Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thị Ngọc Chinh (Có hướng dẫn)

doc 6 trang thaodu 3691
Bạn đang xem tài liệu "Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thị Ngọc Chinh (Có hướng dẫn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_gioi_thieu_thi_tuyen_sinh_vao_thpt_mon_ngu_van_lop_9_nam.doc

Nội dung text: Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Ngô Thị Ngọc Chinh (Có hướng dẫn)

  1. UBND HUYỆN KINH MÔN ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO THPT PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN: Ngữ Văn- Lớp 9 GV: Ngô Thị Ngọc Chinh Thời gian làm bài: 120 phút Trường THCS Bạch Đằng (Đề thi gồm có 01 trang, 03câu) Câu 1 (2,0 điểm) Cho đoạn trích: Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? b. Chỉ ra những từ ngữ mang hàm ý trong đoạn thơ trên. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ ấy là gì? Câu 2 (3 điểm) Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “Cuộc đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố". (Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm) Câu 3 (5 điểm) Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Hết
  2. UBND HUYỆN KINH MÔN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIỚI THIỆU THI PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TUYỂN SINH VÀO THPT NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN : Ngữ Văn - Lớp 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang 03câu) Câu 1 (2,0 điểm) a. Tác phẩm "Nói với con" của Y Phương, tên thật là Hứa Vĩnh Sước. (0,5 điểm) - Bài thơ sáng tác năm 1980 khi đất nước còn gặp nhiều khó khăn, mượn lời nói với con tác giả muốn khẳng định niềm lạc quan, ý thức tự cường của người miền mình nói riêng và toàn thể dân tộc ta nói chung. (0,5 điểm) b. Những từ ngữ mang hàm ý: - Thô sơ da thịt: Chỉ những người lao động ở miền núi sống đơn giản, mộc mạc không tô vẽ ngoại hình (0,25 điểm) - Nhỏ bé: Tự ti, thấp hèn, nản chí, bi quan, tầm thường (0,25 điểm) Điều lớn lao nhất tác giả muốn nói với con những đức tính cao đẹp của người đồng mình để từ đó cha mong con luôn tự hào và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của họ và vững bước trên đường đời. (0,5 điểm) Câu 2 (3,0 điểm) * Tiêu chí về nội dung: (2,5 điểm) 1. Mở bài: (0,25 điểm): Giới thiệu vấn đề nghị luận. 2. Thân bài: (2,5 điểm) a. Giải thích các khái niệm: + Giông tố: Những gian nan, thử thách, những khó khăn xảy ra với con người trong cuộc sống.(0,25 điểm) + Cúi đầu: Đầu hàng, lùi bước, chấp nhận thất bại. (0,25 điểm) Câu nói khuyên con người không đầu hàng, lùi bước trước những khó khăn, thất bại trong cuộc đời, dám chấp nhận giông tố. b. Bàn luận (1,5 điểm) + Khẳng định ý nghĩa sâu sắc của câu nói: Cuộc đời con người thường có nhiều khó khăn, thử thách, thăng trầm (0,25 điểm) + Phân tích,chứng minh, đánh giá biểu hiện - Cuộc sống không bao giờ bình lặng mà luôn có vô vàn những khó khăn, thử thách, có thành công – thất bại, hạnh phúc – khổ đau, . (0,25 điểm) - Phải trải qua giông tố giúp con người trưởng thành, vững vàng về mọi mặt (tự hiểu về mình, cuộc sống, có kinh nghiệm, ) (0,25 điểm) - Vượt qua khó khăn, thử thách không phải là điều dễ dàng, song ta phải luôn luôn dũng cảm đối mặt, không được hèn nhát, nao núng, né tránh. (0,25 điểm) - Nhưng để làm được điều đó, con người cần có bản lĩnh, nghị lực, kỹ năng, tri thức. - Trong thực tế cuộc sống, có biết bao những tấm gương về những con người có nghị lực, bản lĩnh, vượt lên số phận, vượt lên hoàn cảnh (các tấm gương xưa và nay). (0,25 điểm) – Phê phán lối sống thiếu nghị lực, bản lĩnh. Bên cạnh đó, ta không khỏi đau lòng cho những người, đặc biệt là các bạn trẻ thiếu nghị lực, bản lĩnh, sống ích
