Đề cương ôn thi môn Lịch sử Khối 7

docx 38 trang Hoài Anh 27/05/2022 4680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn thi môn Lịch sử Khối 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_mon_lich_su_khoi_7.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi môn Lịch sử Khối 7

  1. Bài 24 Câu 1: Vào giữa thế kỉ XVIII, vua Lê có vai trò như thế nào trong bộ máy cầm quyền? A. Nắm quyền tối cao. B. Chỉ là bù nhìn. C. Bị san sẻ một phần quyền lợi cho chúa Trịnh. D. Mất quyền vào tay chúa Nguyễn. Câu 2: Sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Đại Việt bị xâm phạm nghiêm trọng suốt các thế kỉ XVI-XVIII chủ yếu là do A. Cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt của nhà Minh. B. Cuộc đấu tranh giành quyền lực trong nội bộ triều đình nhà Lê. C. Phong trào đấu tranh của nông dân chống triều đình phong kiến. D. Chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến. Câu 3: Tác động lớn nhất của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là gì? A. Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của người nông dân. B. Góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay. C. Đem lại ruộng đất cho nông dân. D. Giải quyết được nạn đói cho dân nghèo. Câu 4: Vị thủ lĩnh nào còn có tên là “quận He”? A. Hoàng Công Chất. B. Nguyễn Hữu Cầu. C. Lê Duy Mật. D. Nguyễn Danh Phương. Câu 5: Đâu không phải là đặc điểm của phong trào khởi nghiã nông dân ở Đàng Ngoài (thế kỉ XVIII)? A. Địa bàn hoạt động rộng. B. Diễn ra trong khoảng thời gian dài. C. Diễn ra liên tiếp. D. Các cuộc khởi nghĩa kết hợp chặt chẽ với nhau. Câu 6: Cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật nổ ra ở đâu? A. Thăng Long.
  2. B. Thanh Hóa và Nghệ An. C. Hải Dương và Bắc Ninh. D. Tuyên Quang. Câu 7: Nội dung nào không phản ánh đúng tình trạng Đàng Ngoài vào thế kỉ XVIII? A. Phủ chúa quanh năm hội hè, yến tiệc. B. Ruộng đất của nông dân bị lấn chiếm. C. Nhà Lê trung hưng chính quyền kiểm soát mọi việc. D. Quan lại, binh lính đục khoét của nhân dân. Câu 8: Nạn đói lớn nhất ở Đàng Ngoài xảy ra vào năm nào? A. 1740-1741. B. 1741-1742. C. 1742-1743. D. 1743-1744. Câu 9: Tình trạng công thương nghiệp ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII như thế nào? A. Vô cùng phát triển, đối lập với sự sa sút của nông nghiệp. B. Sa sút, điêu tàn. C. Diến ra bình thường như trước khi có chiến tranh. D. Được nhà nước đầu tư và phát triển. Câu 10 : Biểu hiện nào sau đây không thể hiện sự mục nát của chính quyền Lê-Trịnh ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII? A. Phủ chúa hội hè quanh năm. B. Đánh thuế đối với dân nặng nề. C. Phát triển kinh tế để đối trọng với họ Nguyễn ở Đàng Trong. D. Khởi nghĩa nông dân xảy ra liên tục. Câu 11: Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài từ giữa thế kỉ XVIII có đặc điểm gì nổi bật? A. Chính quyền phong kiến suy sụp B. Vua Lê giành lại được thực quyền C. Chính quyền phong kiến được củng cố
  3. D. Chúa Trịnh tiến hành cải cách bộ máy nhà nước Câu 2: Trong thế kỉ XVIII, tình hình kinh tế Đại Việt có sự chuyển biến như thế nào? A. Kinh tế hàng hóa tiếp tục phát triển, lấn át kinh tế tiểu nông B. Nông nghiệp phát triển, nông dân được mùa C. Kinh tế suy sụp trên tất cả các lĩnh vực D. Nông nghiệp suy thoái, công thương nghiệp phát triển mạnh Câu 3: Cuộc khởi nghĩa nào đã mở đầu cho phong trào nông dân ở Đàng Ngoài? A. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất B. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng C. Khởi nghĩa Lê Duy Mật D. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương Câu 4: “Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo” là khẩu hiệu của cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII? A. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương B. Khởi nghĩa Lê Duy Mật C. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu Câu 5: Cuộc khởi nghĩa nào hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, Nghệ An và kéo dài hơn 30 năm? A. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu B. Khởi nghĩa Lê Duy Mật
  4. C. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng D. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương Câu 6: “Vì trưng thu quá mức dân kiệt cả vật lực mà không thể nộp đủ đến nỗi trở thành bần cùng mà bỏ cả nghề nghiệp. Có người vì thuế sơn mà chặt cây sơn, vì thuế vải lụa mà phá khung cửi, vì thu cá tôn mà phải xé chài lười ” Đoạn trích trên phản ánh điều gì về tình hình chính trị xã hội Đàng Ngoài thế kỉ XVIII? A. Tình trạng lấn chiếm ruộng công của địa chủ, quan lại B. Nạn bắt lính để đi đánh chúa Nguyễn C. Nạn trưng thu của tư thành của công D. Đời sống người dân khốn cùng vì thuế khóa Câu 7: Tại sao đến thế kỉ XVIII, ruộng đất công lại bị địa chủ, quan lại lấn chiếm? A. Do sự suy yếu của chính quyền trung ương B. Do người nông dân chuyển hướng sang làm nghề thủ công C. Do sự phát triển của kinh tế hàng hóa D. Do nông dân phiêu tán vào Đàng Trong Câu 8: Vì sao trong thế kỉ XVIII, nông dân lại vùng lên đấu tranh chống chính quyền phong kiến? A. Đời sống nông dân khổ cực do sự bóc lột của chính quyền phong kiến B. Do tác động của các cuộc chiến tranh phong kiến C. Do sự phát triển của kinh tế hàng hóa D. Do ảnh hưởng của khởi nghĩa nông dân ở Đàng Trong
  5. Câu 9: Phong trào khởi nghĩa nông dân có tác động như thế nào đến tình hình chính trị Đàng Ngoài? A. Tạo điều kiện để kinh tế hàng hóa phát triển B. Tạo điều kiện để chúa Nguyễn tiến đánh ra Bắc C. Khiến cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay D. Dẫn tới chuyển giao quyền lực mới ở Đàng Ngoài Câu 10: Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII? A. Nổ ra liên tục ở khắp Đàng Ngoài B. Đều bị đàn áp C. Thiếu sự liên kết với nhau D. Đã lật đổ được nền thống trị của chúa Trịnh Câu 11: Nội dung nào sau đây phản ánh ý nghĩa quan trọng của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII đến các cuộc khởi nghĩa ở Đàng Trong? A. Tạo tiền đề cho khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài. B. Làm suy yếu chính quyền họ Trịnh. C. Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. D. Thể hiện quy luật “có áp bức có đấu tranh”. Bài 25 Câu 1: Sự nghiệp thống nhất đất nước của nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành khi quân Tây Sơn A. Đánh bại quân xâm lược Xiêm. B. Đánh bại quân xâm lược Thanh.
