Đề cương Sinh học Lớp 9 - Học kỳ II

docx 2 trang thaodu 2822
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Sinh học Lớp 9 - Học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_sinh_hoc_lop_9_hoc_ky_ii.docx

Nội dung text: Đề cương Sinh học Lớp 9 - Học kỳ II

  1. ĐỀ CƯƠNG SINH 9 HKII 1/ Ưu thế lai là j? ChoVD? Nêu các phương pháp tạo ưu thế lai. Hiện tượng thoái hóa ở cây giao phấn là gì? Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. Ví dụ: Con lai giữa cà chua hồng Việt Nam và cà chua Ba Lan. Gà Đông Cảo và gà Ri Để tạo ưu thế lai ở thực vật, chủ yếu người ta dùng phương pháp lai khác dònq: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở ngô, đã tạo được nhiều giống ngô lai (F1) có năng suất cao hơn từ 25 - 30% so với các giông ngô tốt nhất đang được sử dụng trong sản xuất (xem bài 37). Phương pháp lai khác dòng cũng được áp dụng thành công ở lúa để tạo ra các giống lúa lai F1 cho năng suất tăng từ 20 - 40% so với các giống lúa thuần tốt nhất, thành tựu này được đánh giá là một trong những phát minh lởn nhất của thế ki XX. Người ta dùng phương pháp lai khác thứ để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới. Đây là những tổ hợp lai giữa 2 thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của cùng một loài. Ví dụ: Giống lúa DT17 được tạo ra từ tổ hợp lai giữa giống lúa DT10 với giống lúa Omg80, có khả năng cho năng suất cao cùa DT10 và cho chất lượng gạo cao của OM80. Hiện tượng thoái hóa giống ở cây giao phấn là gì? Nguyên nhân và cơ chế của thoái hóa giống? + Thoái hóa giống là: Hiện tượng mà các cá thể của các thế hệ kế tiếp có sức sống kém dần, biểu hiện ở dấu hiệu: phát triển chậm, chiều cao và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết. Nhiều dòng bộc lộ đặc điểm có hại: bị bạch tạng, thân lùn, dị dạng, hạt ít, chống chịu kém + Nguyên nhân: do tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật hay giao phối gần ở động vật qua các thế hệ tỉ lệ thể dị hợp giảm dần, tỉ lệ thể đồng hợp gen lặn gây hại tăng dần 2/ Nêu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật? Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật Ánh sáng tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
  2. Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật. Ví dụ 1: Chích chòe thường đi ăn vào lúc mặt trời mọc, cú mèo lại kiếm ăn vào ban đêm. Ví dụ 2: Mùa xuân, cá chép có thể đẻ trứng sớm hơn nếu cường độ chiếu sáng được tăng cường. Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50°C. Tuy nhiên, cũng có một sô sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao (như vi khuẩn ở suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 - 90°C) hoặc nơi cỏ nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ -27°C). Ví dụ 1. Cây sống ở vùng nhiệt đới, trên bề mặt lá có tầng cutin dày có tác dụng hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao. Ở vùng ôn đới, về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng nhiều lá làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. Chồi cây có các vảy mòne bao bọc, thân và rề cây có các lớp bần dày tạo thành những lớp cách nhiệt bảo vệ cây. Ví dụ 2. Động vật sống ở vùng lạnh và vùng nóng có nhiều đặc điểm khác nhau : - Thú có lông (như hươu, gấu, cừu) sống ở vùng lạnh, lông dày và dài hơn lông cũng cùa loài đó nhưng sống ở vùng nóng. - Đôi với chim, thú, so sánh kích thước cơ thê của các cá thể cùng loài (hoặc loài gần nhau) phân bổ rộng ở cà Bấc và Nam Bán cầu, thi các cá thê sống ở nơi nhiệt độ thấp có kích thước cơ thể lớn hơn các cá thể sống ờ nơi ấm áp. Ví dụ: Gấu sông ờ vùng Bắc Cực có kích thước rất to, lớn hơn hẳn gấu sống ở vùng nhiệt đới. Ví dụ 3. Nhiều loài động vật có tập tính lẩn tránh nơi nóng quá hoặc lạnh quá bằng cách: chui vào hang, ngủ đông hoặc ngủ hè Người ta chia sinh vật thành hai nhóm: - Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ cùa môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát. - Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thủ và con người.