Đề cương ôn thi học kì I - Môn Ngữ văn Khối 6 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì I - Môn Ngữ văn Khối 6 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_thi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_khoi_6_nam_hoc_2018_201.docx
Nội dung text: Đề cương ôn thi học kì I - Môn Ngữ văn Khối 6 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
- ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6 NĂM HỌC 2018 - 2019 A. CHỦ ĐỀ 1: PHẦN VĂN HỌC I. Các thể loại truyện đã học 1. Truyện dân gian: a) Truyền thuyết: Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. b) Cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ )Truyện thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. c) Ngụ ngôn: Là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. d) Truyện cười: Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. 2. Truyện trung đại: Là loại truyện văn xuôi viết bằng chữ Hán, ra đời trong thời kì Trung đại (thế kỉ X-XIX). Truyện có nội dung phong phú, thường mang tính chất giáo huấn. Cốt truyện khá đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. II. Điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết – cổ tích; ngụ ngôn – truyện cười. a. Truyền thuyết – cổ tích Truyền thuyết Cổ tích - Đều là loại truyện dân gian, do dân sáng tác và lưu truyền chủ yếu bằng truyền miệng. Giống - Đều có yếu tố tưởng tượng hoang đường. - Nhân vật chính thường có sự ra đời kì lạ, tài năng phi thường - Truyện kể về một số kiểu nhân vật - Truyện kể về nhân vật và sự kiện có quen thuộc do nhân dân tưởng tượng liên quan đến lịch sử thời quá khứ. ra. - Truyện thể hiện thái độ và cách đánh- Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân giá của nhân dân đối với nhân vật và dân về công lí, lẽ công bằng. sự kiện được kể. Khác - Được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật. - Được cả người nghe lẫn người kể coi là những câu chuyện không có thật. b. Ngụ ngôn – truyện cười
- Ngụ ngôn Truyện cười Giống Đều có yếu tố gây cười và ngầm ý phê phán. Mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc Kể về những hiện tượng đáng cười chính con người để nói bóng gió, kín trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười Khác đáo chuyện con người nhằm răn dạy mua vui hoặc phê phán những thói hư người ta bài học nào đó trong cuộc tật xấu trong xã hội. sống. III. Các truyện dân gian đã học (không tính các văn bản đọc thêm) Thể loại Tên truyện Nội dung, ý nghĩa Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước. Thánh Truyện thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân nhân ta ngay Gióng từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm. - Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm - Thể hiện sức mạnh, ước mơ của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai. - Đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. Thần núi tản viên trở thành con rể vua Truyền hùng , điều này có ý nghĩa đề cao quyền lực của các thuyết Sơn Tinh, vua hùng và chiến công dựng nước của người Việt cổ Thuỷ Tinh trong thời đại các vua hùng. Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật: - Sơn Tinh: là nhân vật tượng trưng cho sức mạnh, khát vọng chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta. - Thủy Tinh: Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt, thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. 1. Ý nghĩa của niêu cơm thần - Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Truyện cổ Thạch Sanh - Niêu cơm thần của Thạch Sanh có khả năng phi thường cứ tích ăn hết lại đầy làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên khâm phục. Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. - Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.
