Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

docx 4 trang Hoài Anh 20/05/2022 2070
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2018_2019_co_d.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Vật lý 7 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1 (1 điểm): Đọc kỹ thông tin sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Viganella là một thị trấn nhỏ nằm ở phía đông bắc, cách thành phố Turin của Ý khoảng 120 km. Tất cả mọi thứ dường như tốt đẹp ngoại trừ vị trí tọa lạc: nằm ở dưới cùng của thung lũng với ngọn núi dốc đứng Alpine. Ngọn núi bao quanh thung lũng sâu đã ngăn chặn ánh sáng mặt trời đến với thị trấn trong suốt những tháng mùa đông lạnh lẽo. Mỗi năm bắt đầu từ ngày 11/11 đến ngày 2/2, mặt trời hoàn toàn biến mất và thị trấn chìm trong bóng đêm dài hơn 3 tháng của mùa đông. Đã qua hàng trăm năm, người dân tại thị trấn Viganella phải chấp nhận số phận sống trong bóng đêm mãi cho đến gần đây, khi một chuyên gia thiết kế ở địa phương này nảy ra một ý tưởng tuyệt vời là sử dụng một tấm gương để phản xạ ánh sáng Mặt trời tự nhiên vào trong thị trấn. Tháng 11/2006 tấm gương 40 m2 với trọng lượng 1,1 tấn đã được đặt trên sườn đồi đối diện với ngọn núi ở độ cao 1.100m. Nhưng tấm gương quá nhỏ để ánh sáng chiếu lên toàn thị trấn, người ta chỉ có thể lựa chọn một số địa điểm chính để chiếu sáng, trong đó quảng trường nằm ở phía trước của thị trấn Viganella và một nhà thờ. Tấm gương nhận ánh nắng mặt trời suốt cả ngày và phản chiếu ánh sáng mặt trời lên quảng trường với khoảng cách 805 km, thắp sáng lên bề mặt thị trấn một diện tích 300 m 2 ít nhất 6 giờ một ngày. a) Tấm gương dùng để phản xạ ánh sáng Mặt trời tự nhiên vào trong thị trấn Viganella có phải là nguồn sáng không? Vì sao? b) Ánh sáng từ mặt trời đến gương sẽ phản xạ xuống thị trấn Viganella tuân theo định luật phản xạ ánh sáng. Em hãy phát biểu định luật đó. Câu 2 (2 điểm): Vào ngày 24 tháng 10 năm 1995 tại Phan Thiết đã xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần, năm đó đã thu hút đông đảo những nhà thiên văn, du khách trên khắp thế giới và Việt Nam đến đây. Khoảng 9 giờ 38 phút Mặt Trăng bắt đầu che khuất Mặt Trời, đúng 11 giờ 13 phút hiện tượng nhật thực toàn phần chính thức xảy ra trong vòng khoảng 2 phút và đây cũng là lần nhật thực ấn tượng nhất xảy ra tại Việt Nam. a) Em hãy cho biết như thế nào là hiện tượng Nhật thực?
  2. b) Khi nào ta quan sát được hiện tượng Nhật thực toàn phần, Nhật thực một phần? c) Em hãy nêu tên một hiện tượng tương tự hiện tượng Nhật thực. Câu 3 (2 điểm): a) Em hãy so sánh tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi và ảnh tạo bởi gương cầu lõm (khi đặt vật sát gương)? b) Áp dụng: Tại sao kính chiếu hậu của ôtô, xe máy thường sử dụng gương cầu lồi mà không dùng gương phẳng? Câu 4 (3 điểm): Vật sáng AB cao 3 cm có dạng một mũi tên đặt trước một gương phẳng, song song với gương và cách gương 2 cm (như hình vẽ). a) Em hãy vẽ tiếp ảnh A’B’ của AB qua gương. b) Ảnh A’B’ cao bao nhiêu và cách gương bao nhiêu cm? Vì sao? c) Nếu dời vật ra xa gương thêm 0,5 cm nữa thì ảnh di chuyển thế nào? Lúc đó ảnh cách vật bao nhiêu cm? d) Đặt vật AB như thế nào trước gương thì ta sẽ thu được ảnh A’B’ song song, ngược chiều với vật AB? Em hãy vẽ hình minh họa. Câu 5 (2 điểm): Một con lắc thực hiện 420 dao động trong 10 giây. a) Tính tần số dao động của con lắc. b) Âm do con lắc phát ra tai người có nghe được không? Vì sao? c) Âm do con lắc phát ra có thể truyền qua những môi trường nào và không thể truyền qua môi trường nào? Hết
  3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn : Vật lý- Lớp 7 Câu Nội dung Biểu điểm Câu 1 Gương phẳng không phải là nguồn sáng vì không tự phát ra ánh sáng 0,5đ (1 đ) 0,5đ Phát biểu đúng dịnh luật Câu 2 -Nhật thực là hiện tượng ban ngày mặt trời bị che khuất bởi mặt trăng khi 0.5đ (2đ) nhìn từ trái đất. ( Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng ở giữa Trái Đất và Mặt Trời, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời). - Khi ta đứng trong vùng bong tối của Mặt trăng trên Trái đất sẽ quan sát được hiện tượng Nhật thực toàn phần - Khi ta đứng trong vùng bóng nửa tối của Mặt trăng trên Trái đất sẽ quan sát 0,5 đ được hiện tượng Nhật thực một phần 0,5 đ Hiện tượng hiện tượng Nguyệt thực. 0,5 đ Câu 3 0,5 đ Giống nhau : ảnh ảo, ở sau gương, không hứng được trên màn. (2 đ) Khác nhau: - gương cầu lõm: cho ảnh ảo lớn hơn vật 0,25đ - gương cầu lồi: cho ảnh nhỏ hơn vật. 0,25đ b)Áp dụng : vì: gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn gương phẳng cùng kích thước và cùng vị trí đặt mắt trước gương giúp người lái xe quan sát vùng phía sau rộng hơn 1đ Câu 4 Vẽ ảnh đúng 0,5đ ( 3đ) 0,5 đ Ảnh A’B’ cao 3 cm, Vì ảnh cao bằng vật 0,5 đ Nếu dời vật ra xa gương thêm 0,5 cm nữa thì ảnh di chuyển ra xa gương 0,5 0,5 đ cm. Lúc đó ảnh cách vật một đoạn : ( 2 + 0,5 ) . 2 = 5 cm 0,5đ
  4. vật AB vuông góc với gương thì ta sẽ thu được ảnh A’B’ song song, ngược 0,5đ chiều với vật AB Vẽ hình minh họa đúng Câu 5 a/ f = n:t = 420 : 10 = 42 Hz 0,5 đ (2 đ) 0,5 đ b/ Âm do con lắc phát ra tai người có nghe được vì 20 Hz < f =42Hz < 20 0,5 đ 000Hz c/ Âm do con lắc phát ra có thể truyền qua những môi trường chất rắn, chất 0,5 đ lỏng và chất khi Âm do con lắc phát ra không thể truyền qua môi trường chân không. Tổng = 10.0 đ