  6. C. Đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn. D. Đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh. Câu 2: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc? A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt. B. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn. C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước. Câu 3: Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)? A. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt. B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc. C. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công. D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”. Câu 4: “Ban ngày những người khởi nghĩa xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có người mang súng Người ta gọi họ là những kẻ nhân đức đối với người nghèo Họ muốn giải phóng người dân khỏi ách chuyên chế của vua quan.” là lời mô tả của các giáo sĩ phương Tây về nghĩa quân A. Lam Sơn. B. Tây Sơn. C. Chàng Lía. D. Hoàng Công Chất. Câu 5: Nguyên cớ quân Xiêm kéo sang xâm lược Đại Việt năm 1785 là A. Đại Việt nhiều lần quấy nhiễu vùng biên giới Chân Lạp-thuộc quốc của Xiêm. B. Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sức ép của quân chúa Nguyễn. C. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm trước sức ép từ phía quân Tây Sơn. D. Quân Tây Sơn cử xứ sang giao hảo với Xiêm.
  7. Câu 6: Sau khi làm chủ hầu hết các vùng ở Đàng Trong, lịch sử đặt ra cho phong trào Tây Sơn nhiệm vụ gì ? A. Tiến quân ra Bắc hội quân với vua Lê để tiêu diệt chính quyền họ Trịnh. B. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh. C. Tiến quân ra Bắc, tiêu diệt chính quyền Lê-Trịnh, thống nhất đất nước. D. Tiêu diệt nhà Lê lập ra triều đại mới. Câu 7: Khởi nghĩa Tây Sơn mang tính chất A. Khởi nghĩa nông dân. B. Cuộc giải phóng dân tộc. C. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. D. Cuộc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến trong nước. Câu 8: Nội dung của câu thơ "Đường trời mở rộng thênh thênh Ta đây cũng một triều đình kém ai" thể hiện điều gì ? A. Âm mưu phản lại Tây Sơn của Nguyễn Hữu Chỉnh. B. Âm mưu lật đổ nhà Lê của chúa Trịnh C. Khát vọng xây dựng một triều đình mới của Nguyễn Huệ. D. Mong muốn phù Lê diệt Trịnh của anh em Tây Sơn. Câu 9: Chiến thắng nào là chiến thắng lớn nhất trước quân Thanh của vua Quang Trung năm 1788-1789 ? A. Rạch Gầm-Xoài Mút. B. Hải Dương. C. Lạng Giang (Bắc Giang) D. Ngọc Hồi- Đống Đa. Câu 1: Tình hình chính trị ở Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật? A. Chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần. B. Chúa Trịnh liên tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam.
  8. C. Chính quyền họ Nguyễn được củng cố vững chắc D. Vua Lê giành lại được thực quyền từ chúa Trịnh. Câu 2: Ai là người tự xưng là “quốc phó”, lấn át quyền hành của chúa Nguyễn? A. Mai Thúc Loan B. Trương Phúc Loan C. Nguyễn Hữu Chỉnh D. Vũ Văn Nhậm Câu 3: “Chiều chiều én liệng Truông Mây, Cảm thương chú Lía bị vây trong thành” Hai câu thơ trên nhắc đến cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Trong? A. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu B. Khởi nghĩa Cao Bá Quát C. Khởi nghĩa chàng Lía D. Khởi nghĩa Tây Sơn Câu 4: Đâu là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn? A. Tây Sơn thượng đạo B. Tây Sơn hạ đạo C. Truông Mây D. Phú Xuân
  9. Câu 5: Khi lực lượng lớn mạnh, nghĩa quân Tây Sơn đã có hành động gì ở giai đoạn đầu? A. Đánh xuống vùng Tây Sơn hạ đạo, mở rộng hoạt động ở vùng đồng bằng B. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh C. Đánh vào nam tiêu diệt quân Xiêm D. Đưa quân ra Bắc, phá bỏ ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy Câu 6: Từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ lấy sự phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau Họ coi vàng bạc như cát, lúa gạo như bùn, hoang phí vô cùng” (Trích “Phủ biên tạp lục”) Đoạn trích trên phản ánh hiện trạng gì ở Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII? A. Tình trạng sưu thuế nặng nề của nông dân B. Tình trạng tham nhũng của quan lại C. Đời sống xa xỉ của quan lại D. Các cuộc đấu tranh của nông dân phát triển Câu 7: Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là giặc nhân đức? A. Do chủ trương thống nhất đất nước B. Do chủ trương lật đổ chính quyền chúa Nguyễn C. Do chủ trương lấy của người giàu chia cho người nghèo D. Do chủ trương thiết lập một vương triều mới tiến bộ Câu 8: Nguyên nhân nào dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn? A. Mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong B. Nguy cơ xâm lược của nhà Xiêm
