Đề cương ôn thi môn Lịch sử 7

docx 11 trang Hoài Anh 27/05/2022 3010
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Lịch sử 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_mon_lich_su_7.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi môn Lịch sử 7

  1. I. Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII. BÀI 24: Nêu tình hình chính trị Đàng Ngoài thế kỉ XVIII? Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài. 1. Tình hình chính trị Đàng Ngoài thế kỉ XVIII: + Giữa TK XVIII, chính quyền ở Đàng ngoài mục nát cực độ. + Vua Lê Chỉ là bù nhìn. Chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc. + Quan lại, binh lính, địa chủ hoành hành, đục khoét nhân dân. + Sản xuất nông nghiệp đình đốn, thiên tai, hạn hán xảy ra liên tiếp ; công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn. + Vào những năm 40 của thế kỉ XVIII, hàng chục vạn nông dân chết đói, nhiều người phải bỏ làng đi phiêu tán. 2. Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài. Tên cuộc khởi nghĩa Thời gian Địa bàn Nguyễn Dương Hưng 1737 Sơn Tây Lê Duy Mật 1738 – 1770 Thanh Hóa, Nghệ An Nguyễn Danh Phương 1740 – 1751 Tam Đảo, Sơn Tây, Tuyên Quang Nguyễn Hữu Cầu 1741 – 1751 Đồ Sơn, Kinh Bắc, Sơn Nam, Nghệ An, Thanh Hóa Hoàng Công Chất 1739 - 1769 Sơn Nam, Tây Bắc Kết quả và Ý nghĩa : - Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử, nhưng cũng đã góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh lung lay.
  2. Bài 25: Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ. (Nguyên nhân và sự bùng nổ cuộc khởi nghĩa). 1. Nguyên nhân bùng nổ của cuộc khởi nghĩa - Chính quyền họ Nguyễn suy yếu mục nát. - Kinh tế suy giảm trầm trọng. - Đời sống nông dân cơ cực Các cuộc khởi nghĩa nông dân: Khởi nghĩa của Chàng Lía ở Truông Mây. +Chủ trương: Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo. -> Báo hiệu thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến, báo hiệu cho một thời kỳ mới, sự nổi dậy của những người nông dân không khuất phục bởi cường quyền 2. Vài nét về khởi nghĩa nông dân Tây Sơn * Lãnh đạo: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. * Căn cứ: + Tây Sơn Thượng Đạo (An Khê, Gia Lai) + Tây Sơn Hạ Đạo (Tây Sơn, Bình Định) + Lực lượng: dân nghèo, đồng bào dân tộc: Chămpa, Ba na, thợ thủ công, thương nhân Bài 25: Trận Rạch Gầm -Xoài Mút (1785) 1.Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến Vị trí hiểm yếu: Đoạn Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6km, rộng hơn 1km, có chỗ gần 2km. Có nhiều cồn, cù lao, hai bên bờ sông cây cối rậm rạp. Địa hình này thuận lợi để giấu quân phục kích dành thế chủ động, bất ngờ tấn công tiêu diệt quân giặc. 2. . Chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút (1785) a. Nguyên nhân: - Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm. b. Diễn biến:
  3. -Giữa năm 1784, 5vạn quân Xiêm tiến vào nước ta. - 1/1785, Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm Xòai Mút làm trận địa. Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết,Nguyễn Ánh thóat chết,sang Xiêm lưu vong. c. Kết quả: Quân Xiêm bị đánh tan. d. Ý nghĩa: - Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhấttrong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta . Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trìnhđộ mới trở thành phong trào quật khới của cả dân tộc Bài 25.Trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung vào tết Kỉ Dậu năm 1789 đại phá quân Thanh. - 15 tháng 11 năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế hiệu là Quang Trung. - 29 tháng 11 có mặt tại Nghệ An đây là một cuộc hành quân thần tốc hiếm thấy trong lịch sử. - Dừng 10 ngày để tuyển quân, kiểm tra, biểu dương sức mạnh quân đội. +Gửi thư cho Tôn Sỹ Nghị xin đầu hàng để kích thích thêm tính chủ quan của Tôn Sỹ Nghị. +Ra Thanh Hoá tổ chức lễ thệ sư và đọc bài thơ biểu thị sự quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc. * 20 tháng chạp ra đến Tam Điệp-Biện Sơn +Khen ngợi kế hoạch rút lui của bộ chỉ huy quân Tây Sơn. +Truyền kịch kể tội Tôn Sỹ Nghị + Mở hội khao quân - Tạo nên sự quyết tâm nhất trí cao độ trong toàn thể tướng sỹ. +Chia quân làm 5 đạo quân tấn công bằng 5 mũi khác nhau. *Diễn biến Đêm 30 tấn công tiêu diệt dinh trại Lê Chiêu Thống ở chốt tiền tiêu. Đêm mồng 3 bí mật bao vây tiêu diệt đồn Hà Hồi rất nhanh chóng.
