Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Văn Tuấn (Có đáp án)

doc 6 trang thaodu 3950
Bạn đang xem tài liệu "Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Văn Tuấn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_gioi_thieu_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam.doc

Nội dung text: Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Văn Tuấn (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN KINH MÔN ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO THPT PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2018-2019 MÔN:Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm 03 câu 01 trang) Người ra đề: Nguyễn Văn Tuấn. Chức vụ: giáo viên. Trường THCS Hiệp Hòa. Câu 1 (2,0 điểm): Cho đoạn văn sau: "Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho tôm cá, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp người phỉ nhổ." (Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Đây là lời thoại của nhân vật nào? Xác định điển tích được sử dụng trong lời thoại? Nhân vật muốn nói điều gì qua lời thoại đó? Câu 2 (3,0 điểm): Suy nghĩ của em về câu nói: "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố" (Trích Nhật Kí Đặng Thùy Trâm) Câu 3 (5,0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất ngước như vì sao Cứ đi lên phía trước. (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) Hết 1
  2. UBND HUYỆN KINH MÔN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIỚI THIỆU THI UBND HUYỆN KINH MÔN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIỚI THIỆU THI PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TUYỂN SINH VÀO THPT PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TUYỂN SINH VÀO THPT NĂM HỌC: 2018-2019 NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN : Ngữ văn- Lớp 9 MÔN : - Lớp 9 Thời gian làm bài: 120 phút Thời gian làm bài: 120 phút (Hướng dẫn chấm gồm có:05 trang, 03 câu) (Hướng dẫn chấm gồm có: trang, câu) A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khát quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài có sáng tạo, có ý tưởng riêng giàu chất văn. - Cho điểm toàn bài lẻ đến: 0,25 điểm B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (2,0 điểm): * Mức tối đa: (2,0 điểm): Câu Đáp án Điểm a. (0,5 điểm) + Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương 0,25 đ + Tác giả: Nguyễn Dữ 0,25 đ b. (1,5 điểm) + Lời thoại của nhân vật Vũ Nương (Vũ Thị Thiết) 0,25 đ 1 + Điển tích: ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ 0,25 đ (2,0 điểm) => Khi Trương Sinh trở về, bị chồng nghi oan, Vũ Nương 1,0 đ không thanh minh được nàng đã chọn cái chết để chứng minh cho tấm lòng trong sạch, thủy chung. Trước khi chết nàng xin thần sông chứng giám, mong được làm ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ. Qua đó Vũ Nương muốn trời đất giải oan cho nỗi oan của mình. * Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa cho bài làm của học sinh với số điểm từ 0,25 đến 1,75 * Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề. Câu 2 (3,0 điểm): * Mức tối đa: - Về phương tiện nội dung: (2,5 điểm): - HS có thể trình bày suy nghĩ bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản như sau: 2 Nội dung điểm (3,0 điểm) 1. Mở bài: 0,25 đ - Dẫn dắt giới thiệu con người phải có ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn để bước đến thành công. - Trích dẫn câu nói. 2. Thân bài: 2.1. Giải thích: 0.5 đ - Giông tố: ở đây dùng để chỉ những gian lao thử thách, khó khăn hoặc những việc xảy ra dữ dội đôi khi là những căn bệnh hiểm nghèo, một đổ vỡ trong khi làm ăn, một thất bại trong học tập, thi cử, một phá sản trong kinh doanh. 2