  10. C. Nguy cơ xâm lược của nhà Mãn Thanh D. Yêu cầu thống nhất đất nước Câu 9: Điểm đặc biệt trong lực lượng tham gia của phong trào nông dân Tây Sơn là gì? A. Được sự ủng hộ của nhà Mãn Thanh B. Được sự ủng hộ của các văn thân, sĩ phu C. Được sự ủng hộ của người Pháp D. Được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động kể cả dân tộc thiểu số Câu 10: Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng của các cuộc khởi nghĩa nông dân thời kì trung đại ở Việt Nam? A. Thường nổ ra vào cuối các triều đại B. Nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa nông dân với nhà nước, địa chủ phong kiến C. Xu hướng phong kiến hóa sau khi giành thắng lợi D. Đều bị thất bại Câu 1: Chúa Trịnh đã có hành động gì khi quân Tây Sơn nổi dậy lật đổ chúa Nguyễn? A. Lật đổ vua Lê, thống nhất đất nước B. Phái quân vào Phú Xuân giúp chúa Nguyễn C. Liên kết với quân Tây Sơn tiêu diệt chúa Nguyễn D. Phái quân vào đánh chiếm Phú Xuân Câu 2: Trận đánh nào quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785)? A. Trận Bạch Đằng B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút
  11. C. Trận Chi Lăng – Xương Giang D. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa Câu 3: Đến giữa năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát được những khu vực nào? A. Phủ Quy Nhơn B. Từ Quảng Nam đến Bình Thuận C. Thuận Quảng D. Phủ Gia Định Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ? A. Chúa Nguyễn bị Tây Sơn bắt giết năm 1777 B. Quân của Nguyễn Ánh bị tiêu diệt C. Ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy bị phá bỏ D. Quân Trịnh làm chủ Phú Xuân Câu 5: Khi kéo quân vào Gia Định, quân Xiêm có thái độ như thế nào? A. Hòa nhã, ra sức giúp Nguyễn Ánh khôi phục cơ đồ B. Muốn nhanh chóng rút quân về nước C. Kiêu căng, hung bạo, giết người, cướp của D. Muốn nhanh chóng kéo quân ra Bắc thôn tính toàn bộ Đại Viêt Câu 6: Tại sao Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với quân Trịnh? A. Do đề nghị của chúa Trịnh
  12. B. Do Tây Sơn đang ở thế bất lợi, cần dồn sức để đánh chúa Nguyễn C. Do chúa Nguyễn bắt tay với chúa Trịnh chống Tây Sơn D. Do lực lượng của chúa Trịnh quá mạnh Câu 7: Vì sao Nguyễn Huệ là chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm? A. Quân Xiêm yếu về thủy chiến B. Xa căn cứ của quân Xiêm C. Lợi dụng thủy triều D. Địa hình đặt thuận lợi cho việc đặt phục binh Câu 8: Vì sao quân Xiêm lại kéo quân vào Gia Định? A. Do lo ngại ảnh hưởng của phong trào Tây Sơn B. Do sự nhờ vả của Lê Chiêu Thống C. Do sự nhờ vả của Nguyễn Ánh D. Do yêu cầu của chúa Trịnh Câu 9: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút là gì? A. Tiêu diệt được quân Xiêm, bảo vệ nền độc lập dân tộc B. Đập tan sự kháng cự của dòng họ Nguyễn C. Đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam nghệ thuật thủy chiến độc đáo D. Nâng cao vị thế của Đại Việt ở Đông Nam Á Câu 10: Phong trào Tây Sơn có điểm gì khác với với các cuộc khởi nghĩa nông dân trước đó?
  13. A. Nhiệm vụ- mục tiêu B. Lãnh đạo C. Phương pháp đấu tranh D. Lực lượng chủ yếu. Câu 1: Khi Nguyễn Huệ đem quân tấn công ra Bắc, ông đã nêu khẩu hiệu gì? A. “Phù Lê diệt Mạc”. B. “Phù Lê diệt Trịnh”. C. “Phù Lê diệt Nguyễn”. D. “Phù Lê diệt Trịnh, Nguyễn”. Câu 2: “Đường trời mở rộng thênh thênh Ta đây cũng một triều đình kém ai” Hai câu thơ trên phản ánh tham vọng của nhân vật lịch sử nào? A. Vũ Văn Nhậm B. Nguyễn Hữu Chỉnh C. Trương Phúc Loan D. Ngô Thì Nhậm Câu 3: Sau khi đánh tan quân Xiêm, các thủ lĩnh Tây Sơn đã tính đến việc A. phá bỏ ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy B. tiêu diệt họ Trịnh ở Đàng Ngoài
  14. C. tiêu diệt họ Lê ở Đàng Ngoài D. tiêu diệt tàn quân của Nguyễn Ánh Câu 4: Nguyễn Huệ đã cử ai ra Bắc để trị tội Nguyễn Hữu Chỉnh? A. Phan Huy Ích B. Vũ Văn Nhậm C. Ngô Thì Nhậm D. Nguyễn Thiếp Câu 5: Đông Định Vương là tên hiệu của nhân vật lịch sử nào? A. Nguyễn Nhạc B. Nguyễn Lữ C. Nguyễn Huệ D. Nguyễn Ánh Câu 6: Đâu không phải lý do quân Tây Sơn nhanh chóng giành thắng lợi trong trận giao tranh với quân Trịnh ở Phú Xuân? A. Dân chúng căm ghét quân Trịnh, ủng hộ Tây Sơn B. Nhờ tận dụng tốt yếu tố tự nhiên C. Quân Trịnh bạc nhược D. Nhờ sự giúp đỡ của Lê Chiêu Thống Câu 7: Vì sao Nguyễn Huệ lại sử dụng khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh” khi tiến quân ra Bắc? A. Uy tín của nhà Lê đối với dân Đàng Ngoài lớn
