Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Vũ Thị Tuyến (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Vũ Thị Tuyến (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_gioi_thieu_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam.docx
Nội dung text: Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Vũ Thị Tuyến (Có đáp án)
- UBND HUYỆN KINH MÔN ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO THPT PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2018-2019 Gv: Vũ Thị Tuyến MÔN: Ngữ văn. Lớp 9 Trường THCS Minh Hòa Thời gian làm bài: 120 phút Đề gồm có 01 trang 03 câu Câu 1 (2 điểm) Cho đoạn văn: " Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nố ." a) Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm đó. b) Xác định và gọi tên các thành phần biệt lập có trong đoạn văn trên. c) Nêu cảm nhận của em về đoạn trích trên. Câu 2 (3 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về câu nói của nhà văn Tô Hoài: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào thân Câu 3 (5,0 điểm) Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
- UBND HUYỆN KINH MÔN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIỚI THIỆU THI PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TUYỂN SINH VÀO THPT NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN: Ngữ văn. Lớp 9 Thời gian làm bài: 120 phút Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang 03 câu Câu 1: ( 2 điểm): * Mức tối đa: - Về nội dung (1,75 điểm): a. + Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”; tác giả: Lê Minh Khuê (0,25 điểm) +Ý nghĩa nhan đề: (0,25 điểm) Nhan đề có ý nghĩa ẩn dụ: Hình ảnh những ngôi sao gợi liên tưởng về những tâm hồn hồn nhiên, đầy mộng mơ và lãng mạn của những cô gái thanh niên xung phong trẻ tuổi chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ. Những cô gái thanh niên xung phong như những ngôi sao xa xôi tỏa sáng lấp lánh trên bầu trời. Nhan đề có ý nghĩa ca ngợi phẩm chất cách mạng đẹp đẽ của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến. b. c- Xác định và gọi tên các thành phần biệt lập có trong đoạn văn trên. Có thể, nhất định: TP tình thái (0,5điểm) c. (1 điểm) - Nêu được nội dung đoạn văn viết về nhân vật Phương Định trong lần phá bom. - Cô có tâm trạng của nhân vật : Căng thẳng, hồi hộp, lo lắng - Từ đó ta thấy được tính chất nguy hiểm của công việc trinh sát mặt đường là vô cùng gian khổ và nguy hiểm. - Ta cũng thấy được phẩm chất cao quý của những cô gái thanh niên xung phong kiên cường và quả cảm. - Đoạn trích cùng với câu truyện gợi nên trong long người đọc bao cảm xúc: sự cảm phục,lòng biết ơn thế hệ cha anh đi trước. - Về hình thức (0,25 điểm): Trình bày bài làm sạch sẽ, rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ ( riêng ý c cần viết thành đoạn văn). * Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét, đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt từ: 0,25 đến 1,75 điểm. * Không đạt: Học sinh không trả lời đúng ý nào hoặc không làm bài. Câu 2: ( 3 điểm) * Mức tối đa: I. Tiêu chí về nội dung ( 2,5 điểm) Bài viết cần bám sát các yêu cầu về nội dung sau: 1. Mở bài (0,25 điểm) - Giới thiệu vấn đề: hung hăng, hống hách sẽ gây ra tai họa. - Khái quát về hiện tượng 2. Thân bài (2 điểm)
- - Giải thích được nội dung câu nói ( 0,5 điểm) + Thói hung hăng bậy bạ là thái độ coi thường người khác, là hành động tùy tiện, không phân biệt phải, trái, đúng, sai, không cân nhắc suy nghĩ trước khi nói, làm và không tính đễn hậu quả của lời nói, hành động + Người có thói hung hăng bậy bạ thường nói những gì mình thích, làm những gì mình muốn, không quan tâm đến lí lẽ + Mượn lời của Dế Choắt nói với Dế Mèn, nhà văn Tô Hoại đã đưa ra một lời khuyên: Thói hung hăng bậy bạ sẽ đem đến những hậu quả khôn lường. - Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề (1 điểm) - Lời khuyên của nhà văn Tô Hoài hoàn toàn đúng vì: + Người có thói hung hăng bậy bạ thường là người nông nổi, hành động theo bản năng, thiếu kiểm soát do đó để lại những hậu quả khôn lường ( Dẫn chứng phân tích) + Là nguyên nhân dẫn đến bạo lực. Đó là cách ứng xử thiếu văn hóa, là nguyên nhân dẫn đến tội ác + Làm mất đi mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, băng hoại giá trị đạo đức truyền thống + Trong cuộc sống có biết bao kẻ hung hăng bậy bạ ( những thanh niên đua xe trái phép, những con bạc, những học sinh gây gổ đánh nhau ) - Bài học nhận thức (0,5 