Đề cương tham khảo ôn tập thi học kỳ II môn Vật lý Lớp 7 – Năm học 2014-2015

pdf 5 trang thaodu 3111
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương tham khảo ôn tập thi học kỳ II môn Vật lý Lớp 7 – Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_tham_khao_on_tap_thi_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_7_nam.pdf

Nội dung text: Đề cương tham khảo ôn tập thi học kỳ II môn Vật lý Lớp 7 – Năm học 2014-2015

  1. ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO ÔN TẬP THI HKII - LÝ 7 – NH 2014-2015 A. LÝ THUYẾT 1. a) Một vật có thể bị nhiễm điện bằng cách nào? b) Thế nào là vật nhiễm điện? c) Nêu một cách phát hiện một vật sau khi cọ xát có bị nhiễm điện hay không? a) Một vật có thể bị nhiễm điện bằng nhiều cách khác nhau, trong đó đơn giản nhất là sự nhiễm điện do cọ xát. b) Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút các vật khác. c) Có thể phát hiện một vật đã bị nhiễm điện bằng cách đưa vật đó lại gần các vụn giấy, nếu vật đó hút các vụn giấy thì vật đó đã bị nhiễm điện. 2. a) Có mấy loại điện tích? b) Cho biết sự tương tác giữa hai vật bị nhiễm điện. a) Có 2 loại điện tích: điện tích âm (-) và điện tích dương (+). b) Tương tác giữa hai vật bị nhiễm điện: hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, hai vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau. 3. a) Mô tả sơ lược về cấu tạo nguyên tử. b) Khi nào vật nhiễm điện dương? nhiễm điện âm? a) Sơ lược về cấu tạo nguyên tử: Mọi vật được cấu tạo từ các nguyên tử rất nhỏ. Mỗi nguyên tử lại được cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn. Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương, xung quanh hạt nhân có các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ ngyên tử. Tổng điện tích âm của các electron có độ lớn bằng điện tích dương của hạt nhân, do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện và vật không bị nhiễm điện. Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. b) Vật nhiễm điện dương khi mất bớt electron. Vật nhiễm điện âm khi nhận thêm electron. 4. a) Nguồn điện là gì? b) Dòng điện là gì? c) Sơ đồ mạch điện là gì? d) Dòng điện trong kim loại là gì? e) Thế nào là electron tự do trong kim loại? Vì sao kim loại là chất dẫn điện tốt? f) Phát biểu qui ước chiều dòng điện trong mạch điện kín. a) Nguồn điện là vật có khả năng cung cấp dòng điện cho các thiết bị điện hoạt động. b) Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. c) Sơ đồ mạch điện là hình vẽ mạch điện mà trong đó các bộ phận của mạch điện được thể hiện bằng các kí hiệu. d) Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. e) Electron tự do trong kim loại là electron thoát ra khỏi nguyên tử và dịch chuyển tự do trong kim loại. Kim loại dẫn điện tốt vì trong kim loại có các electron tự do. f) Qui ước chiều dòng điện: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện đến cực âm của nguồn điện.
