Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Ngân Hà (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 3780
Bạn đang xem tài liệu "Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Ngân Hà (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_gioi_thieu_thi_tuyen_sinh_vao_thpt_mon_ngu_van_lop_9_nam.doc

Nội dung text: Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Ngân Hà (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN KINH MÔN ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO THPT PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN : Ngữ văn - Lớp 9 GV: Trần Thị Ngân Hà Thời gian làm bài: 120 phút Trường THCS Phạm Sư Mạnh (Đề thi gồm có:03 trang, 01 câu) Câu 1 (2,0 điểm) Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. a. Khổ thơ trên trích từ bài thơ nào? Nêu tên tác giả của bài thơ đó. b. Trong khổ thơ trên tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu rõ tác dụng của các biện pháp tu từ đó. Câu 2 (3,0 điểm) Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước. Câu 3 (5,0 điểm) Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long đã để lại cho người đọc niềm cảm phục sâu sắc: với tâm hồn trong sáng, lòng yêu nghề, say mê với công việc Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật đó. Hết
  2. UBND HUYỆN KINH MÔN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIỚI THIỆU THI PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TUYỂN SINH VÀO THPT NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN : Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Hướng dẫn chấm gồm có:04 trang, 03 câu) A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá đ- ược một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Đáp án Điểm a. (0,5 điểm) + Tác phẩm “ Viếng lăng Bác” 0,25 + Tác giả: Viễn Phương 0,25 b. (1,5 điểm) + Biện pháp tu từ Câu 1 - Điêp ngữ 0,25 (2,0 - Ẩn dụ 0,25 điểm) + Tác dụng: - Nhấn mạnh sự chân thành, tha thiết trong tình cảm, ước muốn cũng như sự 0,5 lưu luyến không muốn rời xa Bác của nhân vật trữ tình. - Thể hiện sâu sắc tình cảm thủy chung, gắn bó của người dân với Bác, với sự nghiệp của Bác và bổ sung thêm một nét nghĩa mới cho hình ảnh 0,5 cây tre trong thơ văn - biểu tượng cho phẩm chất đẹp đẽ trong tâm hồn con người Việt Nam a.Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội. - Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lí lẽ thuyết phục. - Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ các ý sau: 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: Truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Lòng yêu nước rất thiêng liêng, sâu nặng trong mỗi con 0,25 người.Đó là một biểu hiện đẹp của nhân cách con người. Câu 2 2. Giải thích vấn đề nghị luận: 0,75 (3,0 điểm) - Lòng yêu nước là tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước – 0,25 nơi mình sinh ra và lớn lên. - Những biểu hiện của lòng yêu nước: Tự hào về cương vực, lãnh thổ;Tự hào về truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm; Lòng căm thù 0,5 giặc; Tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp đất nước;Yêu làng quê, yêu con người mộc mạc, giản dị của quê hương .
  3. 3. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề: 1,5 + Lật lại trang sử vàng dân tộc, tình yêu tổ quốc nồng nàn, mạnh mẽ. Từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung + Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ tình yêu Tổ quốc dạt dào, sôi sục trong trái tim những thế hệ trẻ. Những cô thanh niên xung phong, những anh lính lái xe Trường Sơn nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc họ sẵn sàng từ giã ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa, tạm gác bút nghiên vào chiến trường, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ để chiến đấu và chiến thắng. + Hiện nay trong thời kì hòa bình: hàng trăm ngàn người lính đã tạm gác lại đời tư, tạm biệt vùng quê, tạm biệt thành phố phồn hoa đô hội để 0,75 đến vùng biên giới, hải đảo canh giấc ngủ bình yên cho nhân dân. + Thái độ, phản ứng của thế hệ trẻ, của nhân dân ta trước sự kiện ngày 1/5/2014 Trung Quốc đặt giàn khoan 981 lấn sâu vào lãnh hải Việt Nam đặt biển trời quê