điểm) + Rèn tính tự chủ: Cân nhắc suy nghĩ trước khi nói và làm, kiềm chế cơn nóng giận + Tôn trọng người khác trong lời nói, thái độ và hành động, quan tâm đến lợi ích của người khác 3. Kết bài (0,25 điểm) + Khái quát vấn đề: khẳng định tác hại của thói hung hăng bậy bạ + Liên hệ bản thân. II. Các tiêu chí khác 1. Hình thức: (0,25 điểm) Học sinh viết được bài văn có bố cục đủ 3 phần( Mở bài, thân bài, kết bài); lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,chữ viết rõ ràng 2. Sáng tạo Bài văn bày tỏ suy nghĩ riêng, kiến giải riêng, diễn đạt thuyết phục, sâu sắc về vấn đề nghị luận. * Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét, đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt từ: 0,25 đến 1,75 điểm. * Không đạt: Học sinh không trả lời đúng ý nào hoặc không làm bài. Câu 3 (5 điểm) * Mức tối đa(5.0 điểm): * Về nội dung: (3,0 điểm) : Bài làm có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng cơ bản đảm bảo các nội dung sau: - Giới thiệu khái quát về "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" và thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ qua qua hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ (0,25 điểm) - Nêu cảm nhận về cuộc sống và vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ qua hình ảnh những người lính lái xe trong bài thơ:
- + Cuộc sống gian khổ nơi chiến trường: phải đối mặt với hiểm nguy vì chiến tranh ác liệt (Hình ảnh những chiếc xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn được miêu tả trong sự vận động, biến đổi – một hình tượng thơ độc đáo, đậm chất hiện thực, ngày càng tồi tàn, biến dạng ( không kính, không đèn, không mui xe, thùng xe xước ) vì bom giật, bom rung chính là một bằng chứng thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh. Càng đi sâu vào chiến trường, càng vào chặng cuối, chiến tranh càng khốc liệt hơn.); phải sống và chiến đấu trong điều kiện vật chất vô cùng thiếu thốn (Phương tiện chiến đấu tồi tàn, hư hại đến trần trụi, vật dụng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thường ngày của người lính không đầy đủ (chung bát đũa), thiên nhiên thời tiết khắc nghiệt (“gió xoa mắt đắng”, “ Bụi phun tóc trắng như người già”, “Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời”), mọi sinh hoạt của người lính diễn ra một cách vội vàng, tạm bợ (Bếp dựng giữa trời, giấc ngủ chông chênh theo cánh võng mắc mắc trên đường xe chạy.) (0,75 điểm) + Những vẻ đẹp vô cùng đáng quý của thế hệ trẻ: phong thái ung dung, tự tin và tinh thần dũng cảm, hiên ngang, bất chấp bom đạn, coi thường gian khổ, hiểm nguy, luôn hướng về phía trước; tâm hồn trẻ trung, sôi nổi, nét tinh nghịch đáng yêu của những người lính trẻ, niềm lạc quan phơi phới vượt lên hiện thực khốc liệt của chiến tranh; trong gian khổ, tình đồng chí, đồng đội được thể hiện cũng thật vô tư, tinh nghịch mà chân thành, trái tim mang tình yêu Tổ quốc là sức mạnh thôi thúc tinh thần, ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam. (1.0 điểm) + Hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ mãi là hiện thân đẹp đẽ của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ, là biểu tượng đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Họ chính là những con người đã góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Sức mạnh và tinh thần chiến đấu của họ đã khẳng định một chân lí của thời đại: sức mạnh tinh thần có thể chiến thắng sức mạnh vật chất. (Có thể liên hệ đến hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong những tác phẩm khác). (0,5 điểm) - Đánh giá thành công của tác giả trong việc thể hiện cuộc sống và vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ qua hình ảnh những người lính lái xe.(0,25 điểm) - Liên hệ trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay với đất nước. (0,25 điểm) * Về hình thức: (1,0 điểm) Bài làm của HS phải đảm bảo được các yêu cầu sau: - Học sinh viết được một bài văn có bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; liên kết câu, liên kết đoạn hợp lí. - Hình thức trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt. * Sáng tạo: (1,0 điểm) Học sinh thể hiện được sự sáng tạo trong lập luận, diễn đạt (dùng từ, viết câu, sử dụng kết hợp các thao tác lập luận, lời văn hấp dẫn ) *Mức chưa tối đa: Gv căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 4,75 điểm hoặc các điểm dưới 4,75 cho bài làm của học sinh. *Không đạt: Học sinh làm lạc đề hoặc không làm bài.