  4. Ngày mồng 5 tết Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy đánh mạnh ở Ngọc Hồi một cách đánh bất ngờ làm địch hoảng loạn. Quân của đô đốc Long cũng tấn công Khương Thượng Đống Đa.Quét sạch 29 vạn quân quân Thanh. Bài 25.Lập bảng thống kê các chiến thắng lớn theo tiến trình (thời gian, các thắng lợi tiêu biểu, kết quả). Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. Năm Sự kiện Thành tựu, ý nghĩa 1771 3 Anh em Nguyễn Nhạc,Ng.Huệ,Ng.Lữ Được nhân dân ủng hộ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn Hạ đạo hạ thành Tây Sơn 1173 Hạ Thành Quy Nhơn Đánh đòn đầu tiên vào thành luỹ phong kiến Đàng trong mở đầu cho thắng lợi của nghĩa quân 1777 Lật đổ chính quyền họ Nguyễn Tiêu diệt chế độ phong kiến đàng trong. 1785 Đánh bại 5 vạn quân xâm lược ở Rạch Đập tan âm mưu xâm lược của quân Gầm-Xoài Mút Xiêm 1786 Hạ thành Phú Xuân, tiến quân ra bắc lần 1 Tạo điều kiện cho việc thống nhất Lạt đổ chính quyền họ Trịnh tồn tại hơn đất nước 200 năm. Đặt nền móng cho 1 đất nước thống Tiến quân ra bắc lần thứ 2: diệt Nguyễn nhất HữuChỉnh 1788 Tiến quân ra bắc lần 3: diệt Nhâm thu Lật đồ hoàn toàn chính quyền phong phục Bắc Hà. kiến Lê Trịnh Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế Khẳng định chủ quyền dân tộc 1789 Đánh bại 29 vạn quân Thanh Bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Bài 27: VIỆT NAM NỮA ĐẦU THẾ KỈ 1.Nhà Nguyễn thiết lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? - Năm 1802 Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân( Huế) làm kinh đô. - Năm 1806 lên ngôi hoàng đế, nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố. - Pháp luật: Năm 1815 nhà Nguyễn ban hành lậu Gia Long.
  5. - Năm 1931 chia nước ta thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. - Quân đội: nhiều binh chủng, xây dựng thành trì vững chắc -> Quan tâm và củng cố quân đội. - Đối ngoại: thần phục nhà Thanh 2.Chính sách về kinh tế của nhà Nguyễn được thể hiện như thế nào? a. Nông nghiệp: - Chú trọng khai hoang - Lập ấp, đồn điền - Đê điều không được quan tâm tu sửa, nạn tham nhũng phổ biến b. Thủ công nghiệp: - Thợ thủ công có điều kiện phát triển nhưng không bị kìm hãm. c. Thương nghiệp: - Nội thương: Buôn bán phát triển - Ngoại thương: Hạn chế buôn bán với người phương tây 3. Lập bảng thống kê các cuộc nổi dậy của nhân dân nửa đầu thề kỉ XIX. Tên cuộc địa điểm Thành phần Nguyên nhân Kết quả -ý nghĩa k/n lãnh đạo Phan Ba Trà Vành Lũ(Nam Định) 1821-1827 Nông Văn Miền núi Thổ tù Bảo Bất bình với Tiêu biểu cho tinh thần Vân Việt Bắc Lạc chính sách dân tộc đấu tranh của đồng bào của nhà Nguyễn miền núi phía Bắc chống 1833-1835 lại chính sách dân tộc của triều Nguyễn. Lê Văn Binh lính Sự bất bình của Cuộc khởi nghĩa bị đàn Khôi nhân dân Gia áp Gia Định