hương trước nguy co bị xâm chiếm. Hành động đó gây phẫn nộ sâu sắc trong hàng triệu tấm lòng người Việt:Họ đã xuống đường, mít tinh, biểu tình. Trên những trang mạng xã hội rực đỏ màu cờ Tổ quốc cùng với những trang viết thấm đượm lòng tự tôn dân tộc, ngư dân vùng biển bất chấp mọi khó khăn để vươn khơi, bám biển - Bài học, liên hệ bản thân:Là học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường yêu nước từ những việc làm nhỏ nhất như: cố gắng học tập rèn luyện tiếp thu kiến thức, kĩ năng mai này xây dựng nước nhà.Yêu tổ 0,5 quốc là tự hào về vẻ đẹp đất nước,ngôn ngữ Tiếng Việt, hát vang bài Quốc ca hào hùng, ý thức về sự toàn vẹn, độc lập chủ quyền của dân tộc v.v . Bên cạnh đó cũng cần phê phán những người phản bội quê hương, lợi dụng, nói xấu đất nước, hay có những việc làm quá khích chia rẽ sự 0,25 đoàn kết trong cộng đồng hoặc có những việc làm phá hoại quê hương 4. Liên hệ bản thân: 0,5 - Nhận thức được tầm quan trọng của lòng yêu nước 0,25 - Khẳng định sự cần thiết của việc biểu hiện lòng yêu nước chân chính 0,25 a. Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục 3 phần rõ ràng; dẫn chứng phù hợp; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Câu 3 b. Về kiến thức: (5,0 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo điểm) các ý cơ bản sau: * Tiêu chí về nội dung các phần bài viết 4,0 a. Mở bài: 0,5
  4. - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, khái quát những phẩm chất cao đẹp của nhân vật anh thanh niên. (Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận, có sự sáng tạo, gây ấn tượng.) b. Thân bài: 3,0 + Nêu hoàn cảnh sống của nhân vật anh thanh niên 0,5 - Quê ở Lào Cai, tình nguyện lên sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, thiên nhiên, thời tiết có phần khắc nghiệt. - Làm công tác khí tượng, thuỷ văn - một công việc đều đều, nhàm chán. - Sống một mình suốt 4 năm liền. => Đây là một hòn cảnh sống không mấy thuận lợi, buồn tẻ đối với tuổi trẻ. 0,75 + Yêu công việc, say mê với nghề nghiệp: - Suy nghĩ về công việc rất đẹp: Thấy được công việc có ích, làm cho cuộc đời đẹp hơn; công việc là niềm vui, là người bạn nên ở một mình vẫn không cảm thấy cô đơn, cách nghĩ về công việc cũng rất mơ mộng. - Hành động: hi sinh cả hạnh phúc, cuộc sống riêng tư vì công việc, làm việc nghiêm túc, khoa học, chính xác, tỉ mỉ. 0,5 + Sống giản dị, khiêm tốn: - Cách nghĩ về cuộc sống của mình và những người ở mảnh đất Sa Pa rất giản dị giản dị. - Ca ngợi mọi người, từ chối không muốn ông hoạ sĩ vẽ mình. - kể về chiến công đóng góp của bản thân một cách khiêm nhường. + Chủ động gắn mình với cuộc đời hồn nhiên, cởi mở. 0,5 - Sống một mình trên đỉnh núi cao những biết rất rõ những người xung quanh - Sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, : đọc sách, nuôi gà, trồng hoa + Cuộc sống đẹp, tâm hồn đẹp đẽ của người thanh niên làm ta trân trong, khâm phục và buộc ta phải suy nghĩ về cách sống của bản 0,75 thân. - Đó là cách sống có lí tưởng. - Biết hy sinh cho nhân dân, cho đất nước, giản dị, khiêm tốn. - Tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam. c. Kết bài: 0,5 - Nhận định, đánh giá chung về nhân vật - Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ * Hình thức và các tiêu chí khác (1,0 điểm) - Mức tối đa: Học sinh viết được bài văn có đủ bố cục ba phần: Mở bài, 1 thân bài, kết bài; các ý trong phần thân bài được sắp xếp hợp lí; lập luận chặt chẽ; trình bày sạch, chữ viết rõ ràng, chuẩn chính tả; diễn đạt lưu loát. - Có được quan điểm riêng hợp lí mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó trong bài viết; Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt. Sử dụng từ ngữ chọn lọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố biểu cảm, nghị luận. Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ. - Mức chưa tối đa (0,5 -> 0,25 điểm): Học sinh chưa hoàn thiện bố cục
  5. bài viết (ví dụ thiếu kết luận); hoặc các ý trong phần thân bài chưa được chia tách hợp lí; lập luận chưa chặt chẽ; hoặc chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả. - Mức không đạt: Bài làm không có bố cục; chữ viết xấu, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.