- + Niêu cơm thần tượng trưng cho lòng nhân đạo yêu hoà bình. 2. Ý nghĩa của tiếng đàn - Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác. - Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Ý nghĩa đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian. - Em bé thông minh nhờ sự thông minh mà được phong làm trạng nguyên, được vua xây dinh thự bên cạnh hoàng cung để tiện việc hỏi han. Truyệnđề cao sự thông minh mưu trí. - Đề cao ca nghợi kinh nghiệm sống, trí khôn và sự thông minh được đúc kết từ đời sống, và vận dụng trong thực tết Em bé thông Ý nghĩa hài hước mua vui: Từ câu đố của viên quan, của minh vua, sứ thần nước ngoài đến những lời giải đáp của em bé tạo ra tình huống bất ngờ thú vị. Em bé thông minh giỏi hơn người lớn làm cho người đọc người nghe hứng thú, yêu thích Em bé thông minh, tài trí hơn người nhưng luôn hồn nhiên, ngây thơ trong sự đối đáp. Tất cả tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày. Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, - Dù môi trường hoàn cảnh sống có giới hạn khó khăn, vẫn phải cố gắng mở rộng sự hiểu biết của mình bằng mọi hình thức khác nhau. Phải biết những hạn chế của mình và phải cố gắng. Biết nhìn xa trông rộng. Ếch ngồi - Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những đáy giếng đối tượng xung quanh. Kể chủ quan kiêu ngạo sẽ bị Truyện trả giá đắt bằng cả tính mạng của mình. ngụ ngôn - Những bài học trên có ý nghĩa nhắc nhở khuyên bảo tất cả mọi người, mọi lĩnh vực, nghề nghiệp, công việc cụ thể. Sự việc hiện tượng rộng lớn gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu chỉ biết xét một khía cạnh mà cho rằng đó là toàn bộ sự vật thì sẽ sai lầm. Muoond kế luận đúng về sự vật, Thầy bói phải xem xét nó một cách toàn diện. Có thế mới tránh được xem voi những sai lầm của “ Thầy boí xem voi” Phải có cách xem xét sự vật phù hợp với sự vật đó( Ở truyện này thì không thể xem voi bằng cách sờ voi) và phù hợp với mục đích xem xét
- Những điểm trên là các bài học về cách tìm hiểu sự vật hiện tượng mà chúng ta luôn phải chú ý trong học tập cũng như trong đoeì sống. Khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc nào phải xem xét chúng một cách toàn diện. Treo biển là một loại truyện hài hước, tạo lên tiếng cười vui vẻ, phê phán nhẹ nhàng những người, thiếu chủ kiến, thiếu lập trường khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác. Treo biển Truyện Bài học rút ra: cười Được người khác góp ý, không nên vội vàng hành động ngay khi chưa suy xét kĩ. Làm việc gì cũng phải có ý thức, có chủ kiến, biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác. IV. Truyện Trung đại đã học (không tính văn bản đọc thêm) * Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng - Tác giả: Hồ Nguyên Trừng - Chủ đề: Nêu cao gương sáng của bậc lương y chân chính - Nhân vật chính: Phạm Bân (Thái y lệnh họ Phạm) - Phẩm chất của nhân vật chính: Là một bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức; hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh. Ông còn là người có bản lĩnh, không sợ uy quyền. - Nội dung, ý nghĩa: Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm: Không chỉ có tài chữa bệnh mà còn có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân. Thành ngữ: + Lương y như từ mẫu. + Thầy thuốc như mẹ hiền. B CHỦ ĐỀ 2: PHẦN TIẾNG VIỆT Kiến Định Phân loại thức nghĩa -Từ đơn: Do một tiếng có nghĩa tạo thành. VD: Nhà, xe, người, Từ là đơn vị ngôn - Từ phức: Gồm hai hoặc nhiều tiếng tạo thành. Từ ngữ nhỏ + Từ ghép: Gồm hai tiếng trở lên có nghĩa, ghép lại với nhau. nhất dùng (xét VD: Nhà cửa, sách vở, để đặt theo câu. + Từ láy: Gồm hai tiếng trở lên giữa các tiếng có quan hệ láy âm cấu tạo) hoặc vần. VD: Đo đỏ, tim tím, xanh xao, Nghĩa của Có hai cách giải nghĩa của từ:
- Nghĩa từ là nội - Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. của từ dung (sự - Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. vật, tính chất, hoạt * Từ có thể có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa. động, * Hiện tượng chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo quan ra từ nhiều nghĩa. hệ ) mà - Nghĩa gốc: Nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các từ biểu thị.nghĩa khác. Vd: Tôi ăn cơm. (nghĩa gốc) - Nghĩa chuyển: Nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. Vd: Tàu vào ăn hàng. (nghĩa chuyển) - Từ thuần Việt là từ do nhân dân ta sáng tạo ra. Phân VD: Cha mẹ, trẻ con, loại từ -Từ mượn: Là từ ta vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị theo những sự vật hiện tượng mà tiếng ta không có từ để biểu thị. nguồn Gồm: gốc + Từ mượn tiếng Hán: Phụ thân, sơn thuỷ, quốc kì + Từ mượn ngôn ngữ khác: Ra-đi-ô, điện, in-tơ-nét, gan - Lặp từ: Lặp đi lặp lại một từ, một ngữ, một câu => Gây nhàm chán cho người đọc. Lỗi Có 3 loại - Lẫn lộn các từ gần âm: => Gây khó hiểu cho người đọc, nghe. dùng lỗi dùng từ từ - Dùng từ không đúng nghĩa => Người nghe, đọc sẽ hiểu sai nghĩa của người viết, nói. - Danh từ: Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, - Khả năng kết hợp: Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước và các từ ấy, này, đó ở phía sau và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm danh từ. - Chức năng: Làm chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước. VD. Lan là học sinh. Có các loại danh từ: Từ loại Danh từ Động từ: những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. (chạy, đi, nhảy, hát )
- Động từ - Khả năng kết hợp: Thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng để tạo thành cụm động từ. - Chức năng: Thường làm vị ngữ. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, cứ, đang, cũng *Có các loại động từ sau: Tính từ: Những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. - Khả năng kết hợp: Kết hợp với rất, hơi, quá, đã, sẽ , để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với hãy, chớ, đừng rất hạn chế. - Chức năng: Làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn so với động từ. * Các loại tính từ: Tính từ C. CHỦ ĐỀ 3: PHẦN TẬP LÀM VĂN: Kiểu văn bản tự sự 1/ Văn bản là gì? Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. - Văn bản l chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có tính liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. - Các kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ. - Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng. 2/ Thế nào là văn tự sự? - Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự kiện, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. 3/ Cách làm bài văn tự sự. + Tìm hiểu đề, tìm ý + Lập dàn ý
- + Viết bài văn hoàn chỉnh + Kiểm tra lại và sửa chữa lỗi sai. Bài tập: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 6 đến 8 câu) nêu suy nghĩ của em về một nhân vật truyền thuyết (cổ tích) mà em yêu thích nhất. * Gợi ý: - Chú ý hình thức đoạn văn. - Phải có câu chủ đề. * Đoạn văn: (Câu 1) Giới thiệu nhân vật mà em yêu thích nhất và lý do vì sao em yêu thích nhân vật đó. (Tên nhân vật? Nhân vật ở trong văn bản nào? Nhân vậ để lại cho em ấn tượng như thế nào?). (Câu 2, 3, 4, 5) Kể về nguồn gốc, xuất thân, ngoại hình (nếu có), tính cách, phẩm chất, việc làm của nhân vật. (Câu 6) Nhân vật có ý nghĩa như thế nào đối với câu chuyện? (Câu 7) Suy nghĩ của em về nhân vật đó. (Câu 8) Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua nhân vật? 4. Một số đề bài HS tham khảo: Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm. Đề 2: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ mãi. Đề 3: Kể về một người mà em yêu quý (ông, bà, cha, mẹ. thầy cô ). Đề 4: Kể về một người bạn mới quen trong năm học mới này. Đề 5: Kể về buổi tựu trường năm học mới . Đề 6: Kể về buổi lễ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam ở trường em. Đề 7: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra. Đề 8: Trong vai người bán hàng, em hãy kể lại câu chuyện Treo biển. Đề 9: Thay ngôi kể để bộc lộ tâm tình của Sơn Tinh trong truyện “SơnTinh, Thủy Tinh” MỘT SỐ DÀN Ý THAM KHẢO Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm. Gợi ý: a. MB: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm và ấn tượng sâu sắc của em về việc làm tốt ấy. b. TB: Kể chi tiết về các sự việc đã diễn ra theo trình tự hợp lí: - Việc tốt ấy diễn ra trong khoảng thời gian nào? Ở đâu? - Hoàn cảnh nào đã tạo cơ hội cho em làm việc tốt? - Có những ai tham gia cùng em? - Em đã làm những việc gì? - Có điều gì bất ngờ xảy ra khi em đang làm việc tốt? - Em đã ứng xử như thế nào trong tình huống bất ngờ ấy? - Kết quả cuối cùng của việc tốt em đã làm ra sao? c. KB: Cảm nghĩ của em sau khi làm được một việc có ích. Đề 2: Kể chuyện lần đầu em đi chơi xa.