  15. B. Do nhà Lê ủng hộ Tây Sơn lật đổ chúa Trịnh C. Do nhà Lê ủng hộ Tây Sơn lật đổ chúa Nguyễn D. Do nhà Lê ủng hộ Tây Sơn kháng chiến chống Xiêm Câu 8: Chính quyền họ Trịnh và Nguyễn bị tiệt diệt có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc? A. Tạo điều kiện cơ bản thống nhất đất nước. B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước C. Xây dựng 1 đất nước thống nhất dưới sự cai quản của nhà Lê D. Phá bỏ ranh giới chia cắt, bước đầu thống nhất đất nước Câu 9: Nguyên nhân chính nào giúp Nguyễn Huệ có thể thu phục được những trí sĩ Bắc Hà có tài? A. Vua Lê Chiêu Thống bất tài B. Sự lộng quyền của Nguyễn Hữu Chỉnh C. Sự lộng quyền của Vũ Văn Nhậm D. Do Lê Chiêu Thống không có người nối dõi Câu 10: Ý nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc? A. Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến, bước đầu thống nhất đất nước B. Đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực ngoại bang, bảo vệ độc lập dân tộc C. Xóa bỏ ranh giới sông Gianh - Lũy Thầy, thống nhất hoàn toàn đất nước D. Xây dựng một vương triều tiến bộ, mở ra cơ hội phát triển cho đất nước
  16. Câu 1: Ai là người chỉ huy 29 vạn quân Thanh tiến vào xâm lược Đại Việt vào cuối năm 1788? A. Sầm Nghi Đống B. Tôn Sĩ Nghị C. Thoát Hoan D. Ô Mã Nhi Câu 2: Trước khi đem quân ra Bắc để tiêu diệt quân Thanh, Nguyễn Huệ đã có hành động gì để khẳng định tính chính danh? A. Tổ chức cuộc duyệt binh ở Nghệ An B. Ra lời hiểu dụ tướng sĩ C. Tuyển thêm quân sĩ D. Lên ngôi hoàng đế Câu 3: Chiến thắng nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của quân Tây Sơn thắng lợi hoàn toàn? A. Rạch Gầm – Xoài Mút B. Bạch Đằng C. Ngọc Hồi – Đống Đa D. Tây Kết – Vạn Kiếp Câu 4: “Nước Nam từ khi có đế có vương đến nay, chưa bao giờ thấy ông vua nào luồn cúi đê hèn như vậy”. Câu nói trên muốn nhắc đến vị vua nào? A. Lê Chiêu Thống
  17. B. Nguyễn Ánh C. Trịnh Sâm D. Lê Chiêu Tông Câu 5: Vì sao quân Tây Sơn phải rút khỏi Thăng Long khi quân Thanh xâm lược Đại Việt vào cuối năm 1788? A. Do thế giặc quá mạnh B. Thực hiện kế vườn không nhà trống C. Do nhân dân Thăng Long không ủng hộ Tây Sơn D. Do cần tập trung đánh Nguyễn Ánh ở phía Nam Câu 6: Vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu? A. Thời điểm tinh thần binh sĩ lên cao B. Thời điểm quân địch lơ là C. Thời điểm nhân dân Thăng Long đang ăn tết, dễ tập hợp lực lượng D. Thời điểm Nguyễn Ánh chưa tấn công được vào Gia Định Câu 7: Đâu không phải là nguyên nhân đưa đến thắng lợi của phong trào nông dân Tây Sơn? A. Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân B. Tinh thần yêu nước của toàn thể dân tộc C. Sự lãnh đạo đúng đắn của bộ chỉ huy nghĩa quân, đặc biệt là Quang Trung D. Nhà Thanh và quân Xiêm đang ở thời kì khủng hoảng suy yếu Câu 8: Chiến thuật chính Quang Trung sử dụng trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa là gì?
  18. A.Đánh lâu dài B. Tận dụng thời cơ thuận lợi đánh nhanh thắng nhanh C. Thanh dã D. Tiên phát chế nhân Câu 9: Điểm tương đồng giữa Nguyễn Ánh và Lê Chiêu Thống trong cách chống lại quân Tây Sơn là gì? A. Đều dựa vào sự giúp đỡ của giáo sĩ phương Tây B. Đều dựa vào sự giúp đỡ của Trung Quốc C. Đều cầu cứu sự giúp đỡ từ bên ngoài D. Đều tự xây dựng, tổ chức lực lượng đấu tranh Câu 10: Cho đoạn trích sau: “Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng Đánh cho nó chích luân bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”. Đoạn hiểu dụ trên của vua Quang Trung không mang ý nghĩa gì? A.Nêu mục đích ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn. B. Tạo khí thế, quyết tâm chiến đấu của nghĩa quân Tây Sơn. C. Thể hiện truyền thống đất tranh bắt khuất của dân tộc. D.Ca ngợi những chiến thắng oai hùng của quân Tây Sơn.
  19. Câu 11: Phong trào nông dân Tây Sơn không để lại bài học kinh nghiệm nào cho các phong trào đấu tranh ở những giai đoạn lịch sử sau? A. Vấn đề đoàn kết nội bộ trong bộ chỉ huy B. Vấn đề phát huy sức mạnh của người nông dân C. Vấn đề tiêu diệt tận gốc kẻ thù D. Vấn đề cần có một phương pháp đấu tranh đúng đắn Bài 26 Câu 1: Nhiệm vu cấp bách của nhà Tây Sơn sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm và thống nhất được đất nước là gì ? A. Ổn định và khôi phục lại đất nước. B. Đặt quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng. C. Xây dựng kinh tế vững mạnh. D. Chọn đất đóng đô. Câu 2: Ý nào sau đây không phản ánh đúng biện pháp của vương triều Tây Sơn để ổn định và phát triển đất nước sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Thanh ? A. Xây dựng chính quyền mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập các trấn để quản lý đất nước. B. Ban chiếu Khuyến nông , giảm nhẹ tô thuế, khôi phục sản xuất. C. Ban bố chiếu lập học, mở mang các trường học, tổ chức thi cử để tuyển chọn nhân tài. D. Cắt đứt quan hệ bang giao với nhà Thanh. Câu 3: Loại chữ nào dược Quang Trung sử dụng làm chữ viết chính thức của nhà nước ? A. Chữ Hán. B. Chữ quốc ngữ. C. Chữ Nôm. D. Chữ Nho. Câu 4: Ý nghĩa của việc Quang Trung sử dụng chữ Nôm là chữ viết chính thức của nhà nước ?