  3. - Cúi đầu: đầu hàng, lùi bước, chấp nhận thất bại. → Câu nói khẳng định: Cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước những khó khăn, chớ đầu hàng trước những thử thách mà hãy dũng cảm đối đầu với những thử thách, khó khăn đó. 2.2. Bàn luận vấn đề: 1, 0 đ - Câu nói trên là hoàn toàn đúng vì: + Cuộc đời của con người thường có nhiều khó khăn thử thách, nhiều thăng trầm trong cuộc sống, chúng ta phải biết vươn lên, vượt qua mọi thử thách của cuộc đời đừng vì thấy khó khăn trước mắt mà vội vàng từ bỏ. Đừng bao giờ "ngại núi, e sông" hoặc "cúi đầu trước giông tố". Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, thuận lợi mà đôi khi con người phải đối mặt với những giông tố thử thách, thậm chí là cả thất bại. + Giông tố gian nan trong cuộc đời chính là môi trường tôi luyện cho chúng ta ý chí thêm bền vững. Nhiều khi thử thách trông gai lại làm cho con người thêm trưởng thành hơn. Nhưng khó khăn gian khổ có vượt qua được hay không là do chính bản thân họ. Cho dù có khó khăn đến đâu mình có ý chí vững vàng, niềm tin vào bản thân và cố gắng hết sức sẽ thành công. + Còn ngược lại không có lòng quyết tâm thì sẽ thất bại. - Dẫn chứng: những tấm gương vượt khó mà có được thành công như: Anh Nguyễn Ngọc Kí, Anh Hoa Xuân Tứ, Anh Đỗ Trọng Khởi, Anh Trần Văn Thước 2.3. Mở rộng vấn đề: 0,25 đ - Câu nói trên là tiếng nói của thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp "bom rơi đạn lửa" nhưng họ sống thật đẹp và hào hùng. - Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực "sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh" - Câu nói trên gợi cho ta phê phán một số biểu hiện tiêu cực sống gấp, sống thực dụng, sống thừa, thu mình trong vỏ ốc của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay (dẫn chứng) 2.4. Bài học nhận thức và hành động: 0, 25 đ - Nếu trong chiến tranh cả một thế hệ phải đương đầu với sóng gió, khi hòa bình lập lại, mỗi cá nhân phải tự mình trải qua những thử thách, dù trong hoàn cảnh nào cũng đòi hỏi chúng ta đừng nhụt chí mà hãy bước tới nó, đi qua nó và đạt được thành công. Như vậy, gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người. - Từ ý nghĩa của câu nói trên mỗi người chúng ta đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải có ý thức vươn lên trong cuộc sống không nản chí trước những khó khăn. Biết chấp nhận thất bại để đứng lên khẳng định mình. - Là học sinh chúng ta cần cố gắng học tập và rèn luyện cần có ý chí và nghị lực trong cuộc sống; học tập những người 3
  4. không chịu đầu hàng số phận; phải tự vạch ra mục đích phấn đấu cho mình là phải trở thành HS giỏi toàn diện, hạnh kiểm tốt không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ, thầy cô, mai này lớn lên sẽ giúp ích cho Tổ quốc. 3. Kết bài: 0,25 đ - Khẳng định lại ý nghĩa của câu nói là bài học quý về việc rèn luyện ý chí trong cuộc sống. - Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh. - Về hình thức và các tiêu chí khác: (0,5 điểm) + Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí. + Bài làm cần có bố cục ba phần rõ ràng. + Lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phù hợp; không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả * Mức chưa tối đa: Bài viết chưa đầy đủ các yêu cầu về nội dung về hình thức nêu trên. (GV căn cứ vào các tiêu chí mức tối đa để xem xét đánh gía mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 2,75 điểm hoặc các điểm dưới 2,75 cho bài làm của học sinh) * Mức không đạt: Học sinh làm lạc đề hoặc không làm bài. Câu 3 (5,0 điểm): * Mức tối đa: - Về phương tiện nội dung: (4,0 điểm) - HS có thể trình bày suy nghĩ bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản như sau: 3 Nội dung Điểm (5,0 điểm) 1. Mở bài: 0,5 đ - Giới thiệu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, và đoạn trích gồm ba khổ thơ trên. - Cảm xúc của nhà thơ trước bức tranh mùa xuân của thiên nhiên đất trời và mùa xuân của đất nước. 2. Thân bài: Triển khai cụ thể những suy nghĩ về đoạn thơ. 2.1. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời. - Chỉ bằng vài nét vẽ thật mềm mại trên bức tranh xuân, nét 0,5 đ vẽ hiện lên dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình, nước trong xanh, tinh khiết. + Điểm trên dòng sông xanh ấy là nét chấm phá sinh động "một bông hoa tím biếc" + Động từ "mọc" đặt ở đầu câu, cách nói đảo ngữ gây sự bất ngờ, mới lạ, sự vật trở nên sống động như đang diễn ra trước mắt. Nhấn mạnh sự trỗi dậy vươn lên bất diệt của hoa cỏ mùa xuân. + Tính từ "tím biếc" màu tím có ánh sáng kết hợp với từ "xanh" ở câu trên làm nên màu sắc hài hòa tươi tắn của lá, 4
