Đề cương ôn thi học kỳ II môn Đại lý Lớp 6

docx 6 trang thaodu 3551
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kỳ II môn Đại lý Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_hoc_ky_ii_mon_dai_ly_lop_6.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi học kỳ II môn Đại lý Lớp 6

  1. ĐỊA LÝ HK II 1. Các chí tuyến và vòng cực trên trái đất: Các chí tuyến là những đường có ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất vào các ngày hạ chí và đông chí. Các vòng cực là những đường giới hạn khu vực có ngày hoặc đêm dài 24 giờ. Các chí tuyến và vòng cực là ranh giớ của các vòng đai nhiệt. 2. Các chí tuyến và vòng cực là những ranh giới của các vòng đai nhiệt nào? Các chí tuyến và vòng cực là những đường ranh giới phân chia bề mặt Trái Đất ra năm vòng đai nhiệt song song với Xích đạo, đó là: vòng đai nóng, hai vòng đai ôn hòa, hai vòng đai lạnh. 3. Tương ứng với năm vòng đai nhiệt trên trái đất có mấy đới khí hậu? Đới khí nóng (nhiệt đới) Hai đới khí hậu ôn đới Hai đới khí hậu lạnh ( hàn đới) 4. Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới? Lượng mưa trong năm ở đới này là bao nhiêu? + Nhiệt độ cao quanh năm, nhiệt độ Trung bình năm > 200C + Trong năm có hai mùa rõ rệt: Một mùa mưa và một mùa khô (thời kì khô hạn kéo dài khoảng 3 đến 9 tháng). + Càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng dài => biên độ nhiệt càng lớn. + Lượng mưa thay đổi từ xích đạo về chí tuyến. + Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió Tín Phong + Lượng mưa trung bình trong năm đạt từ 1000 mm đến 2000mm. 5. Nêu đặc điểm của khí hậu ôn đới? Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì? + Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam là hai khu vực có góc chiếu của ánh sáng mặt trời và thời gian chiếu sáng trong năm chênh nhau nhiều. + Khu vực có lượng nhiệt trung bình + Các mùa thể hiện rất rõ trong năm + Gió thường xuyên thổi trong hai khu vực này là gió Tây ôn đới + Lượng mưa dao đồng từ 500mm đến 1000mm 6. Nêu đặc điểm của khí hậu hàn đới? Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì? + Là khu vực có góc chiếu ánh sáng mặt trời rất nhỏ. Thời gian chiếu sáng cũng dao động rất lớn về số ngày và số giờ chiếu trong ngày. + Là khu vực lạnh giá, có băng tuyết hầu như quanh năm. + Lượng mua trung bình thường dưới 500mm + Gió thổi thường xuyên là gió đông cực. 7. Nêu rõ ranh giới giữa các đới khí hậu? - Đới khí hậu nóng: ranh giới với vành đai nóng. - Hai đới khí hậu ôn hòa: cùng ranh giới với hai vành đai ôn hòa. - Hai đới khí hậu lạnh: cùng ranh giới với hai vành đai lạnh. 8. Thế nào là hệ thống sông, là lưu vực sông? + Sông là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. Sông chính cùng với các phụ lưu, chỉ lưu hợp thành hệ thống sông. + Vùng đất đai cung cấp nước cho một con sông gọi là lưu vực sông. + Đặc điểm của một con sông được thể hiện qua lưu lượng và chế độ chảy của nó. 9. Theo em, lưu lượng của một con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào những điều kiện nào? + Diện tích lưu vực sông + Nguồn cung cấp nước cho sông + Lưu lượng của một con sông lớn, nhỏ thay đổi theo tháng, theo mùa. + Mùa mưa lưu lượng sông lớn, mùa khô lưu lượng sông nhỏ. 10. Bằng những hiểu biết thực tế, em hãy cho ví dụ về những lợi ích của sông? + Cung cấp nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, làm thủy lợi. + Cung cấp nguồn thực phẩm phong phú. + Xây dựng nhà máy Thủy điện