  6. 1833-1835 Định đối với triều Nguyễn Cao Bá Hà Nội Là một Nhà Bất bình với chế đánh dấu sự chấm dứt Quát nho yêu độ cai trị, thương một giai đoạn k/n của nước xót sự đói khổ của nông dân miền xuôi 1854-1856 nhân dân. căn ghét triều nguyễn Bài 28. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ VĂN HÓA DÂN TỘC CUỐI THẾ KỈ XVIII- NỮA ĐẦU THẾ KỈ XIX 1. Văn học - Văn học dân gian phát triển phong phú gồm nhiều thể loại.: tục ngữ ca dao , hè , truyện cổ tích, truyện tiếu lâm. * Nội Dung : phản ánh đời sống tinh thần phong phú của nhân dân ta đồng thời tố cáo sự thối nát trong xã hội phong kiến, vạch trần bộ mặt thối nát dâm ô , dốt nát của bọn Vua quan, địa chủ. * Văn học chữ Nôm phát triển mạnh với nhiều tác giả, tác phảm nổi tiếng. - Đặc bịêt là kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.đây là đỉnh cao củanghệ thuật thi ca Việt nam. Xuất hiện nhiều nhà thơ nữ: Tiêu biểu , Nữ sĩ họ Hồ : Hồ Xuân Hương: là bà chúa thơ Nôm. → Nói lên ý thức đòi quyền bình đẳng của người phụ nữ, đòi những quyền sống cơ bản cảu họ. - Phản ánh cuộc sống, xã hội, nguyện vọng của nhân dân. -Đây là giai đoạn diễn ra nhiều lịch sử dân tộc có nhiều biến cố ,sôi động. Là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến, => Văn học phản ánh hiện thực, chính hiện thực xã hội thời kì này là cơ sở để văn học phát triển.
  7. 2. Nghệ thuật: - Nghệ thuật sân khấu: gồm nhiều thẻ loại -> làm cho cuộc sống thêm vui tươi, tăng tính cộng đồng. -Xuất hiện tranh dân gian (Đông Hồ - Bắc Ninh - mang đậm tính dân tộc, lạc quan yêu đời, phản ánh đời sống sinh hoạt và nguyện vọng của nhân dân - Kiến trúc: có nhiều công trình kiến trúc độc đáo Chùa Tây Phương, Cung điện lăng tẩm triều Nguyễn, 18 pho tượng vị la hán, 9 đỉnh đồng lớn trong cung điện Huế. - Điêu khắc: NT tạc tượng đúc đồng rất tài hoa - Văn học phát triển mạnh gồm nhiều thể loại, đặc biệt là văn học chữ Nôm với nhiều tác giả tác phẩm nổi tiếng phản ánh sự bất công trong xã hội phong kiến - Nền nt kiến trúc điêu khắc đạt đến trình độ điêu luyện, chứng tỏ tài năng sáng tạo của các người thợ thủ công lúc bấy giờ . 3. Khoa học kỹ thuật Lập bảng thống kê các thành tựu khoa học – kĩ thuật tiêu biểu (Sử học, Địa lí, Y học, khoa học kĩ thuật) lĩnh Sử học địa lý. địa lý lịch Y học Kỉ thuật Triều đại vực sử Tác Lê Quý Đôn Lê Quý Đôn Lê Hữu Trác Nguyễn Triều giả Văn tú Nguyễn Tác Đại Việt thông Vân đài loại Hải thượng y Đồng Triều phẩm sử.phủ biên tạp lục. ngữ. tông tâm lĩnh hồ, kính nguyễn thiên lý Hoàng lê nhất Nghệ an ký. thống chí của ngô Kinh bắc phong Máy xẻ gia văn phái thổ kí . gỗ Lịch triều hiến Gia Địng thành chương loại chí của thông chí Phan Huy Chú .