  2. 5. a) Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện. Mỗi chất cho 5 ví dụ. b) Vật dẫn điện, vật cách điện là gì? a) Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. VD: Bạc, đồng, vàng, nhôm, sắt, thủy ngân Than chì, dung dịch axit, dung dịch kiềm, dung dịch muối, nước thường dùng. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. VD: Sứ, thủy tinh cao su, nhựa, chất dẻo, gỗ khô, không khí, nước nguyên chất. b) Vật dẫn điện là vật làm bằng chất dẫn điện. Vật cách điện là vật làm bằng chất cách điện. 6. a) Dòng điện có mấy tác dụng? Kể ra. Đối với mỗi tác dụng hãy cho biết vì sao dòng điện lại có tác dụng đó. Nêu các ứng dụng thực tế của các tác dụng của dòng điện? b) Nêu điểm đặc biệt của đèn LED. c) Nêu cấu tạo cơ bản của 1 nam châm điện. Dựa trên hiện tượng nào, ta biết được nam châm điện có tính chất từ? a) Dòng điện có 5 tác dụng: - Dòng điện có tác dụng nhiệt vì dòng điện đi qua vật dẫn làm cho vật dẫn nóng lên. Ứng dụng: bàn ủi, bếp điện. - Dòng điện có tác dụng phát sáng vì dòng điện đi qua đèn làm cho đèn phát sáng. Ứng dụng: đèn huỳnh quang, đèn LED. - Dòng điện có tác dụng từ vì dòng điện biến cuộn dây quấn quanh lõi sắt non thành nam châm điện. Ứng dụng: cần cẩu dùng nam châm điện, chuông điện. - Dòng điện có tác dụng hóa vì dòng điện có khả năng tách chất khi đi qua các dung dịch dẫn điện. Ứng dụng: mạ điện. - Dòng điện có tác dụng sinh lí vì dòng điện đi qua cơ thể người và động vật thì gây ra các biểu hiện về sinh lí. Ứng dụng: châm cứu điện, máy kích tim. b) Điểm đặc biệt của đèn LED: Đèn LED chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định (từ cực dương (bản nhỏ) sang cực âm (bản lớn)). c) Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là 1 nam châm điện. Nam châm điện có tính chất từ vì nó có thể hút sắt và làm quay kim nam châm 7. a) Nêu ý nghĩa của đại lượng CĐDĐ? Kí hiệu và đơn vị của CĐDĐ là gì? b) Hiệu điện thế được tạo ra ở đâu? Kí hiệu và đơn vị của HĐT là gì? a) CĐDĐ cho biết mức độ mạnh hay yếu của dòng điện. Kí hiệu của CĐDĐ là I Đơn vị của CĐDĐ là ampe (A) hoặc miliampe (mA). b) Hiệu điện thế được tạo ra ở giữa hai cực của nguồn điện. Kí hiệu của HĐT là U Đơn vị của HĐT là vôn (V) hoặc milivôn (mV). 8. Phân biệt vôn kế và ampe kế về các mặt sau: cách nhận biết, công dụng và cách mắc vào mạch điện?
  3. Ampe kế Vôn kế Nhận biết Trên bề mặt có chữ A. Trên bề mặt có chữ V. Công dụng Dùng để đo CĐDĐ. Dùng để đo HĐT. Cách mắc Mắc ampe kế nối tiếp với vật Mắc vôn kế song song với vật vào mạch cần đo, sao cho chốt dương của cần đo, sao cho chốt dương của điện ampe kế hướng về phía cực vôn kế hướng về phía cực dương của nguồn điện. dương của nguồn điện. 9. a. Nêu ý nghĩa số vôn ghi trên nguồn điện và số vôn ghi trên dụng cụ điện. b. Nêu mối liên hệ giữa CĐDĐ và HĐT giữa 2 đầu bóng đèn. a. Số vôn ghi trên nguồn điện là giá trị HĐT giữa 2 cực của nó khi chưa mắc vào mạch. Số vôn ghi trên dụng cụ điện là giá trị HĐT định mức. Dụng cụ điện hoạt động bình thường khi được sử dụng đúng với HĐT định mức. Nếu quá mức đó thì dụng cụ điện sẽ bị