Đề đề xuất kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Thị xã Buôn Hồ

doc 3 trang thaodu 3730
Bạn đang xem tài liệu "Đề đề xuất kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Thị xã Buôn Hồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_de_xuat_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Đề đề xuất kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Thị xã Buôn Hồ

  1. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ ĐỀ XUẤT MÔN NGỮ VĂN – Khối lớp 8 Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. MỤC TIÊU Kiến thức: Đánh giá mức độ và sự sáng tạo của học sinh, kiểm tra các kiến thức đã học. Rèn luyện kĩ năng kể chuyện và ý thức tự giác học tập. Thái độ: Yêu thích môn học II. HÌNH THỨC KIỂM TRA Hình thức kiểm tra: tự luận Cách tổ chức kiểm tra: Kiểm tra tập trung theo lịch của PGD. Thời gian: 90 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Tên chủ đề Chủ đề 1: Văn Tác giả, tác Rút ra bài học bản. phẩm, nội dung từ nhân cách đoạn trích. sống của lão Hạc. Số câu: Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Số điểm: Số điểm: 2 Số điểm: 2 4 điểm = 40% Tỉ lệ : Chủ đề 2: Tiếng Từ tượng hình, tượng Việt. thanh. Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 1 2 điểm= 10 % Tỉ lệ: Chủ đề 3: Tập Thuyết minh về làm văn. sách giáo khoa NV8 Tập 1. Số câu : Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm: Số điểm: 5 5 điểm = 50% Tỉ lệ : Tổng số câu: Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 4 Tổng số điểm: Số điểm: 2 Số điểm: 1 Số điểm:2 Số điểm: 5 Số điểm: 10 Tỉ lệ : Tỉ lệ : 20 % Tỉ lệ : 10 % Tỉ lệ : 20 % Tỉ lệ : 50 % Tỉ lệ : 100 % IV. BIÊN SOẠN ĐỀ. PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3.0điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ ! - Cụ bán rồi ? - Bán rồi ! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:
  2. - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ” (Sách Ngữ văn 8, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Câu 1: (2 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Thể hiện nội dung gì? Câu 2: (1 điểm) Chỉ ra từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn? Chỉ rõ tác dụng của các từ tượng thanh, tượng hình? PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) Thông qua nhân vật lão Hạc (phần đọc, hiểu, văn bản đã học) em rút ra cho mình được bài học nào về nhân cách sống? (Viết thành đoạn văn 4-8 câu). Câu 2: (5 điểm) Thuyết minh về cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1. V. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (3.0điểm) Câu 1: (2 điểm) Trích trong văn bản “Lão Hạc”. Tác giả Nam Cao. Đoạn văn trên kể về tâm trạng lão Hạc sau khi bán cậu Vàng. Câu 2: (1 điểm) Chỉ ra được các từ tượng hình: ầng ậng, móm mém. Chỉ ra được từ tượng thanh: hu hu. Tác dụng: Thể hiện sự đau đớn tột cùng của Lão Hạc sau khi bán chó vàng. PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) Viết thành đoạn văn đảm bảo các ý: Bài học từ nhân cách sống của lão Hạc: - Giàu tình thương yêu: Với con trai và cậu Vàng. - Túng quẫn vẫn giữ trọn bản chất lương thiện và lòng tự trọng. Câu 2: (5 điểm) Thực hiện bài văn thuyết minh. Yêu cầu : - Hình thức: Thuyết minh bài văn có bố cục chặt chẽ, thể hiện tri thức đúng đối tượng yêu cầu. Lời văn trong sáng. Câu, từ chính xác, hợp lí, đúng chính tả, ngữ pháp, dễ hiểu. Có sự liên kết chặt chẽ giữa các ý , rõ ràng, mạch lạc. - Nội dung : Giới thiệu cụ thể về cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8-tập 1, trình bày tri thức về nguồn gốc, xuất xứ, cấu tạo, nội dung, cách sử dụng, bảo quản, ý nghĩa của nó đối với bộ môn và học sinh. Dàn bài: Mở bài: (0.5 điểm) - Giới thiệu chung về quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8. Thân bài: (4 điểm) Nguồn gốc : Nơi xuất bản, do những ai biên soạn ; Đặc điểm, bố cục : - Về kích thước hình dáng (VD: chiều cao, bề dày, chiều rộng ). - Mô tả khái quát về quyển sách giáo khoa từ ngoài vào trong (ví dụ: bên ngoài dược trang trí như thế nào màu sắc ra sao in hình gì ). - Sau khi giới thiệu xong từ bên ngoài ta bắt đầu mô tả bên trong sách như: + Sách gồm bao nhiêu trang; được chia thành mấy phần (phần văn bản, tiếng
  3. việt ) + Mỗi phần lớn lại chia thành bao nhiêu mục nhỏ, nội dung của mỗi mục ra sao. Cách sử dụng và bảo quản : - Chúng ta phải giữ gìn bảo quản sách thế nào cho nó khỏi hư (VD: phải bọc sách dán nhãn ) - Không nên vứt hoặc ném vì có thể làm hỏng sách, không vẽ bậy, tẩy xóa, gấp trên sách Kết bài: (0.5 điểm) - Khẳng định lại ý nghĩa của quyển sách đối với giáo viên, học sinh. - Vì vậy chúng ta phải coi sách như người bạn thân của mình, phải nâng niu gìn giữ quý trọng vì nó chính là một báu vật mà ai cũng phải cần đến.  BIỂU ĐIỂM: - Điểm 4-5: Bài làm đảm bảo các yêu cầu nội dung đã nêu ở đáp án. Bố cục đầy đủ, rõ ràng. Diễn đạt mạch lạc, sâu sắc. Sai chính tả, ngữ pháp không quá 2 lỗi. - Điểm 3-4: Học sinh trình bày được những hiểu biết của mình về cuốn sách theo dàn bài đã nêu ở đáp án. Tuy nhiên, diễn đạt chưa sâu sắc. Dùng từ đặt câu đúng chính tả ngữ pháp. - Điểm 1-2: Nêu được các yêu cầu về mặt nội dung. Bài viết có bố cục rõ ràng. Biết kết hợp các phương pháp thuyết minh, tuy nhiên đôi chỗ còn sơ sài, ý diễn dạt chưa mạch lạc. Sai chính tả ngữ pháp không quá 6 lỗi. - Điểm 0: Bài làm bỏ giấy trắng. * Chú ý: Dàn bài chỉ mang tính gợi ý, tùy theo mức độ bài làm và ý tưởng của học sinh mà cho điểm phù hợp.