Đề đề xuất thi vào Lớp 10 THPT môn Hoá học (Chuyên) - Đề 1 - Năm học 2009-2010 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định (Có đáp án)

doc 2 trang thaodu 5310
Bạn đang xem tài liệu "Đề đề xuất thi vào Lớp 10 THPT môn Hoá học (Chuyên) - Đề 1 - Năm học 2009-2010 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_de_xuat_thi_vao_lop_10_thpt_mon_hoa_hoc_chuyen_de_1_nam_h.doc

Nội dung text: Đề đề xuất thi vào Lớp 10 THPT môn Hoá học (Chuyên) - Đề 1 - Năm học 2009-2010 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định (Có đáp án)

  1. Sở giáo dục - đào tạo đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2009 - 2010 Nam Định Môn : Hóa Học - đề chuyên Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian giao đề Đề đề xuất 1 Đề thi gồm 01 trang Câu I (2,50 điểm). 1. Viết PTHH xảy ra của các phản ứng (ghi điều kiện phản ứng, nếu có) : lên men rượu etylic từ glucozơ, lên men giấm từ rượu, este hoá từ axit axetic và rượu etylic, xà phòng hoá chất béo bằng dung dịch KOH, tạo tinh bột trong cây xanh, điều chế axit axetic từ C4H10 . 2. Viết tên 1 polime có mạch thẳng, 1 polime có mạch nhánh, 1 polime có mạng không gian. Propilen (CH2 = CH - CH3) có phản ứng trùng hợp tương tự etilen tạo polime, viết PTHH xảy ra và cho biết polime này có cấu tạo loại nào trong các loại cấu tạo trên? Câu II (1,00 điểm). Hỗn hợp khí A gồm 2 hiđrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn 1 lít A trong khí O2 thu được 1,6 lít khí CO2 và 1,4 lít hơi nước. Xác định CTPT các hiđrocacbon có trong A, biết rằng thể tích các khí và hơi nước đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Câu III (3,00 điểm). 1. FeO có tính chất của oxit bazơ không tan trong nước, có tính khử và có tính oxi hoá. Viết 1 PTHH minh hoạ cho mỗi tính chất trên. 2. Trong bình kín Y có chứa : 1,2 gam cacbon, khí O2, N2 (số mol N2 = 1,5.số mol O2). Đốt cháy hết C thu được hỗn hợp X gồm 3 khí, trong đó CO2 chiếm 25% thể tích (N2 không phản ứng trong điều kiện đó). X phản ứng được với CuO đun nóng. Hãy tính số mol O2 ban đầu có trong bình Y. 3. Nung nóng hỗn hợp A gồm Al, Fe2O3 ở nhiệt độ cao (không có không khí) để phản ứng tạo ra Fe và Al2O3 xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp B. Cho B vào dung dịch NaOH dư thấy có khí thoát ra. Hãy cho biết trong B có những chất nào (có giải thích) và viết các PTHH xảy ra. Câu IV (2,00 điểm). Người ta làm thí nghiệm để xác định CTHH của chất rắn A, khan, bằng cách cho m gam A vào dung dịch HCl 10%, khuấy đều, được dung dịch B. Không thấy tạo kết tủa hoặc chất khí trong quá trình trên. Xác định được nồng độ HCl trong B là 6,1%. Cho tiếp dung dịch NaOH vừa đủ vào B để trung hoà hoàn toàn axit, được dung dịch C. Cô cạn C, chỉ có nước thoát ra, còn phần rắn, làm khô, thu được duy nhất muối NaCl khan có khối lượng 16,03 gam. Em hãy xác định CTHH của A và hãy tìm số gam A đã dùng trong thí nghiệm trên (tìm m). Câu V (1,50 điểm). Đốt cháy hoàn toàn 3,56 gam chất hữu cơ X cần vừa đủ 3,36 lít khí oxi, thu được hỗn hợp gồm : hơi nước, khí CO2 và đơn chất khí A. Cho toàn bộ hỗn hợp khí và hơi đó vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 7,80 gam, tạo thành 23,64 gam một chất kết tủa trong bình và có 0,448 lít một chất khí bay ra khỏi bình. Xác định CTPT của X biết rằng phân tử khối của X <100, thể tích các khí và hơi đã qui về đktc. Các kí hiệu trong đề: - PTHH : phương trình hoá học; CTCT : công thức cấu tạo; CTHH : công thức hoá học - CTPT : công thức phân tử ; đktc : điều kiện tiêu chuẩn Cho nguyên tử khối: C = 12 ; H = 1 ; O = 16 ; N = 14 ; Cl = 35,5 ; P =31 ; Ba = 137 ; F = 19 ; Mg = 24 ; Al = 27 ; Fe = 56 ; Na = 23 ; S = 32 ; K = 39 ; Ca = 40 ; Br = 80 Thí sinh không được sử dụng Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. hết Họ, tên thí sinh : Giám thị số 1 (họ, tên, chữ kí): 1
  2. Số báo danh: Giám thị số 2 (họ, tên, chữ kí): 1