Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lợi Sinh (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 7712
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lợi Sinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_h.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lợi Sinh (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HK I NĂM HỌC 2016- 2017 Môn sinh 9- Thời gian làm bài 45 phút Câu 1( 2 đ)a. Hãy phát biểu nội dung và nêu ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập? b. Ở một loài thực vật, biết tính trạng quả đỏ do gen A quy định trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng( do gen a quy định). Hãy cho biết kết quả thu được ở F1 khi cho cây quả đỏ thuần chủng lai với cây quả vàng ? Câu 2(3,5 đ) a. Phân biệt NST thường và NST giới tính ? b. Có một tế bào của ruồi dấm đang phân bào, người ta quan sát thấy có 16 NST đơn đang phân ly về 2 cực của tế bào. + Tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào ? Vì sao ? + Nếu có một tế bào khác của loài trên đang tiến hành giảm phân. Số lượng NST, tâm động, crômatit ở kỳ giữa I là bao nhiêu ? Câu 3( 2 đ) a.Giải thích mối quan hệ giữa các thành phần trong sơ đồ sau: Gen mARN Prôtêin Tính trạng. b. Một gen có 150 chu kỳ xoắn, số Nu loại A bằng 600. - Tính số lượng từng loại Nu của gen. - Gen trên tiến hành sao mã. Phân tử ARN tạo thành dài bao nhiêu Angstron ? Câu 4( 2,5đ) - Đột biến gen là gì? Nêu các dạng của đột biến gen ? - Trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội ( 2n + 1) ? ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HK I NĂM HỌC 2016- 2017 Môn sinh 9- Thời gian làm bài 45 phút Câu 1( 2 đ) a. Hãy phát biểu nội dung và nêu ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập? b. Ở một loài thực vật, biết tính trạng quả đỏ do gen A quy định trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng( do gen a quy định). Hãy cho biết kết quả thu được ở F1 khi cho cây quả đỏ thuần chủng lai với cây quả vàng ? Câu 2(3,5 đ) a. Phân biệt NST thường và NST giới tính ? b. Có một tế bào của ruồi dấm đang phân bào, người ta quan sát thấy có 16 NST đơn đang phân ly về 2 cực của tế bào. + Tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào ? Vì sao ? + Nếu có một tế bào khác của loài trên đang tiến hành giảm phân. Số lượng NST, tâm động, crômatit ở kỳ giữa I là bao nhiêu ? Câu 3( 2 đ) a.Giải thích mối quan hệ giữa các thành phần trong sơ đồ sau: Gen mARN Prôtêin Tính trạng. b. Một gen có 150 chu kỳ xoắn, số Nu loại A bằng 600. - Tính số lượng từng loại Nu của gen. - Gen trên tiến hành sao mã. Phân tử ARN tạo thành dài bao nhiêu Angstron ? Câu 4( 2,5đ) - Đột biến gen là gì ? Nêu các dạng của đột biến gen ? - Trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội ( 2n + 1) ? 1
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM SINH 9 Câu Nội dung Điểm 1 2 điểm a. Hãy phát biểu nội dung và nêu ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập: 1 đ - Các cặp nhân tố di truyền đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh 0,5 đ giao tử. - Ý nghĩa: Quy luật phân ly độc lập chỉ ra một trong những nguyên nhân làm xuất hiện những biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài sinh vật 0,5 đ sinh sản hữu tính. Loại biến dị này là một trong những nguyên nhân quan trọng đối với tiến hóa và chọn giống. b. Ở một loài thực