  2. 11. Nếu tác hại của Sông? + Sông thường gây lũ lụt ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống con người. 12. Em hiểu thế nào là tổng lượng nước trong mùa cạn và tổng lượng nước trong mùa lũ của một con sông? + Tổng lượng nước trong mùa cạn là % lượng nước trong các tháng mùa cạn so với tổng lượng nước cả năm. + Tổng lượng nước trong mùa lũ là % lượng nước trong các tháng mùa lũ so với tổng lượng nước cả năm. 13. Dựa vào hình ảnh sau em hãy xác định lưu vực, các phụ lưu và các chi lưu của con sông chính? + Lưu vực của hệ thống sông ở hình trên gồm toàn bộ diện tích màu xanh lá cùng với diện tích các sườn núi của hai dãy núi ở hai bên của hệ thống sông. + Hệ thống sông này gồm ba phụ lưu và bốn chi lưu. 14. Dựa vào bảng sau, hãy tính và so sánh tổng lượng nước (bằng m3) của sông Hồng và sông Mê Công trong mùa cạn và mùa lũ. Vì sao có sự chênh lệch đó? Lưu vực và tổng lượng nước của sông Hồng và Sông Mê Công Sông Hồng Sông Mê Công Lưu vực (km3) 143.700 795.000 Tổng lượng nước (tỉ m3/năm) 120 507 Tổng lượng nước mùa cạn (%) 25 20 Tổng lượng nước mùa lũ (%) 75 80 Trả lời: a) Tổng lượng nước của Sông Hồng: + Mùa cạn: 120 m3 x (25/100) = 30 m3 + Mùa lũ: 120 m3 x (75/100) = 90 m3 : b) Tổng lượng nước của Sông Mê Công: + Mùa cạn: 507 m3 x (20/100) = 101,4 m3 + Mùa lũ: 507 m3 x (80/100) = 405,6 m3 Có sự chênh lệch đó vì diện tích lưu vực của sông Mê Công lớn hơn gấp 4,6 lần so với sông Hồng. Do đó lượng nước mùa cạn và mùa lũ của sông Mê Công đều lớn hơn Sông Hồng. 15. Em hãy trình bày nguyên nhân dân tới ô nhiễm nguồn sông? Biện pháp nào hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước sông? * Nguyên nhân gây ô nhiễm sông: Thả rác xuống sông *Biện pháp hạn chế: Không xả rác xuống sông, không thải nước bẩn chưa được xử lý xuống nguồn sông. 16. Khái niệm về Hồ? nguồn gốc hình thành hồ? + Hồ là các khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. + Hồ có nhiều nguồn gốc khác nhau: hồ vết tích của các khúc sông, hồ miệng núi lửa, hồ nhân tạo 17. Sông và Hồ khác nhau như thế nào? SÔNG HỒ là dòng chảy thường xuyên, ổn định Là những khoảng nước đọng và sâu trong đất liền Sông có diện tích đất đai nhất định Hồ thì không 18. Căn cứ vào tính chất của nước, em hãy cho biết trên thế giới có mấy loại hồ? + Có 2 loại hồ : Hồ nước ngọt và hồ nước mặn. 19. Em hãy nêu tên một số hồ nhân tạo mà em biết. các hồ này có tác dụng gì? + Hồ Dầu Tiếng, hồ Thác Bà, hồ Hòa Bình, Hồ Trị An
  3. * Tác dụng của các hồ này: + Điều tiết lượng nước vào mùa mưa và mùa khô giúp hạ chế luc lụt, cung cấp nước tưới cho cây trồng và sản xuất sinh hoạt. + Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. + Phát triển du lịch + Bảo về nguồn nước ngầm 20. Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau? + Các biển và đại dương trên trái đất đều thông nhau . Độ muối trung bình của nước biển là 35%. + Độ muối là do: nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra. + Độ muối của của biển va đại dương không giống nhau : tùy thuộc vào nguồn nước sông chảy vào biển nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ. 21. Có mấy sự vận động nước biển và đại dương , khái niệm và nguyên nhân sinh ra chúng? + Có 3 sự vận động chính: Sóng, thủy triều và dòng biển Sóng là hình thức dao động tại chỗ của biển và đại dương Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sau vào đất liền, có lúc lại rút xuống lùi tít là xa. Dòng biển là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương. + Gió là nguyên nhân sinh ra sóng và các dòng biển, còn nguyên nhân sinh ra thủy triều là sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. 22. Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua? + Các dòng biển chảy thành dòng, nếu có nhiệt độ cao hơn (dòng biển nóng) hoặc nhiệt độ thấp hơn (dòng biển lạnh) nước của các vùng biển mà nó chạy qua. + Vì vậy, nếu ven biển có dòng biển nóng chảy qua thì khí hậu sẽ ẩm và mưa nhiều, còn nếu là dòng biển lạnh chảy qua thì khí hậu lạnh khô va mưa ít. 23. Nhiệt độ của nước biển và đại dương thay đổi như thế nào? + Nhiệt độ của nước biển và đại dương thay đổi theo chiều sâu, theo vĩ độ. + các đại dương gần xích đạo có nhiệt độ cao nhất + lên các vĩ độ cao thì nhiệt độ giảm dần. + Nhiệt độ cao trên mặt nước, dưới đáy biển thì nhiệt độ thấp. 24. Nêu rõ giá trị kinh tế của biển và đại dương? + Biển đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người, và có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu của những vùng đất ven biển mà chúng chảy qua. + Giá trị kinh tế của biển và đại dương: - Điều hòa khí hậu. - Cung cấp thực phẩm, tài nguyên sinh vật biển, tài nguyên khoáng sản. - Giao thông biển. 25. Dòng biển là gì? Có mấy loại dòng biển? + Dòng biển là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương. + Có 2 loại dòng biển: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh Nóng hay lạnh tùy theo nhiệt độ của nước biển trong dòng biển so với nhiệt độ của nước biển xung quanh 26. Có mấy loại thủy triều? Nguyên nhân sinh ra thủy triều? + Có 3 loại thủy triều: nhật triều, bán nhật triều và thủy triều không đều (lên xuống mỗi ngày 2 lần) + nguyên nhân sinh ra thủy triều là sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. 27. Biển khác với đại dương thế nào? Biển có thông với đại dương không? Biển là một bộ phận của đại dương, nàm kế cận hoặc xa đất liền + Đại dương là vùng nước mặn rộng lớn. + Biển có những đặc điểm riêng về độ muối, nhiệt độ, độ bốc hơi + Biển và đại dương đều thông với nhau.
  4. ĐỀ I: Câu 1: Trên Trái Đất, nước mặn chiếm bao nhiêu trong toàn bộ khối lượng nước trên Trái Đất A. 70% B. 79% C. 82% D. 97% Câu 2: Độ muối hay độ mặn trung bình của nước biển và đại dương là bao nhiêu phần ngàn? A. 15 ‰ B. 25 ‰ C. 35 ‰ D 45 ‰ Câu 3: Độ muối của nước trong các biển tùy thuộc vào: A. Nước sông chảy vào nhiều hay ít. B. Độ bốc hơi lớn hay nhỏ. C. Nguồn cung cấp nước ngọt của băng biển tan. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 4: Sóng biển sinh ra do: A. Gió. B. Động đất. C. Núi lửa. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 5: Nguyên nhân sinh ra thủy triều? A. Núi lửa phun. B. Do gió thổi. C. Động đất ở đáy biển. D. Sức hút Mặt Trăng và Mặt Trời. Câu 6: Nước biển có bao nhiêu hình thức vận động? A. 1 B. 3 C. 5 D. 7 Câu 7: Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua? A. Làm thay đổi nhiệt độ. B. Làm thay đổi thời tiết. C. Làm thay đổi khí hậu. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 8: Vào ngày Trăng tròn (giữa tháng) và ngày không trăng (đầu tháng) thủy triều lên cao nhất đó là ngày: A. Triều kém. B. Triều cường. C. Không có thủy triều. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 9: Vào ngày nào thủy triều xuống thấp nhất? A. Ngày trăng lưỡi liềm (đầu tháng ngày 7, 8). B. Ngày Trăng lưỡi liềm (cuối tháng ngày 23, 24). C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 10: Giá trị kinh tế của biển và đại dương là gì? A. Điều hòa khí hậu. B. Cung cấp thực phẩm, tài nguyên sinh vật biển, tài nguyên khoáng sản. C. Giao thông biển. D. Cả A, B, C đều đúng.
