Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Hoàng Văn Phúc (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 3920
Bạn đang xem tài liệu "Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Hoàng Văn Phúc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_gioi_thieu_thi_tuyen_sinh_vao_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Hoàng Văn Phúc (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN KINH MÔN ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO THPT PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN : NGỮ VĂN- Lớp 9 GV: HOÀNG VĂN PHÚC Thời gian làm bài: 120 phút Trường THCS THƯỢNG QUẬN (Đề thi gồm có: 01 trang, 03câu) Câu 1 (2 điểm): - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất a. Cho biết tên tác giả và tác phẩm có đoạn văn trên. b. Đây là lời thoại của nhân vật nào? Nhân vật đó tâm sự với ai? c. Công việc có ý nghĩa như thế nào đối với nhân vật có lời thoại ở trên? Phẩm chất của nhân vật được biểu hiện trong đoạn văn? Câu 2 (3 điểm): Tình mẹ trong cuộc đời mỗi con người. Câu 3 (5 điểm): Đặc sắc của tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Nguyễn Du, Truyện Kiều, SGK Ngữ văn 9 tập I, NXBGD năm 2005, trang 94) Hết . Họ và tên thí sinh: Số báo danh Chữ ký của giám thị 1: .Chữ ký của giám thị 2:
  2. UBND HUYỆN KINH MÔN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIỚI THIỆU THI PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TUYỂN SINH VÀO THPT NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN : NGỮ VĂN- Lớp 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Hướng dẫn chấm gồm có:02 trang, 03câu) A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1: a. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (0.5 điểm) b. Đó là lời thoại của nhân vật anh thanh niên (hoặc anh cán bộ khí tượng). Anh thanh niên tâm sự với người hoạ sĩ. (0.5 điểm) c. Đối với anh thanh niên, công việc có ý nghĩa như là người bạn, là niềm vui của cuộc sống (0.5 điểm). Phẩm chất của nhân vật được thể hiện trong đoạn văn: lòng yêu nghề (hoặc yêu công việc, yêu lao động) và sự hy sinh thầm lặng. (0.5 điểm) Câu 2: a. Yêu cầu 1. Về hình thức: - Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội. - Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ. - Diễn đạt lưu loát. 2. Về nội dung: Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau: Mẹ là người sinh thành, nuôi dưỡng và gắn bó máu thịt nhất, thân thiết nhất với mỗi người. Tình mẹ (tấm lòng, tình cảm yêu thương của mẹ) bao la, sâu rộng không gì sánh được. Lòng mẹ bao dung ngay cả khi mẹ nghiêm khắc nhất với con và ngay cả khi con chưa được như lòng mẹ mong muốn Mẹ gửi gắm niềm tin và ước vọng ở nơi con, mong con trưởng thành và luôn được hạnh phúc. Mẹ luôn là chỗ dựa tinh thần cho con ngay cả khi con đã khôn lớn, trưởng thành. Mẹ nâng đỡ, che chở cho con từ khi mới lọt lòng và luôn dõi theo từng bước đi của con. Khi gặp khó khăn ta luôn nhận được từ mẹ niềm động viên, an ủi. Cuộc sống của mỗi người không thể thiếu mẹ. Biết ơn mẹ, hiếu thảo với mẹ và nỗ lực thật nhiều để đền đáp công ơn của mẹ, để mẹ được hạnh phúc và đừng bao giờ làm mẹ buồn lòng. Phê phán những kẻ bất hiếu với cha mẹ. b. Tiêu chuẩn cho điểm - Điểm 3: Đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. - Điểm 2: Đạt được quá nửa yêu cầu về nội dung. Còn một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 1: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức. - Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp. Câu 3: 1. Yêu cầu về kĩ năng:
  3. - Có kĩ năng nghị luận văn học, lí lẽ thuyết phục và thể hiện được năng lực phân tích sâu sắc, tinh tế. - Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Văn viết trong sáng, có cảm xúc. 2. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau: + Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là đặc sắc của đoạn thơ (mượn cảnh sắc thiên nhiên để gửi gắm tâm trạng của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích). Bức tranh thiên nhiên cũng là bức tranh tâm trạng: - Thiên nhiên mang những sắc thái khác nhau: khi mênh mông rợn ngợp, khi mạnh mẽ, dữ dội, lúc lại héo úa, mờ mịt. - Tâm trạng của Thuý Kiều: Trước không gian mênh mông rợn ngợp, Kiều thấy mình nhỏ bé, cô đơn, lạc lõng. Khi thiên nhiên mạnh mẽ, dữ dội, Kiều lo lắng sợ hãi nghĩ về thân phận mình. Trước cảnh sắc héo úa, mờ mịt, Kiều lo lắng, tuyệt vọng nghĩ về tương lai. - Cảnh được nhìn qua tâm trạng Thuý Kiều. Mỗi biểu hiện của cảnh phù hợp với từng trạng thái của tình. Cảnh vừa như ẩn chứa nỗi niềm tâm tư, cảm xúc của con người vừa khơi gợi nỗi buồn trong lòng người. Nỗi buồn trong lòng người thấm vào cảnh vật. Nội tâm và ngoại cảnh có mối quan hệ với nhau theo kiểu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Cảnh và tình hoà quyện với nhau tinh tế và tự nhiên. + Đặc sắc hình ảnh và từ ngữ: Những hình ảnh ẩn dụ gợi liên tưởng tới cuộc đời và thân phận con người Điệp ngữ Buồn trông cùng các từ láy thể hiện sâu sắc nỗi buồn sầu lo lắng triền miên của Thuý Kiều, tạo âm hưởng trầm buồn cho cả đoạn thơ. + Đoạn thơ thể hiện một cách cảm động cảnh ngộ và thân phận đau thương của nàng Kiều, diễn tả thành công tâm trạng của Kiều đồng thời cho thấy sự thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc của Nguyễn Du với nỗi đau và thân phận con người. Đây là một trong những đoạn tuyệt bút của Truyện Kiều. 3. Tiêu chuẩn cho điểm: - Điểm 5: Đạt được các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt thông thường. - Điểm 3: Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức. Còn một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 1: Chưa đạt yêu cầu nêu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả. - Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.