hỏng. b. Khi HĐT giữa 2 đầu bóng đèn càng lớn thì CĐDĐ chạy qua bóng đèn cũng càng lớn. 10. Viết biểu thức về CĐDĐ và HĐT đối với đoạn mạch nối tiếp. I1 = I2 = I3 U = UĐ1 + UĐ2 (hoặc U13 = U12 + U23) B. VẬN DỤNG 1. Em hãy giải thích vì sao trong các xưởng dệt may, người ta thường đặt những tấm kim loại lớn đã bị nhiễm điện? Những tấm kim loại nhiễm điện sẽ hút các bụi vải trong không khí để làm sạch không khí, bảo vệ sức khỏe cho người công nhân. 2. Dưới gầm ôtô chở xăng có một dây xích sắt nối từ vỏ thùng chứa xăng xuống đất. Dây xích này dùng để làm gì? Tại sao? Dây xích dùng để truyền điện tích từ xe xuống đất, giúp xe không nhiễm điện mạnh, không phóng điện làm cháy nổ xe. 3. Vì sao khi cọ xát 2 vật trung hòa về điện ta lại được 2 vật nhiễm điện trái dấu? Khi cọ xát 2 vật trung hòa về điện, các electron dịch chuyển từ vật này sang vật khác nên sẽ có 1 vật nhiễm điện dương do mất bớt các êlectrôn và 1 vật nhiễm điện âm do nhận thêm các electron. 4. Khi cọ xát thanh thủy tinh vào mảnh vải khô, thấy mảnh vải khô nhiễm điện âm, vậy thanh thủy tinh nhiễm điện gì? Vì sao? Vì mảnh vải khô nhiễm điện âm nên mảnh vải khô đã nhận thêm electron, do đó thanh thủy tinh đã mất đi electron nên nhiễm điện dương. 5. Có 5 vật đã nhiễm điện. Cho dấu + hoặc – vào B; C; D; E, biết A nhiễm điện âm và Đẩy hút hút đẩy _
  4. A B C D E 6. Các vật sau đây hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện: bàn ủi, đèn huỳnh quang, vợt bắt muỗi, chuông điện, kỹ thuật mạ điện? Hoạt động nào bắt buộc sử dụng điện một chiều? 7. Khi các dụng cụ sau đây hoạt động thì tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ nào: Quạt điện, nồi cơm điện, máy thu hình (tivi), bàn là? 8. Để tránh chập điện gây hoả hoạn, người ta dùng cầu chì. Cầu chì có tác dụng gì? Cầu chì hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện? Cầu chì sẽ nóng chảy và ngắt mạch điện khi mạch điện nóng lên đến nhiệt độ cao, bảo vệ an toàn cho mạch điện. Cầu chì hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện. 9. Vì sao người ta chọn vonfram làm dây tóc bóng đèn mà không chọn các vật liệu kim loại khác như sắt, thép? Vì vonfram có nhiệt độ nóng chảy (34200C) cao hơn nhiệt độ phát sáng của dây tóc bóng đèn (hơn 20000C) nên bóng đèn không bị hỏng. 10. Khi đèn led hoạt động, bộ phận nào của đèn phát ra ánh sáng? Tại sao ở các cột đèn giao thông hiện nay người ta thay đèn sợi đốt bằng đèn led? Khi đèn LED hoạt động, 2 bản cực của đèn phát sáng. Ta thay đèn sợi đốt bằng đèn LED vì đèn LED tiết kiệm điện hơn đèn dây tóc rất nhiều. 11. Xác định cực của nguồn điện, biết rằng khi đóng khóa K đèn led sáng. Đèn led 12. Nêu phương pháp mạ bạc một chiếc vòng đeo tay bằng kim loại. Nhúng chiếc vòng vào dung dịch muối bạc, gắn chiếc vòng ở cực âm của nguồn điện thì khi dòng điện đi qua dung dịch muối bạc, nó sẽ tách bạc ra khỏi dung dịch rồi bám về cực âm của nguồn điện. Nguồn điện 13. Cho hình (H.1) như bên: a) Dụng cụ đó tên là gì? Dùng để làm gì? b) Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đó. c) Kim đang chỉ giá trị bao nhiêu? 14. Đổi đơn vị: a/ 520 mA = A b/ 38 mA = A c/ 0.375A = . mA d/ 208 mA = A e/ 2,5 V = mV f/ 2700V = . kV g/ 0,4V= mV h/ 45mV = .V i/ 16kV = V j/ 250 mV= V (H.1) 15. Coù bogn ampe åeg maø giôùi âaun ño cuûa câuùng laàn lö ôut laø: 1/ 4mA 2/ 40mA 3/ 150mA 4/ 1A. Ampe åeg naøo trong caùc ampe åeg treân laø pâuø âôup nâagt ñeå ño cö ôøng ñoä doøng ñieän sau ñaây: a/ 30mA b/ 120mA c/ 850mA d/ 1,6 mA