- Gợi ý: a. MB: Giới thiệu về chuyến đi chơi xa của em và cảm xúc sâu đậm của em về chuyến đi ấy. b. TB: Kể chi tiết về chuyến đi: - Lần đầu em đi chơi xa trong trường hợp nào? - Ai đưa em đi? - Nơi ấy là đâu? Về quê hay ra thành phố, hoặc đi tham quan nơi nào? - Hành trình chuyến đi ra sao? - Em đã trông thấy những gì trong chuyến đi ấy? - Điều gì làm em thích thú và nhớ mãi? - Em ao ước những chuyến đi như thế nào? c. KB: Cảm nghĩ của em về chuyến đi ấy. Đề 3: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ nhất. Gợi ý: a. MB: Giới thiệu về kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ nhất và hoàn cảnh nhớ lại kỉ niệm. b. TB: Kể chi tiết về kỉ niệm: - Kỉ niệm bắt đầu như thế nào? - Có những ai tham gia? - Diễn biến của kỉ niệm ? - Kết quả ra sao? c. KB: Trở về hiện tại và nêu cảm xúc của bản thân. Đề 4: Kể về một người bạn mới quen trong năm học mới này. Gợi ý: a. MB: Giới thiệu về người bạn mới quen và tình cảm hiện tại em dành cho bạn ấy . b. TB: - Em quen bạn trong tình huống nào? Ở đâu? - Bạn có điểm đặc biệt nào về hình dáng, tính cách, sở thích? - Khi mới quen, tình cảm và cách đối xử của bạn dành cho em ra sao ? - Khi đã thân thiết hơn, bạn thay đổi như thế nào? - Em thích nhất điều gì ở bạn? c. KB: Cảm xúc của bản thân thi quen được người bạn ấy. Đề 5: Người để lại trong em ấn tượng sâu đậm nhất. * Gợi ý: - HS dựa vào dàn ý kể người. a. MB: Giới thiệu người định kể và mối quan hệ giữa em với người đó. b. TB: - Giới thiệu đôi nét về tên, tuổi tác, ngoại hình, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của người đó. - Kể về việc làm của người đó đối với mọi người xung quanh để bộc lộ tính cách của người đó. - Kể về tài năng, sở thích của người đó.
- - Kể một kỉ niệm thể hiện sự gắn bó giữa em và người đó. Qua kỉ niệm ấy, tình cảm người đó dành cho em như thế nào? c. KB: Tình cảm của em dành cho người được kể và mong ước của em dành cho người đó. Đề 6: Có một cây bàng non hằng ngày bị các bạn học sinh hái lá, bẻ cành. Em hãy đóng vai cây bàng non ấy để nói chuyện với các bạn. * Gợi ý: - Yêu cầu về nội dung: Phải kể được câu chuyện của một cây bàng non với các bạn học sinh trong một tình huống: bị hái lá, bẻ cành. Nội dung câu chuyện phải thể hiện được sự xót xa, đau đớn vừa toát lên thái độ oán trách của cây bàng non và thái độ hối lỗi của các bạn học sinh. Qua câu chuyện, giúp người đọc rút ra bài học về ý thức bảo vệ môi trường. - Yêu cầu về hình thức: bài văn tự sự đầy đủ bố cục, kể theo ngôi thứ nhất, có hội thoại. - HS kể theo ngôi thứ nhất. a. MB: Cây bàng non tự giới thiệu về mình. (Sau khi vừa tròn hai mươi ngày tuổi, chúng tôi – anh chị em nhà bàng được bứng đi trồng ở khắp mọi nơi. Nếu như các chị tôi được trồng ở bênh viện, công viên thì tôi rất vinh hạnh được trồng trong ngôi trường mang tên A) b. TB: - Hằng ngày cây bàng non làm gì ở trường? (Cung cấp oxi, làm cho trường xanh đẹp hơn, vui khi thấy các bạn HS hằng ngày vui đùa dưới dóng cây ) - Một hôm, các bạn HS đến hái lá, bẻ cành. Lần thứ nhất, cây bàng non nghĩ gì, rồi lần thứ hai, thứ ba thái độ của cây bàng non như thế nào? - Cây bàng non đã quyết định như thế nào? (Nói chuyện với các bạn HS) - Kể nội dung câu chuyện. (Nội dung câu chuyện phải thể hiện được sự xót xa, đau đớn vừa toát lên thái độ oán trách của cây bàng non và thái độ hối lỗi của các bạn học sinh.) c. KB: Cảm nghĩ của cây bàng non lúc này như thế nào và giúp người đọc rút ra bài học về ý thức bảo vệ môi trường./.