  5. ĐỀ II Câu 1: Sông là dòng chảy: A. Thường xuyên. B. Tương đối ổn định. C. Được cung cấp nước từ nước ngầm, nước mưa, băng tuyết tan D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 2: Phụ lưu là: A. Các sông đều đổ vào một nhánh của một con sông lớn. B. Các sông đổ nước vào một con sông chính. C. Các sông nhỏ đổ nước vào các sông lớn. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 3: Hệ thống của một con sông gồm: A. Sông chính. B. Phụ lưu. C. Chi lưu. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 4: Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm: A. Trong 1 giây đồng hồ. B. Trong 1 phút. C. Trong 1 giờ. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 5: Các bộ phận của con sông gồm: A. Nguồn. B. Thượng lưu, trung lưu, hạ lưu. C. Cửa sông. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 6: Lưu lượng của một con sông thay đổi tùy theo: A. Tháng. B. Theo mùa. C. Trong năm. D. Tất cả A, B, C đều đúng. Câu 7: Thủy chế của nước sông đơn giản phụ thuộc vào: A. Một nguồn cung cấp nước. B. Nhiều nguồn cung cấp nước. C. Dòng chảy. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 8: Thủy chế của nước sông phức tạp phụ thuộc vào: A. Một nguồn cung cấp nước. B. Nhiều nguồn cung cấp nước. C. Dòng chảy. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 9: Hồ có nguồn gốc A. Vết tích của một khúc sông cũ. B. Miệng núi lửa đã tắt. C. Hồ nhân tạo. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 10: Cho biết giá trị kinh tế của sông và hồ: A. Điều hòa dòng chảy. B. Giao thông đường thủy thuận lợi. C. Phát triển thủy điện, nuôi trồng thủy sản. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 11: Cửa sông là nơi dòng sông chính: A. Đổ nước ra các chi lưu. B. Đồ nước ra các phụ lưu. C. Đổ nước ra biển. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 12: Ở nước ta, các sông được bồi đắp phù sa hằng năm: A. Sông Thái Bình, sông Đồng Nai. B. Sông Hồng, sông Cửu Long. C. Sông Mã, sông Cả. D. Cả A, B, C đều sai.
  6. ĐỀ III Câu 1: Trên bề mặt Trái Đất có mấy vành đai nhiệt? A. 2 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 2: Các vành đai nhiệt thường: A. Bằng nhau. B. Thẳng góc với nhau. C. Song song với xích đạo. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 3: Các đới khí hậu nóng có lượng mưa trung bình: A. 500 mm - 1.000 mm. B. 1.000 mm - 1.500 mm. C. 1.000 mm - 2.000 mm. D. 2.000 mm - 2.500 mm. Câu 4: Trên bề mặt Trái Đất, đới khí hậu nào có 4 mùa rõ rệt? A. Đới khí hậu nóng. B. Đới khí hậu ôn hòa. C. Đới khí hậu lạnh. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 5: Ranh giới để phân chia các vành đai nhiệt là: A. Các chí tuyến. B. Vòng Cực. C. Đường xích đạo. D. Cả A và B đều đúng. Câu 6: Nước ta nằm trong đới có khí hậu? A. Ôn hòa mát mẻ. B. Nhiệt đới nóng ẩm. C. Lạnh. D. Cả A, B, C đều sai.