  5. 16. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: nguồn điện 2 pin mắc nối tiếp nhau, 2 đèn Đ1, Đ2 nối tiếp, ampe kế đo cường độ dòng điện qua đèn Đ1, vôn kế đo hiệu điện thế hai đầu bóng đèn Đ1. 17. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp gồm 2 bóng đèn Đ1, Đ2 đang sáng. a) Biết I1= 0,6 A. Tìm I2 ? b) Biết U toàn mạch bằng 18V; U2 =6V; Tìm U1 ? 18. Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ a/ Biết I2 = 1,5 A. Tính I1 =? b/ Cho U13= 12V, U23 = 4,7V. Tính U12 =? c/ Cho U13= 18V, U12 = 9,4V. Tính U23 =? d/ Giả sử 1 trong 2 bóng đèn bị hỏng thì bóng đèn còn lại có sáng hay không? Giải thích? 19. Mắc 3 bóng đèn điện nối tiếp nhau vào hiệu điện thế 12V. Hiệu điện thế 2 đầu bóng đèn thứ nhất là 6V, hiệu điện thế 2 đầu bóng đèn thứ hai là 2V. Tìm hiệu điện thế 2 đầu bóng đèn thứ ba. 20. Câo mạch điện gồm nguồn điện 2 pin mắc nối tiếp, khóa K, 2 đèn mắc nối tiếp, các dây nối, 1 ampe kế để đo cường độ dòng điện chạy trong mạch và 1 vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2. a. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện và đánh dấu chiều dòng điện chạy trong mạch. b. Biết được hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 3 V, cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch là 0,5 A và hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 là 1,2 V. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1 và cường độ dòng điện chạy qua hai đèn 1, đèn 2. c. Trong mạch điện trên khi tháo bớt một đèn thì đèn còn lại có sáng không? Vì sao ? 21. a. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm có: nguồn 3 pin nối tiếp, 1 công tắc đóng, 2 bóng đèn mắc nối tiếp, ampe kế đo CĐDĐ chạy qua đèn 2, vôn kế 1 đo HĐT giữa 2 cực của nguồn, vôn kế 2 đo HĐT 2 đầu đèn 2. b. Vẽ chiều dòng điện. c. Biết vôn kế 1 chỉ 16V, vôn kế 2 chỉ 6V, ampe kế chỉ 12mA. Tính HĐT 2 đầu đèn 1 và CĐDĐ qua đèn 1. d. Trên đèn Đ1 ghi 12V, đèn Đ2 ghi 6V. Hỏi khi mắc vào mạch điện trên thì độ sáng của 2 đèn như thế nào? Vì sao? e. Khi công tắc mở thì dụng cụ đo nào có giá trị bằng không? khác không ? Vì sao? Nếu khác không thì có giá trị là bao nhiêu? 22. Mạch điện gồm có 1 bóng đèn, 1 công tắc, 1 pin, 1 Ampe kế đo cường độ dòng điện qua đèn và dây dẫn. a. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện này và dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mạch. b. Trên bóng đèn có ghi 6V. Con số này có ý nghĩa gì? c. Mắc 2 đầu đèn vào hiệu điện thế U1 = 3,5V thì cường độ dòng điện qua đèn là I1. Nếu mắc 2 đầu đèn vào hiệu điện thế U2 = 5V thì CĐDĐ qua đèn là I2. So sánh I1 và I2. d. Cần phải mắc bóng đèn vào nguồn điện có HĐT bao nhiêu để đèn sáng bình thường?