  20. A. A. Thể hiện sự sáng tạo của dân tộc. B. B. Thể hiện sự quan tâm của nhà vua đến giáo dục và thi cử. C. C. Để bài trừ chữ Nho. D. D. Thể hiện sự tự chủ của dân tộc. Câu 5: Vua Quang Trung ban hành chiếu Khuyến nông nhằm mục đích gì ? A. Giải quyết tình trạng đói khổ trên cả nước. B. Giải quyết việc làm cho nông dân. C. Giải quyết vấn nạn cướp ruộng của địa chủ đối với nông dân. D. Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và dân lưu vong sau cuộc chiến. Câu 6: người được vua Quang Trung lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm A. Nguyễn Bỉnh Khiêm. B. Nguyễn Thiếp. C. Nguyễn Hữu Cầu. D. Ngô Thì Nhậm. Câu 7: Chính sách đối ngoại của nhà Tây Sơn đối với nhà Thanh là gì ? A. Thần phục hoàn toàn. B. Không chịu thần phục. C. Khiêu khích gây chiến tranh. D. Mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ lãnh thổ. Câu 8: "Mà nay áo vải cờ đào Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình" A. Công chúa Ngọc Hân. B. Nguyễn Nhạc. C. Nguyễn Lữ. D. Nguyễn Hữu Chỉnh Câu 9: Về quân sự, Quang Trung cho thực hiện chính sách gì để mộ binh ? A. Quân dịch. B. Ngụ binh ư nông. C. Bắt tất cả thanh niên, trai tráng tham gia nghĩa vụ quân sự. D. Không bắt buộc đi lính.
  21. Câu 10 : Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự sụp đổ của vương triều Tây Sơn là gì? A. Vua Quang Trung mất sớm. B. Không có đường lối kháng chiến đúng đắn. C. Nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết. D. Không nhận được sự ủng hộ của nhân dân. Câu 1: Tình hình Đại Việt cuối thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật? A. Kinh tế suy sụp, nhân dân ly tán B. Kinh tế hàng hóa tiếp tục phát triển C. Chính trị bất ổn, kinh tế phát triển D.Kinh tế - chính trị - xã hội ổn định Câu 2: Vua Quang Trung đã chọn khu vực nào làm nơi đóng đô sau khi đánh bại giặc ngoại xâm? A. Bình Định B. Thăng Long C. Phú Xuân D. Gia Định Câu 3: “Chiếu khuyến nông” được ban hành để giải quyết vấn đề gì? A. Tư hữu ruộng đất B. Khai hoang, mở cõi C. Ruộng đất bị bỏ hoang, nạn lưu vong D. Thiên tai, mất mùa
  22. Câu 4: Đặc điểm nổi bật trong mối quan hệ giữa Việt - Trung dưới thời trị vì của Quang Trung là gì? A. đối đầu gay gắt B. mềm dẻo, kiên quyết bảo vệ chủ quyền C. mâu thuẫn sâu sắc D.tuyệt giao hoàn toàn Câu 5: Dưới thời vua Quang Trung, loại chữ nào được dùng làm chữ viết chính thức của nhà nước? A. Chữ Hán B. Chữ Quốc ngữ C. Chữ Nôm D. Chữ Pháp Câu 6: Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách xây dựng đất nước của vua Quang Trung? A. Chiếu khuyến nông B. Chiếu lập học C. Thực hiện chế độ quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính D. Chiếu khuyến thương Câu 7: Vì sao vua Quang Trung lại yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chợ búa? A. Giải quyết tình trạng thiếu hàng hóa B. Giải quyết hình trạng hàng hóa ngưng đọng, khuyến khích sản xuất C. Bình thường hóa quan hệ với nhà Thanh
  23. D. Thu mua vũ khí để chuẩn bị tấn công Nguyễn Ánh Câu 8: “Việc xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc” Câu nói trên thể hiện quan điểm gì của vua Quang Trung? A. Vị trí của giáo dục và nhân tài trong quá trình xây dựng đất nước B. Quan điểm xây dựng nền giáo dục toàn dân C. Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Nho học D.Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Tây học Câu 9: Vì sao Quang Trung cần khẩn trương xây dựng một quân đội mạnh? A. Do sự chống đối của Lê Duy Chỉ và Nguyễn Ánh B. Do sự uy hiếp của nhà Thanh C. Do sự uy hiếp của người Pháp D. Do sự uy hiếp của quân Xiêm Câu 10: Những chính sách xây dựng đất nước dưới thời vua Quang Trung có tác dụng gì quan trọng nhất đối với lịch sử dân tộc? A. Đưa đất nước phát triển mạnh mẽ. B. Bước đầu ổn định đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt. C. Đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Xiêm. D. Thúc đẩy sự chuyển biến về kinh tế - chính trị Câu 11: Một trong những nguyên nhân chính đưa đến thất bại của phong trào nông dân Tây Sơn là