vật, biết tính trạng quả đỏ do gen A quy định trội 1 đ hoàn toàn so với tính trạng quả vàng( do gen a quy định). Hãy cho biết kết quả( tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình) thu được ở F1 khi cho cây quả đỏ thuần chủng lai với cây quả vàng ? Theo bài ra : Cây quả đỏ thuần chủng có kiểu gen AA 0,25 đ Cây quả vàng có kiểu gen aa Ta có sơ đồ lai: Ptc. Quả đỏ AA x Quả vàng aa 0,75 đ Gp A a F1 Aa TLKG: 100% Aa TLKH : 100% quả đỏ 2 3,5 điểm a. Phân biệt NST thường và NST giới tính : 1,5 đ Nhiễm sắc thể thường Nhiễm sắc thể giới tính ( Mỗi ý Thường gồm nhiều cặp NST( lớn Chỉ tồn tại 1 cặp NST 0,5 đ) hơn 1 cặp) Luôn luôn tồn tại thành cặp tương Có thể tồn tại thành cặp tương đồng đồng gen cũng tồn tại thành cặp hoặc không tương đồng tùy giới tính tương ứng. hoặc tùy loài. Mang gen quy định các tính trạng Mang gen quy định tính trạng giới thường của cơ thể. tính và các tính trạng thường liên quan tới giới tính. b. Có một tế bào của ruồi dấm đang phân bào, người ta quan sát 2 điểm thấy có 16 NST đơn đang phân ly về 2 cực của tế bào. + Tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào ? Vì sao ? 2
  3. + Nếu có một tế bào khác của loài trên đang tiến hành giảm phân. Số lượng NST, tâm động, crômatit ở kỳ giữa I là bao nhiêu ? + Ta biết ở ruồi dấm 2n = 8. Vì các NST đơn đang phân ly về 2 cực của tế bào thì tế bào đang ở kỳ sau của nguyên phân hoặc giảm phân II. Nhưng do 1 đ số lượng NST trong tế bào lúc này có 16 NST (đã gấp đôi so với số NST lưỡng bội của loài 2n = 8 Tế bào đang ở kỳ sau của nguyên phân. + Ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân I NST ở trạng thái kép đang tập trung và xếp song song thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Ta có : Số NST kép = 2n = 8 ( NST) 1 đ Số tâm động = 2n = 8 ( Tâm động) Số crômatit = 2.2n = 16 ( Crômatit) 3 2 điểm a. Giải thích mối quan hệ giữa các thành phần trong sơ đồ sau: 1 đ Gen mARN Prôtêin Tính trạng. - Gen là khuôn mẫu để tổng hợp ARN thông tin. - ARN thông tin là khuôn mẫu tổng hợp Prôtêin. - Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào biểu hiện thành tính trạng. b. Một gen có 150 chu kỳ xoắn, số Nu loại A bằng 600. 1 đ - Tính số lượng từng loại Nu của gen. - Gen trên tiến hành sao mã. Phân tử ARN tạo thành dài bao nhiêu Angstron ? * Theo bài ra và theo NTBS: Tổng số Nu của gen là: C = N/ 20 N = C. 20 0,25 đ N = 150. 20 = 3000 ( Nu) Số Nu từng loại của gen là: T = A = 600 ( Nu) 0,25 đ A + G = N/2 = 3000/2 = 1500 ( Nu) G = X = 1500 – A = 1500- 600 = 900 ( Nu) * Khi gen tiến hành sao mã thì phân tử ARN tạo thành có chiều dài đúng bằng 0,5 đ chiều dài của gen: o LARN = L gen = C. 34 = 150. 34 = 5100 ( A ) 4 2, 5 điểm * Đột biến gen là gì? Nêu các dạng của đột biến gen : 1 đ - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hoặc 0,75 đ 1 số cặp Nuclêôtit. - Các dạng : Mất, thêm , thay thế 1 hoặc 1 số cặp Nu. 0,25 đ * Cơ chế phát sinh thể dị bội ( 2n + 1) : 1,5 đ - Trong quá trình giảm phân tạo giao tử do sự phân ly không phân ly của 1 3
  4. cặp NST tương đồng nào đó tạo thành các giao tử không bình thường ( 1 giao 1 đ tử mang 2 NST trong 1 cặp ( n + 1) và 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó( n- 1). - Sự thụ tinh của các giao tử bất thường ( n + 1) với các giao tử bình thường n 1 đ sẽ tạo ra các thể dị bội( 2n + 1) ( Nếu HS viết bằng sơ đồ cho 0,75 đ) 4