Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Hoàng Thị Hương (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Hoàng Thị Hương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_gioi_thieu_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam.doc
Nội dung text: Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Hoàng Thị Hương (Có đáp án)
- UBND huyện kinh môn Đề thi tuyển sinh lớp 10 thpt Phòng giáo dục và đào tạo Năm học: 2018- 2019 Giáo viên: Hoàng Thị Hương Môn: Ngữ văn Trường: THCS Lê Ninh Thời gian làm bài: 120 phút Đề gồm 01 trang- 3 câu Câu 1( 2đ) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.” a. Đoạn văn trên là lời của ai?Nói trong hoàn cảnh nào? Nêu tên tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm? b. Nhận xét về nét đặc sắc trong việc sử dụng ngôn ngữ nhân vật của tác giả?( Cho ví dụ cụ thể). c. Em hiểu gì về nhân vật qua lời thoại trên? Câu 2 (3đ): Bàn về lòng biết ơn. Câu 3( 5đ) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lính lái xe trong đoạn thơ sau: Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 2) Hết
- UBND HUYỆN KINH MễN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIỚI THIỆU THI PHềNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TUYỂN SINH VÀO THPT NĂM HỌC: 2018-2019 Mụn: Ngữ văn- Lớp 9 Thời gian làm bài: 120 phỳt (Hướng dẫn chấm gồm cú 2 trang, 3 cõu) Câu 1:(2đ) a. nêu đúng tên nhân vật: ông Hai( 0,25đ) - Tên tác giả, tác phẩm: Làng- Kim Lân( 0,5đ) - Hoàn cảnh sáng tác: Viết vào đầu năm 1948- trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.( 0,25đ) b. Đặc sắc trong việc sử dụng ngôn ngữ nhân vật: 0,5đ - Dùng nhiều khẩu ngữ: Láo! Láo hết!( 0,25đ) - Mang nét cá tính của nhân vật: Toàn là sai sự mục đích cả.( 0,25đ) Nếu học sinh không nêu được ví dụ, hai ý chỉ cho 0,25đ. c. Nhận xét về nhân vật qua lời thoại: 0,5 đ Ông Hai Thu là một nông dân sống cởi mở, chân thành, thích nói chữ. Khi làng Chợ Dầu bị đồn là làng Việt gian đã khiến ông vô cùng đau đớn, khổ sở. Lúc này khi tin đồn đã được cải chính, ông đi khoe với mọi người. Ông khoe nhà mình bị giặc đốt trong niềm hạnh phúc vô bờ. Vì trong sự cháy dụi ngôi nhà của ông là sự hồi sinh danh dự của làng Chợ Dầu anh dũng kháng chiến. Đó là niềm vui kì lạ của một con người hết lòng yêu làng quê, đất nước. Câu 2: (3đ): Bàn về lòng biết ơn a. yêu cầu về hình thức: 0,5đ - Dạng bài về tư tưởng đạo lý- Kiểu bài nghị luận xã hội. - Đảm bảo bố cục 3 phần, luận điểm trình bày mạch lạc, rõ ràng, lý lẽ, dẫn chứng hợp lý. - Không( hoặc ít) sai lỗi chính tả. b. Yêu cầu về nội dung: Đảm bảo các ý: 2,5đ *Giải thích: Biết ơn là luôn nhớ ơn, tìm cách đền đáp những người đã giúp đỡ mình. Đây là một trong những phẩm chất cao đẹp của con người Việt nam, là truyền thống quý báu của dân tộc Việt nam( 0,5đ). *Bàn bạc, khẳng định ý nghĩa của lòng biết ơn. (0,5đ) - Trong cuộc sống của mỗi người, khi gặp hoạn nạn, khó khăn được người khác giúp đỡ thì cần phải có lòng biết ơn với người đã giúp đỡ, cưu mang mình. - Thể hiện lòng biết ơn chính là biểu hiện của con người có văn hóa. - Lòng biết ơn làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở lên tốt đẹp hơn, giúp xã hội ổn định, văn minh. *Cách thể hiện lòng biết ơn của mỗi người: - Lòng biết ơn được thể hiện bằng những thái độ, việc làm cụ thể dù là nhỏ nhất: Biết ơn cha mẹ, ông bà, thầy cô, Đảng, Bác Hồ, các anh hùng liệt sĩ ( 0,5đ) - Ngày nay, lòng biết ơn được Đảng, nhà nước, đề cao qua các việc làm cụ thể: các ngày lễ kỉ niệm, các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa ( 0,5đ) - Phê phán những thái độ, hành động trái với lòng biết ơn ( 0,5đ) Câu 3( 5đ) a. Yêu cầu về hình thức: 1đ - Dạng bài nghị luận văn học- Nghị luận về đoạn thơ
- - Đảm bảo yêu cầu về bố cục, luận điểm - Chữ viết chuẩn chính tả, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. b. Yêu cầu về nội dung: phân tích, bình, làm rõ được các luận điểm chính: - Lđ1: Tình đồng chí đồng đội của người lính( 2 khổ thơ đầu): chú ý phân tích hình ảnh cái bắt tay độc đáo của ngời lính lái xe, quan niệm về gia đình của người lính 1đ - Lđ2: Hình ảnh chiếc xe không kính được tô đậm ở 2 câu đầu khổ cuối: phân tích phép điệp ngữ, liệt kê 1đ - Lđ3 : ý chí quyết tâm giải phóng miền nam của người chiến sĩ( 2 câu cuối khổ cuối) Phân tích hình ảnh hoán dụ cuối bài( trái tim) 1đ - Liên hệ được vẻ đẹp của ngời lính qua các tác phẩm: Đồng chí( Chính Hữu); Những ngôi sao xa xôi( Lê Minh Khuê) 0,5đ - Nghệ thuật của đoạn thơ: Thể thơ, giọng điệu thơ, các phép tu từ 0,5đ *Gv căn cứ vào từng bài làm của học sinh để cho điểm cụ thể, hợp lý.