  24. A. không có sự giúp đỡ của nước ngoài. B. nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết. C. không có đường lối kháng chiến đúng đắn. D. quân Thanh quá mạnh nên dễ dàng đánh bại nghĩa quân. Bài 27 Câu 1: Vua Gia Long đã cho ban hành bộ luật nào ? A. Hình thư. B. Quốc triều hình luật. C. Luật Hồng Đức. D. Hoàng triều luật lệ. Câu 2: Thái độ của nhà Nguyễn với các nước phương Tây như thế nào ? A. Thiết lập quan hệ giao hảo, tốt đẹp. B. Khuyến khích các thương nhân phương Tây vào Việt Nam buôn bán. C. Thực hiện "bế quan tỏa cảng", không chấp nhận quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây. D. Không khuyến khích cũng không hạn chế buôn bán, giao lưu với phương Tây. Câu 3: Để củng cố tư tưởng cho chính quyền chuyên chế , nhà Nguyễn đã A. Bài trừ, ngăn cấm sự phát triển của Thiên Chúa giáo. B. Loại bỏ dần Nho giáo khỏi các nghi lễ của triều đình. C. Phát triển đồng thời Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo. D. Độc tô Nho giáo, han chế các tôn giáo khác. Câu 4: Tại sao chính sách quân điền của nhà Nguyễn khi ban hành không có hiệu quả ? A. Vì chính sác này đã được thực hiện bởi nhà Lê sơ. B. Vì nhân dân không ủng hộ sự lên ngôi của nhà Nguyễn. C. Vì nông dân bị trói buộc vao ruộng đất. D. Vì ruộng đất chủ yếu tập trung vào tay địa chủ. Câu 5: Tại sao thủ công nghiệp thời Nguyễn đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc so với thời kỳ trước
  25. A. Do nhà Nguyễn có những chính sách khuyến khích phát triển thủ công nghiệp. B. Do thợ thủ công ở nước ta dưới triều Nguyễn có tay nghề cao. C. Do thủ công nghiệp có điều kiện tiếp xúc với những kỹ thuật tiến bộ của phương Tây. D. Do các làng nghề thủ công ở các địa phương phát triển mạnh. Câu 6: Đâu là nguyên nhân chính khiến nhà Nguyễn thi hành chính sách "bế quan tỏa cảng", đóng cửa thậm chí là cự tuyệt các nước phương Tây ? A. Vì lo sợ nguy cơ xâm lược từ các nước tư bản phương Tây. B. Vì các nước trong khu vực cũng đều đóng cửa, không giao thiệp với phương Tây. C. Vì nhà Nguyễn chỉ muốn buôn bán và quan hệ với những nước trong khu vực. D. Vì các nhà buôn phương Tây không trung thực trong buôn bán. Câu 7: Đâu là biểu hiện rõ nhất phản ánh sự bất ổn về xã hội dưới triều Nguyễn ? A. Nhân dân phải đóng nhiều thứ thuế. B. Nạn đói, bệnh dịch hoành hành khắp nơi. C. Thường xuyên sảy ra mất mùa, thiên tai. D. Hàng trăm cuộc nổi dậy chống triều đình nổ ra khắp nơi. Câu 8: Khởi nghĩa Cao Bá Quát nổ ra ở đâu ? A. Hà Nội. B. Yên Bái. C. Thái Bình. D. Gia Định. Câu 9: Hậu quả lớn nhất mà chính sách "bế quan tỏa cảng" của triều Nguyễn để lại là gì ? A. Làm cho ngoại thương không phát triển. B. Tạo cho Pháp cơ hội xâm lược Việt Nam. C. Làm cho kinh tế Việt Nam phát triển không đồng đều. D. Khiến cho nhân đân nổi dậy khởi nghĩa. Câu 10 : Các cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại nhà Nguyễn diến ra ở nhhuwngx đâu ? A. Xung quanh kinh thành Huế. B. Bắc kỳ. C. Nam Kỳ. D. Rộng khắp cả nước.
  26. Câu 2: Năm 1806 đã diễn ra sự kiện gì quan trọng trong lịch sử Việt Nam? A. Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế B. Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân C. Quang Trung qua đời D. Nguyễn Ánh bắt giết Quang Toản Câu 3: Tổ chức hành chính của nhà Nguyễn từ năm 1831-1832 được phân chia như thế nào? A. Chia làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc B. Chia làm ba vùng: Bắc thành, Gia Định và Trực Doanh C. Chia làm hai miền Bắc và Nam D. Chia làm 20 tỉnh và 10 phủ trực thuộc Câu 4: Ai là người đã tổ chức nhân dân khai hoang lập ra huyện Tiền Hải và Kim Sơn? A. Nguyễn Tri Phương B. Phan Thanh Giản C. Nguyễn Công Trứ D. Hoàng Diệu Câu 5: “Oai oái như phủ Khoái xin cơm” Câu ca dao trên phản ánh thực trạng gì của xã hội đương thời? A. Chế độ thuế khóa nặng nề ở phủ Khoái B. Nạn bắt lính, đi phu ở phủ Khoái C. Tình trạng vỡ đê ở Khoái Châu khiến dân phải phiêu tán
  27. D. Tình trạng tham nhũng của quan lại ở phủ Khoái Câu 6: Nhân tố nào tạo điều kiện để việc buôn bán ở nước ta có diễn ra thuận lợi vào thế kỉ XIX? A. Chính sách trọng thương của nhà nước B. Thị trường dân tộc thống nhất C. Thủ công nghiệp hàng hóa phát triển mạnh D. Nông nghiệp phát triển Câu 6: Nhà Nguyễn ở đầu thế kỉ XIX có mối quan hệ như thế nào với nhà Thanh? A. Đối đầu gay gắt B. Không có quan hệ gì C. Thần phục D. Không ổn định lúc đối đầu, lúc hòa dịu Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách của nhà Nguyễn nhằm thực hiện mục tiêu thiết lập lại chế độ tập quyền? A. Hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương B. Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ C. Xây dựng quân đội hùng mạnh gồm nhiều binh chủng D. Mở cửa cho thương nhân phương Tây buôn bán để thúc đẩy kinh tế phát triển Câu 8: Chính sách đóng cửa của triều Nguyễn đối với phương Tây đã gây ra hậu quả gì? A. Tạo ra cái cớ để Pháp tiến hành xâm lược. B. Bảo vệ đất nước trước hiểm hoại ngoại xâm.