  5. hoa, sông, nước. →Tác giả tả ít gợi nhiều vẽ lên một bức tranh mùa xuân tươi đẹp, gần gũi, thi vị, mang đặc trưng của xứ Huế có đường nét mềm mại, màu sắc tươi sáng, không gian khoáng đạt, thơ mộng. - Bức tranh mùa xuân của Thanh Hải không chỉ có đường 0,25 đ nét, màu sắc mà còn có âm thanh ngập tràn không gian là bản nhạc mùa xuân của bầy chim chiền chiện. - Nhà thơ vui sướng lắng tai nghe tiếng chim hót. 0,5 đ + Từ "ơi' cất lên như một tiếng gọi thân thương. + Hai tiếng "hót chi" thể hiện giọng điệu ngọt ngào của xứ Huế. + "Giọt long lanh" là một hình ảnh thơ đẹp giàu sức liên tưởng thất khó xác định đây là giọt mưa mùa xuân? Giọt sương lắng đọng trên lá? Hay từng giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện: ở đây Thanh Hải đã dùng "giọt long lanh" để tả tiếng chim, đó là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. + Động tác "tôi đưa tay tôi hứng" cử chỉ của tác giả thật nâng niu, trân trọng, vô cùng xúc động. Tất cả thể hiện sự đắm say của nhà thơ trước mùa xuân. => Điều đáng chú ý là Thanh Hải viết bài thơ vào tháng 11 khi mùa xuân chưa về với đất trời. Phải yêu đời, lạc quan lắm nhà thơ mới mở lòng với mùa xuân như vậy. 2.2. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước: - Đất nước hiện lên với sức sống mùa xuân tươi trẻ tràn đầy. 0,5 đ Làm lên mùa xuân đất nước là hình ảnh "người cầm súng" và "người ra đồng". + "Người cầm súng" là người chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc. + "Người ra đồng" là người nông dân tăng gia sản xuất. Họ là những người đang thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. + "lộc" là trồi non là vẻ đẹp sức sống của mùa xuân, người lính khoác trên lưng cành lá ngụy trang xanh biếc. + Từ "trải dài" và từ "giắt đầy" gợi một màu xanh bất tận. Con người có mặt ở đâu thì mùa xuân theo tới đó. "Người cầm súng" mang mùa xuân ra chiến trường, còn "người ra đồng" thì gieo mùa xuân trên từng nhánh mạ. Họ chính là mùa xuân của đất nước, họ làm lên mùa xuân bằng bàn tay của mình."Lộc" còn có thể hiểu đó là những giá trị và thành quả tốt đẹp. + Với biện pháp điệp cấu trúc "tất cả như", cùng sự xuất của 0,25 đ hai từ láy "hối hả", "xôn xao". Khí thế khẩn trương, náo nức của cả dân tộc đang bước vào mùa xuân. - Suy ngẫm về bề dầy lịch sử của dân tộc. 0,5 đ + Đất nước với bề dày lịch sử bốn nghìn năm với bao gian lao vất vả. Phép nhân hóa "vất vả và gian lao" một dân tộc nhỏ bé nhưng luôn phải đối đầu với các thế lực tàn bạo. + Cách so sánh "đất nước như vì sao" muốn nói về sức mạnh 5
  6. vượt qua đêm tối, vượt qua gian khó. Biểu lộ niềm tự hào về một đất nước Việt Nam anh hùng. + Từ "cứ" trong cụm từ "cứ đi lên phía trước" thể hiện chí khí quyết tâm và niềm tin sắt đá vào tương lai tươi sáng của dân tộc. => Suy nghĩ đó của tác giả đã thể hiện sự trân trọng, tự hào và niền tin bất diệt vào sự trường tồn của dân tộc. - Đánh giá chung về thành công nghệ thuật, nội dung của 0,25 đ đoạn thơ. - Liên hệ rút ra bài học cho bản thân. 0,25 đ 3. Kết bài: 0,5 đ - Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ. - Thanh Hải không còn nữa nhưng bài ca xuân: xuân thiên nhiên, xuân đất trời, xuân của lòng người vẫn còn mãi trong lòng người đọc. - Về hình thức và các tiêu chí khác: (1,0 điểm) + Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, thể hiện năng lực cảm thụ thơ; lập luận thuyết phục, hành văn lưu loát có cảm xúc. + Bố cục hợp lí, rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu. * Mức chưa tối đa: Bài viết chưa đầy đủ các yêu cầu về nôi dung về hình thức nêu trên. (GV căn cứ vào các tiêu chí mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 4,75 điểm hoặc các điểm dưới 4,75 cho bài làm của học sinh) * Mức không đạt: Học sinh làm lạc đề hoặc không làm bài. Hết 6