sau đây? A. Ag2O, NO2 B. Ag2O, NO2,O2 C. Ag, NO2, O2 D. Ag2O, O2 Câu 23: Dung dịch HNO3 đặc nguội và dd H2SO4 đặc nguội không tác dụng với dãy kim loại nào sau đây? A. Cu, Ag B. Fe, Al C. Cu, Au D. Ag, Pt Câu 24 : Câu nào sau đây là Sai? A. Photpho trắng phát quang trong bóng tối. B. Photpho đỏ có cấu trúc polime. C. Photpho trắng bốc cháy trên 40 độ C. D. Photpho đỏ hoạt động hơn photpho trắng. Câu 25: Công thức hóa học của magiephotphua là: A. Mg2P2O7 B. Mg3P2 C. Mg5P2 D. Mg3(PO4)2 Chương 3,4 1. Những chất nào sau đây là chất hữu cơ: CH3Cl, C6H5Br, NaHCO3, C2H4O2, CH2O, CO2 ,NaCN. A. CO2, CH2O, C2H4O2 B. CH3Cl, C6H5Br, NaHCO3 C. CH3Cl, C6H5Br, C2H4O2, CH2O D. NaCN, C2H4O2, NaHCO3 2. Liên kết hóa học trong hợp chất hữu cơ là: A.Liên kết ion B. Liên kết hiđro C. Liên kết cộng hoá trị D. Chủ yếu là liên kết cộng hóa trị 3. Khẳng định nào sau đây luôn đúng? A. Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có Cacbon, oxi. B. Thành phần hợp chất hữu cơ có thể có Cacbon C. Thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có Cacbon . D. Thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có oxi. 4. Công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ cho biết: A. Thành phần nguyên tố. B. Số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố, thứ tự kết hợp và cách liên kết của các nguyên tử đó. Trang 4
  5. C. Khối lượng nguyên tử. D. Số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố. 5. Liên kết 3 giữa 2 nguyên tử C trong hợp chất hữu cơ gồm: A. 1 liên kết , 2 liên kết , B. 3 liên kết  . C. 3 liên kết D. 1 liên kết , 2 liên kết  6. Khi đun nóng dd canxi hidrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình phản ứng là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 7. Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai? A. SiO2 + 4HF SiF4 + 2H2O B. SiO2 + 4 HCl SiCl 4 + 2H2O t0 t0 C. SiO2 + 2C  Si + 2CO D. SiO2 + 2Mg  2MgO + Si 8. Kim cương và than chì là các dạng: A. đồng hình của cacbon B. đồng vị của cacbon C. thù hình của cacbon D. đồng phân của cacbon 9. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2(đkc)vào dd nước vôi trong có chứa 0,25 mol Ca(OH)2.Sản phẩm muối thu được sau phản ứng gồm: A.Chỉ có CaCO3 B.Chỉ có Ca(HCO3)2 C.Cả CaCO3 và Ca(HCO3)2 D.Không có cả 2 chất CaCO3 và Ca(HCO3)2 10. Để đề phòng nhiễm độc CO, người ta sử dụng mặt nạ phòng độc có chứa các hoạt chất sau: A. CuO và MnO2 C. CuO và than hoạt tính B. CuO và MgO D. Than hoạt tính 11. Si phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. O2, F2, Mg, HCl, NaOH C. O2, F2, Mg, HCl, KOH B. O2, F2, Mg, NaOH D. O2, Mg, HCl, NaOH 12. Nhận định nào sau đây về muối cacbonat là đúng ? Tất cả các muối cacbonat trung hòa đều A. tan trong nước. B. bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon dioxit. C. bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm. D. không tan trong nước. 13. Trong các chất sau đây, Chất nào có thể là đồng đẳng của nhau: C2H6, C2H2, CH4, CH3OCH3, C4H10, C6H6, C2H5OH, CH3CHO, C3H7OH. A. C2H6, CH4, C4H10, B. C2H5OH, C3H7OH, CH3OCH3, C. CH3OCH3, CH3CHO, C2H2, D. CH3OCH3, C4H10, C2H6. 14. Chọn cách phát biểu đúng trong các cấu sau đây. Đồng phân là những chất: A. Có cùng thành phần nguyên tố. B. Có khối lượng phân tử bằng nhau. C. Có cùng công thức phân tử nhưng công thức cấu tạo khác nhau. D. Có cùng tính chất hóa học. 15. Hóa trị của cacbon trong hợp chất hữu cơ luôn là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 16. Cho 1,568 lít CO2 (đkc) hấp thụ hết vào dung dịch có hòa tan 3,36 gam NaOH. Muối thu được có khối lượng là : A.7,112g B. 6,811g C. 6,188g D. 8,616g 17. Cho 0,3 lít CO2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Ca(OH)2 , sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam kết tủa. Giá trị m là: A. 5 gam B. 10 gam C. 15 gam D. 20 gam 18. Hòa tan hoàn toàn m gam CaCO3 vào dung dịch HCl dư thì thu được 3,36 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là: A. 5 gam B. 10 gam C. 15 gam D. 20 gam II. TỰ LUẬN: ( 5 điểm) Dạng 1: Hoàn thành các phản ứng và ghi rõ điều kiện nếu có (2,5 điểm) ( 5 trong số các phản ứng sau) a) C + HNO3 b) SiO2 + HF Trang 5
  6. c) CO2 + NaOH (1:1) d) CO2 + NaOH (1:2) e) Si + NaOH + H2O f) SiO2 + 2Mg g) CaCO3 + HCl h) Si + F2 i) Na2SiO3 + CO2 + H2O j) NaHCO3 + NaOH k) CaCO3 + CO2 + H2O l) CO2 + Ca(OH)2 (2:1) t0 m) CO2 + Ca(OH)2 (1:1) n) NaHCO3  t0 o) Ca(HCO3)2  p) Na2CO3 + BaCl2 q) Na2CO3 + CO2 + H2O r) Ca(HCO3)2 + HCl s) C + Al t) C + H2 Dạng 2: Bài toán ( 2,5 điểm) 1. Đốt cháy hoàn toàn 7,75 gam chất hữu cơ X thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,75 gam H2O. a). Lập Công thức đơn giản nhất của X ? b). Xác định công thức phân tử của X, biết tỉ khối hơi của X so với không khí bằng 2,14. 2. Đốt cháy hoàn toàn 8,85 gam chất hữu cơ A thu được 19,80 gam CO2 , 12,15 gam H2O và 1,68 lít N2 (đktc). a). Lập Công thức đơn giản nhất của A ?. b). Xác định công thức phân tử của A, biết tỉ khối hơi của A so với hidro bằng 29,5 . 3. Đốt cháy hoàn toàn 10,95 gam chất hữu cơ Y thu được 19,80 gam CO2 , 9,45 gam H2O và 1,68 lít N2 (đktc). a). Lập Công thức đơn giản nhất của Y ?. b). Xác định công thức phân tử của Y, biết tỉ khối hơi của Y so với hidro bằng 73. Trang 6