  28. C. Loại bỏ các thành phần phản động theo đạo Thiên Chúa. D. Tạo điều kiện mở rộng giao thương với nước ngoài. Câu 9: Tại sao thời Nguyễn diện tích canh tác được mở rộng nhưng vẫn còn tình trạng dân lưu vong? A. Do nông dân bị cường hào, địa chủ cướp mất ruộng B. Do nhà nước không quan tâm đến thủy lợi C. Do chế độ thuế khóa nặng nề D. Do nạn bắt lính Câu 10: Chính sách nào về ruộng đất được đánh giá là thực hiện có hiệu quả nhất của nhà Nguyễn? A. Quân điền B. Lộc điền C. Khai hoang D. Điền trang, thái ấp Câu 11: Vì sao dưới thời Nguyễn kinh tế công thương nghiệp không thể phát triển thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa? A. Do Việt Nam nền công thương nghiệp Việt Nam quá lạc hậu B. Do chính sách trọng nông ức thương của nhà Nguyễn C. Do sự ngăn cản buôn bán của thương nhân phương Tây D. Do sự ngăn cản buôn bán của thương nhân Hoa Kiều Câu 12: Vì sao nhà Nguyễn lại hạn chế buôn bán với các nước phương Tây?
  29. A. Do ảnh hưởng của nhà Thanh đậm nét. B. Do nhà Nguyễn không được hưởng lợi nhiều C. Do nhà Nguyễn nhận thấy dã tâm xâm lược của phương Tây. D. Do người Pháp không giúp đỡ Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn Câu 13: Công lao to lớn đầu tiên của nhà Nguyễn đối với lịch sử dân tộc đầu thế kỉ XIX là gì? A. Thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh B. Ổn định đời sống nhân dân C. Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ D. Hoàn thành thống nhất đất nước Câu 14: Đâu không phải thách thức nhà Nguyễn phải đối mặt khi mới thành lập? A. Vấn đề tổ chức, quản lý đất nước trên một lãnh thổ rộng lớn, bị chia cắt lâu dài B. Nguy cơ xâm lược của các nước phương Tây C. Lựa chọn con đường phát triển phù hợp cho dân tộc D. Nguy cơ xâm lược của nhà Thanh Câu 1: Cuộc nổi dậy của người Tày ở Cao Bằng từ năm 1833-1835 do ai lãnh đạo? A. Lê Duy Mật B. Nông Văn Vân C. Lê Văn Khôi D. Cao Bá Quát
  30. Câu 2: Nhân vật lịch sử nào tự xưng là Bình Nam Đại nguyên soái, khởi binh chiếm thành Phiên Anh (Gia Định)? A. Phan Bá Vành B. Lê Văn Khôi C. ông Văn Vân D. Cao Bá Quát Câu 3: “Mười lăm năm đức chính có chi! Kho hình luật vẽ nên hùm có cánh Ba mươi tỉnh nhân dân đều oán Tiếng oan hào kêu dậy đất không lung!” Bài hịch của Nông Văn Vân tố cáo vị vua nào dưới triều Ngu A. Gia Long B. Thiệu Trị C. Minh Mạng D. Tự Đức Câu 4: Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành thuộc khu vực nào? A. Thái Bình B. Nam Định C. Hải Dương
  31. D. Quảng Yên Câu 5: Đâu không phải là nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân Việt Nam đầu thời Nguyễn? A. Địa chủ hào lý chiếm đoạt ruộng đất B. Tệ tham quan ô lại C. Chiến tranh Nam – Bắc triều D. Thiên tai, mất mùa Câu 6: Các cuộc nổi dậy của nhân dân thời Nguyễn không để lại hậu quả nào sau đây? A. Nền sản xuất đình trệ B. Khối đoàn kết dân tộc rạn nứt C. Sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm D. Lật đổ nhà Nguyễn, thiết lập một vương triều mới Câu 7: Sự bùng nổ liên tục các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn phản ánh điều gì? A. Chế độ phong kiến chấm dứt hoàn toàn B. Mâu thuẫn gay gắt giữa triều đình Nguyễn với nhân dân C.Cần có một vị vua mới thay thế Minh Mạng D. Cần có một triều đại mới thay thế nhà Nguyễn Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn? A. Diễn ra liên tục từ đầu thời Nguyễn cho đến những năm 50 B. Lôi cuốn đông đảo các giai cấp và tầng lớp tham gia
  32. C. Đều bị triều đình dập tắt D. Đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến cát cứ Câu 9: Các cuộc nổi dậy của nhân dân thời Nguyễn thất bại xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu nào? A. Sự hùng mạnh của quân đội triều đình B. Mang tính tự phát, thiếu một đường lối đấu tranh đúng đắn C. Triều đình Nguyễn câu kết với thực dân Pháp để đàn áp D. Triều đình Nguyễn tiến hành chia rẽ, mua chuộc Câu 10: “Bình Dương, Bồ Bản vô Nghiêu Thuấn Mục Dã, Minh Điều hữu Võ Thang” Hai câu thơ trên là khẩu hiệu hành động của cuộc khởi nghĩa nào? A. Lê Duy Mật B. Nông Văn Vân C. Cao Bá Quát D. Lê Văn Khôi Câu 1: Nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX là gì ? A. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam. B. Ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình. C. Phản ánh cuộc sống đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam. D. Chống phá triều đình, phê phán những thói hư tật xấu của quan quân nhà Nguyễn. Câu 2: Thành tựu kiến trúc nổi tiếng dưới triều Nguyễn được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới ?