  3. kỷ, dựa dẫm. (0,25 điểm) c. Bài học nhận thức, hành động: (0,5 điểm) - Muốn thành công, con người phải trải qua nhiều sóng gió. Trước sóng gió, mỗi người phải tự vươn lên bằng niềm tin và nghị lực bản thân, vượt qua những yếu đuối, hèn nhát của chính mình – Gian nan chính là môi trường rèn luyện, tôi luyện ý chí của con người – Nếu có ý chí nghị lực, vượt khó thì công việc nào cũng đi đến đích. 3. Kết bài: (0,25 điểm) - Khẳng định ý nghĩa câu nói trên: Đó là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp nhưng họ sống thật đẹp và hào hùng, đồng thời câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh. - Liên hệ bản thân. * Các tiêu chí khác: (0,5 điểm) 1. Hình thức: (0,25 điểm) - Bài văn đủ bố cục ba phần. - Trình bày sạch, không sai lỗi chính tả, diễn đạt thông thường. 2. Sáng tạo: (0,25 điểm) Bài viết có những suy nghĩ riêng, lập luận chặt chẽ, logic. * Mức tối đa: Đảm bảo các yêu cầu trên. * Mức chưa tối đa: Đảm bảo các nội dung trên, còn một vài sai sót nhỏ về chính tả, diễn đạt, thiếu ý * Mức không đạt: Học sinh không làm bài hoặc làm lạc đề. Câu 3 (5,0 điểm) * Tiêu chí về nội dung: (4,0 điểm) 1. Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: + Lê Minh Khuê là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc + Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của bà. - Khái quát nhân vật: Khắc họa thành công hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn với những vẻ đẹp của lòng dũng cảm và tình đồng đội thân thương qua nhân vật Phương Định 2. Thân bài: (3,0 điểm) a. Khái quát: (0,25 điểm) - Tác phẩm viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc diễn ra hết sức ác liệt. Truyện xoay quanh nhân vật chính là Phương Định – một cô gái thanh niên xung phong sống cùng đồng đội, Thao, Nho, trên cao điểm, giữa một vùng trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn. Công việc của họ tuy vất vả và nguy hiểm nhưng các cô vẫn có những giây phút hồn nhiên, thơ mộng của tuổi trẻ. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và Thao đã chăm sóc rất tận tình. Cũng là lúc có một trận mưa đá ào xuống, Phương Định được sống lại với niềm vui trẻ thơ và cô lại nhớ về thành phố và gia đình.
  4. b. Hoàn cảnh sống, chiến đấu: : (0,25 điểm) - Họ sống trên một cao điểm, trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn, khói bụi và bom đạn hủy diệt của kẻ thù. Công việc của họ là “đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Các cô phải đối diện với thần chết từng phút, từng giờ, “thần kinh căng như chão", phải chạy trên cao điểm cả ban ngày, dưới cái nóng trên 30 độ. Nhiệm vụ của họ thật quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ, hi sinh, thể hiện phần nào hiện thực cuộc chiến đầy khắc nghiệt. Và cũng từ đó, ta thấy được tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong. c. Nhận vật Phương Định: (2,0 điểm) + Trước hết Phương Định là một cô gái có vẻ bề ngoài đáng yêu, trẻ trung, xinh xắn và đầy sức sống. (0,5 điểm) - Là một cô gái Hà Nội vào chiến trường đã được ba năm. Vừa bước qua tuổi học trò hồn nhiên, vô tư, cô mang vào chiến trường Trường Sơn đầy ác liệt cả những nét đáng yêu. Cô có “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa lòa kèn”. Đặc biệt, cô có đôi mắt với "cái nhìn sao mà xa xăm". Các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm cô, hay “viết những thư dài gửi đường dây”, “mặc dù có thể chào nhau hằng ngày”. Cô cảm nhận được điều đó, thấy vui và tự hào nhưng chưa dành tình cảm cho một ai. Cô chỉ thích ngắm mình trong gương và làm điệu hoặc có vẻ kiêu kì một cách đáng yêu khi thấy các đồng đội của mình tiếp xúc với một anh bộ đội nói giỏi nào đó. - Dù sống trong hoàn cảnh ác liệt của bom đạn trên chiến trường Trường Sơn, nhưng cô rất mê hát. “Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát". Cô thích rất nhiều bài, “thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Cô hát trong những khoảnh khắc “im lặng” khi máy bay trinh sát rè rè trên đầu, khi cơn bão lửa sắp chụp xuống cao điểm. Cô hát để động viên đồng đội và cũng là để động viên chính bản thân mình + Không chỉ hồn nhiên, yêu đời Phương Định nổi