  8. Câu 1: Tình hình chính trị ở Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật? • a. chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần • b. chúa Trịnh liên tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam • c. chính quyền họ Nguyễn được củng cố vững chắc • d. vua Lê giành lại được thực quyền từ chúa Trịnh Câu 2: Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần vào thời gian nào? • a. Đầu thế kỉ XVIII • b. Giữa thế kỉ XVIII • c. Nửa cuối thế kỉ XVIII • d. Cuối thế kỉ XVIII Câu 3: Ai là người tự xưng là "quốc phó" lấn át quyền hành của chúa Nguyễn? • a. Mai Thúc Loan • b. Trương Phúc Loan • c. Nguyễn Hữu Chính • d. Vũ Văn Nhậm Câu 4: Đâu là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn? • a. Tây Sơn thượng đạo • b. Tây Sơn hạ đạo • c. Truông Mây • d. Phú Xuân Câu 5: Tổ tiên của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ ở đâu? • a. Bình Định • b. Thanh Hóa • c. Nghệ An • d. Hà Tĩnh Câu 6: "Từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ lấy sự phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau Họ coi vàng bạc như cát, lúa gạo như bùn, hoang phí vô cùng" Đoạn trích trên phản ánh hiện trạng gì ở Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII? • a. tình trạng sưu thuế nặng nề của nông dân • b. tình trạng tham nhũng của quan lại • c. đời sống xa xỉ của quan lại • d. các cuộc đấu tranh của nông dân phát triển Câu 7: Căn cứ Tây Sơn thương đạo của nghĩa quân Tây Sơn nay thuộc vùng nào? • a. Tây Sơn – Bình Định • b. An Khê – Gia Lai
  9. • c. An Lão – Bình Định • d. Đèo Măng Giang – Gia Lai Câu 8: Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là giặc nhân đức? • a. do chủ trương thống nhất đất nước • b. do chủ trương lật đổ chính quyền chúa Nguyễn • c. do chủ trương lấy của người giàu chia cho người nghèo • d. do chủ trương thiết lập một vương triều mới tiến bộ Câu 9: Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn? • a. mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong • b. nguy cơ xâm lược của nhà Xiêm • c. nguy cơ xâm lược của nhà Mãn Thanh • d. yêu cầu thống nhất đất nước Câu 10: Điểm đặc biệt trong lực lượng tham gia của phong trào nông dân Tây Sơn là gì? • a. được sự ủng hộ của nhà Mãn Thanh • b. được sự ủng hộ của các văn thân, sĩ phu • c. được sự ủng hộ của người Pháp • d. được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động kể cả dân tộc thiểu số Câu 1: Tác phẩm Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác bằng loại chữ viết nào? • a. chữ Hán • b. chữ Nôm • c. chữ Quốc ngữ • d. chũ Phạn Câu 2: Nền văn học dân gian nước ta phát triển rực rỡ vào thời gian nào? • a. Đầu thế kỉ XVIII • b. Nửa đầu thế kỉ XVIII • c. Cuối thế kỉ XVIII • d. Nửa cuối thế kỉ XVIII Câu 3: Yếu tố nào đã giúp Nguyễn Du nhận thức rõ thực trạng xã hội và bản chất chế độ đương thời để thể hiện sâu sắc điều đó trong tác phẩm của mình? • a. Tính chất chuyên chế cực đoan của nhà nước phong kiến • b. Sự vùng lên mãnh liệt của các tầng lớp nhân dân bị trị • c. Sự suy yếu của chế độ phong kiến • d. a và b đúng Câu 4: Nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX là gì ?
  10. • a. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam. • b. Ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình. •c. Phản ánh cuộc sống đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam. • d. Chống phá triều đình, phê phán những thói hư tật xấu của quan quân nhà Nguyễn. Câu 5: Năm 1993, công trình kiến trúc nào được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới? • a. Chùa Tây Phương • b. Cố đô Huế • c. Văn miếu Quốc Tử Giám • d. Cột cờ Hà Nội Câu 6: “ là một tài năng hiếm có, một nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đã kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của người phụ nữ”. Bà là ai? • a. Hồ Xuân Hương • b. Bà Huyện Thanh Quan • c. Đoàn Thị Điểm • d. Lê Ngọc Hân Câu7: Văn học chữ Nôm phát triển đỉnh cao thể hiện rõ nhất qua tác phẩm nào ? • a. Chinh phụ ngâm khúc. • b. Cung oán ngâm khúc. • c. Qua đèo ngang. • d. Truyện Kiều. Câu 8: Nét đặc sắc đáng chú ý của văn học đương thời (thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX) là gì? • a. Văn học dân gian phát triển • b. Xuất hiện nhiều nhà thơ nữ • c. Văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao • d. Câu a và b đúng Câu 9: Tranh dân gian Việt Nam nổi tiếng đầu thế kỉ XIX là: • a. Tranh Đánh vật • b. Tranh chăn trâu thổi sáo • c. Tranh Hứng dừa • d. Tranh Đông Hồ Câu 10: Công trình kiến trúc nổi tiếng ở thế kỉ XVIII là gì? • a. Đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh)
  11. • b. Chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Tây) • c. Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế) • d. Khuê văn các ở Văn Miếu Hà Nội