  33. A. Thành nhà Hồ. B. Quần thể di tích cố đô Huế. C. Thánh địa Mĩ Sơn. D. Hoàng thành Thăng Long. Câu 3: Văn học chữ Nôm phát triển đỉnh cao thể hiện rõ nhất qua tác phẩm nào ? A. Chinh phụ ngâm khúc. B. Cung oán ngâm khúc. C. Qua đèo ngang. D. Truyện Kiều. Câu 4: Phan Huy Chú nổi tiếng trên lĩnh vực nào ? A. Y học. B. Văn học. C. Sử học. D. Địa lý. Câu 5: Những điệu hát dân gian phổ biến ở miền xuôi cuối thế kỉ XVIII - đầu thế ki XIX là A. quan họ, hát lượn, hát xoan. B. quan họ, trống quân, hát ví, hát dặm, hát tuồng, C. trống quân, hát tuồng, hát xoan, hát khắp. D. hát lượn, hát khắp, hát xoan, hát tuồng. Câu 6: Danh y nổi tiếng nhất thế kỉ XVIII là ai ? A. Tuệ TĩnhB. Lê Hữu Trác. C. Nguyễn Trác Luân.D. Tôn Thất Tùng. Câu 7: Nội dung thơ của Hồ Xuân Hương A. đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền lợi của phụ nữ B. lên tiếng bênh vực các cuộc đấu tranh của nông dân. C. ca ngợi đất nước thái bình thịnh trị, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc D. ca ngợi tình yêu lứa đôi và những giá trị của cuộc sống trong xã hội đương thời. Câu 8: Nhân tố nào khiến cho kĩ thuật thế kỉ XVIII đạt được nhiều thành tựu vượt bậc so với thời kỳ trước? A. Sự khuyến khích của nhà nước.
  34. B. Tiếp xúc với kĩ thuật tiên tiến của phương Tây. C. Nhân dân hăng say lao động sản xuất. D. Do có nhiều đơn đặt hàng từ phương Tây. Câu 9: Dòng tranh rất nổi tiếng vào thế kỉ XVIII ở Bắc Ninh A. Tranh Hàng Trống.B. Tranh Đông Hồ. C. Tranh Kim Hoàng. D. Tranh Tây Hồ. Câu 10 : Thời Nguyễn Quốc tử giám được đặt ở đâu? A. Thăng Long.B. Thanh Hóa. C. Huế.D. Gia Định Câu 1: Tác phẩm lịch sử nổi tiếng được Phan Huy Chú viết có tên là gì? A. Khâm đại Việt sử thông giám cương mục B. Đại Nam thực lục C. Lịch triều hiến chương loại chí D. Sơ học bị khảo Câu 2: Tác phẩm Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác bằng loại chữ viết nào? A. Chữ Hán B. Chữ Nôm C. Chữ Quốc ngữ D. Chữ Phạn Câu 3: Các tác phẩm văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX tập trung phản ánh đề tài gì? A. Phản ánh xã hội đương thời, sự thay đổi tâm tư, nguyện vọng của con người B. Tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất chống giặc ngoại xâm
  35. C. Tố cáo chiến tranh phong kiến D. Ca ngợi sự hưng thịnh của chế độ phong kiến Câu 4: Năm 1993, công trình kiến trúc nào được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới? A. Chùa Tây Phương B. Cố đô Huế C. Văn miếu Quốc tử Giám D. Cột cờ Hà Nội Câu 5: Vị thầy thuốc nào là người có uy tín lớn ở thế kỉ XVIII? A. Hoa Đà B. Tuệ Tĩnh C. Lê Hữu Trác D. Hồ Đắc Di Câu 6: Sự phát triển vượt bậc của kĩ thuật đóng tàu của Việt Nam được đánh dấu bằng sự kiện nào? A. Nguyễn Văn Tú học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lý B. Đóng được tày chạy bằng hơi nước C. Chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước D. Chế tạo được tàu chạy bằng than Câu 7: Những thành tựu kĩ thuật của nước ta cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX phản ánh điều gì?
  36. A. Sự quan tâm của nhà nước đối với thủ công nghiệp B. Sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các phát minh Trung Hoa C. Tài năng của thợ thủ công nước ta D. Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh ở nước ta Câu 8: Giáo dục khoa cử của nước ta giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX có điểm hạn chế gì? A. các bộ môn khoa học tự nhiên không được đưa vào nội dung thi cử. B. các kì thi chọn nhân tài không còn được tổ chức nữa. C. số lượng đi thi và đỗ đạt trong các khoa thi ngày càng nhiều. D. phát triển thịnh đạt, có sự đổi mới về nội dung thi cử. Câu 9: Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du không đi sâu phản ánh nội dung nào sau đây? A. Phơi bày những mặt xấu của xã hội đương thời B. Thể hiện tình thương đối với con người đặc biệt là người phụ nữ C. Ngợi ca cuộc đấu tranh chống áp bức của nông dân D. Phê phán chiến tranh giữa các thế lực phong kiến Câu 10: Vì sao văn hóa dân gian lại có xu hướng phát triển mạnh mẽ ở cuối thế kỉ XIX- nửa đầu thế kỉ XX? A. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến B. Sự du nhập của văn hóa phương Tây C. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc D. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa
  37. Câu 11: Sự phát triển của văn học chữ Nôm trong giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh điều gì về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc? A. Sự tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa B. Sự tiếp thu có chọn lọc văn hóa phương Tây C. Sự hoàn thiện về chữ viết và tính tự chủ của nền văn hóa D. Sự thắng thế của văn học chữ Hán với chữ Nôm Câu 12: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nét đặc sắc của nghệ thuật nước ta cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX so với các thế kỉ trước đó? A. Nghệ thuật ca hát dân gian phát triển cả nước B. Xuất hiện các dòng tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc C. Sự phát triển của kĩ thuật đóng tàu D. Nghệ thuật kiến trúc- điêu khắc đạt đến trình độ cao Câu 13: “Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về làng Mái với anh thì về Làng Mái có lịch có lề Có sông tắm mát có nghề làm tranh.” Những câu thơ trên gợi nhắc đến làng nghề nào? A. Bát Tràng B. Đông Hồ C. Vạn Phúc D. Ngũ xã