bật lên tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh vượt lên mọi hiểm nguy. (0,75 điểm) - Điều đó được thể hiện cụ thể qua một lần phá bom trên cao điểm ở Trường Sơn. Định được phân công phá một quả bom trên đồi. Cảm thấy như các chiến sĩ đang dõi theo mình, cô an tâm hơn. Cô“ đường hoàng mà bước tới.” Cảm giác ấy vừa thể hiện lòng tự trọng, vừa là ý chí mạnh mẽ giúp cô dũng cảm vượt qua mọi hiểm nguy. Cảm giác khi đào hố châm ngòi nổ: Quả bom nằm lạnh lùng. Lưỡi xẻng thỉnh thoảng lại chạm vào quả bom, âm thanh sắc nhọn, gai người cứa vào da thịt cô Phải là người trong cuộc, tác giả mới miêu tả được những cảm giác sắc nhọn như vậy Những lúc đối mặt với quả bom sắt lạnh lùng, cô cũng có nghĩ đến cái chết. “Nhưng một cái chết rất mờ nhạt, không cụ thể". Còn điều mà cô quan tâm lúc này là “liệu mìn có nổ không, bom có nổ không? Trong suy nghĩ của Định, cô luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ thật tốt dù có phải hi sinh. Chính nhờ sự gan góc, dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao đã giúp Định thực hiện tốt công việc của mình. ( Liên hệ:10 cô gái thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc) + Mặc dù đối diện với công việc “chọc giận thần chết” nhưng nó không làm cho tâm hồn cô trở nên chai lì, khô cứng. Ở Định, ta còn
  5. thấy thường trực một tình cảm đồng đội, đồng chí nồng ấm. (0,75 điểm) - Cô luôn yêu thương và quan tâm đến đồng đội. Cô lo lắng cho chị Thao lên cao điểm chưa về Cô vỗ về và chăm sóc cho Nho tận tình như một cô y tá khi Nho bị thương lúc phá bom: “moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình”, “rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than”, “tiêm cho Nho” rồi “pha sữa trong cái ca sắt”. Ba cô gái thanh niên xung phong tuy với tính cách khác nhau nhưng họ yêu thương nhau và đối xử với nhau như chị em ruột thịt. Cô còn dành tình cảm trân trọng, yêu mến của mình cho những người chiến sĩ đang trực tiếp cầm súng chiến đấu trên chiến trường. Trong suy nghĩ của cô, “những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ.” Tình đồng đội, đồng chí của Phương Định thật thiêng liêng, cao cả và đáng quý. Chính điều đó đã tiếp thêm sức mạnh cho cô để cô làm tốt nhiệm vụ của mình. - Phần cuối truyện, một cơn mưa đá ập đến, Phương Định nhớ lại những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phố Hà Nội thân yêu Chính những kỉ niệm đó đã làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh. d. Đánh giá về nghệ thuật: (0,5 điểm) - Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Truyện được miêu tả theo ngôi thứ nhất, cũng là nhân vật chính, tạo điều kiện để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm nhân vật, làm cho câu chuyện diễn tả một cách chân thật, tự nhiên cảm xúc, tâm trạng của những người chiến sĩ. - Nhan đề truyện xuất phát từ ánh nhìn của Phương Định, những ngôi sao xa xăm trên bầu trời gợi nhiều cảm xúc. Bên cạnh đó, vẻ đep tâm hồn của ba cô gái thật lấp lánh, lãng mạn giữa hiện thực khắc nghiệt như những ngôi sao xa xôi, lấp lánh trên bầu trời cao rộng. 3. Kết bài: (0,5 điểm) - Đánh giá tác phẩm: Truyện ngắn đã làm sống lại hình ảnh tuyệt đẹp của những cô gái thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mỹ với tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm. Đây là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời đánh Mĩ. - Liên hệ: Thế hệ trẻ tự hào và biết ơn bao lớp người đã không tiếc tuổi thanh xuân, xương máu vì nền độc lập dân tộc * Các tiêu chí khác: (1,0 điểm) 1. Hình thức: (0,5 điểm) - Bài văn đủ bố cục ba phần. - Trình bày sạch, không sai lỗi chính tả, diễn đạt thông thường. 2. Sáng tạo: (0,5 điểm) Bài viết có những suy nghĩ riêng, lập luận chặt chẽ, logic. * Mức tối đa: Đảm bảo các yêu cầu trên. * Mức chưa tối đa: Đảm bảo các nội dung trên, còn một vài sai sót nhỏ về chính tả, diễn đạt, thiếu ý * Mức không đạt: Học sinh không làm bài hoặc làm lạc đề. Hết