Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo Tứ Kỳ (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 2701
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo Tứ Kỳ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_sinh_gioi_cap_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2017.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo Tứ Kỳ (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN TỨ KỲ Năm học 2017 - 2018 Môn: Ngữ văn V-DH01-HSG9II-10 Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề ) ( Đề này gồm 02 câu, 01 trang ) Câu 1 ( 4 điểm ) Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương? Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ, ý kiến của em để trả lời câu hỏi đó. Câu 2 ( 6 điểm ) Bàn về khả năng tác động của tác phẩm văn học đến tâm con người, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã cho rằng: '' Mỗi tác phẩm như rọi vào bên trong chúng ta như một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi'' Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Từ bài thơ Ánh trăng ( Nguyễn Duy) hãy phana tích và làm rõ ánh sáng riêng mà tác phẩm này đã soi rọi vào tâm hồn em. ===Hết===
  2. ĐÁP ÁN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ HỌC SINH GIỎI Năm học 2017 - 2018 Câu Nội dung kiến thức Điểm Câu 1 - Làm đúng kiểu bài nghị luận xã hội. (4.0điểm) - Xây dựng bố cục cho bài văn hợp lí, dùng lí lẽ, dẫn chứng phân tích để làm sáng tỏ a. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận và trích 0.5 câu hỏi. b. Thân bài: * Giải thích: 0.5 + Những điều ngọt ngào: là những lời nói, những cử chỉ thái độ cư xử dịu dàng âu yếm, những hành động mnag ý nghĩa tích cực như động viên, tán thưởng, chiều chuộng + Yêu thương: là tình cảm yên mến, ưu ái, gắn bó giữa người với người. => Ý kiến cho ta thấy cách thể hiện tình thương trong cuộc sống: Người ta thường nghĩ những điều ngọt ngào là biểu hiện của yêu thương, nhưng thực ra có nhiều cách thể hện tình yêu thương * Bàn luận vấn đề: 1.5 - Những điều ngọt ngào luôn đem lại cho ta vui sướng, hạnh phúc, làm ta hài lòng, thích thú khiến ta say mê, quyết tâm ( Ví dụ quan tâm, chiều chuộng, khen ngợi, động viên của cha mẹ, thầy cô lời khen của bạn Vì vậy khi đón nhận điều ngọt ngào coi đó là biểu hiện của yêu thương. - Nhưng không phải lúc nào những điều ngọt ngào cũng làm nên yêu thương. Nhiều khi khắt khe, nghiêm khắc, thậm chí cay đắng cúng là biểu hiện của yêu thương. Điều ấy khiến ta khó chịu nhưng nó lại xuất phát từ sự châ thành, từ mong muốn điều tốt đẹp cho ta cũng là biểu hiện của yêu thương. (Hs lấy dẫn chứng phân tích: Sự nghiêm khắc, không dung túng của cha mẹ với con cái, những lời nói thật của bạn bè ) - Trong thực tế có điều ngọt ngào không xuất phát từ yêu thương, điều cay dắng không làm nên yêu thương ( Hs lấy dẫn chứng phân tích ) - Cuộc sống phong phú và muôn màu nếu chúng ta có cái nhìn phiến diện, đơn giản về tình yêu thương, chỉ biết đón nhận yêu thương qua sự ngọt ngào thì nhiều khi ta bỏ lỡ yêu thương thực sự, cũng như phải nhận yêu thương giả dối. * Bài học nhận thức và hành động đúng: 1.0 + Cần nhận thức đúng đắn về tình yêu thương, không phải ngọt ngào mới làm nên yêu thương. Cần biết lắng nghe, trân trọng cả những điều không ngọt ngào, nếu những điều
  3. ấy xuất phát từ sự chân thành, nếu những điều ấy là cần thiết để ta tự hoàn thiện hơn bản thân. + Biết trân trọng tình yêu thương chân thành mà bản thân nhận được ở mọi người xung quanh. + Có ý thức và hành động cụ thể đem sự yêu thương đến cho mọi người và chính bản thân mình ( Liên hệ bản thân ) + Phê phán một số người ngộ nhận tình yêu thương của người khác để phải chịu điều đáng tiếc c. Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận, bày tỏ cảm nghĩ, 0.5 liên hệ. * Các mức đánh giá - Tối đa: 4.0 đ: diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ dẫn chứng thuyết phục, các ý đầy đủ, không sai chính tả. - Chưa tối đa: Gv căn cứ theo biểu điểm các ý trên để đánh giá chính xác. - Không đạt: 0đ: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn. Câu 2 1. Về kĩ năng: (6.0điểm) - Kiểu bài nghị luận văn học. - Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, thuyết phục. - Bố cục rõ ràng, phana tích chứng minh làm rõ vấn đề. 2. Về kiến thức: Hs có thể làm theo nhiều cahcs khác nhau song cần nêu các ý sau a. Mở bài: Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận đánh giá trích 0.5 nhận định. b. Thân bài: * Giải thích nhận định 0.5 + Soi rọi vào tâm hồn: Làm bừng sáng nhận thức những điều lương thiện, những điều tốt đẹp trong tâm hồn người đọc. + Ánh sáng riêng: là những điều tốt đẹp nhất được gửi gắm qua tác phẩm. + Không bao giờ nhòa đi: không phai nhạt, không thể mất đi, nó được khắc sâu và trở thành ánh sáng của tâm hồn. => Ý kiến đã khảng định sự tác động mạnh mẽ của tác phẩm đến nhận thức, tâm hồn người đọc hướng con người tới những điều tốt đẹp. Đây là chức năng giáo dục, cảm hóa của văn học. * Khái quát tác phẩm: 0.5 - Hoàn cảnh ra đời: Khi chiến tranh kết thúc, người lính (Nguyễn Duy) trở về cuộc sống đời thường. - Đề tài: Khai thác đề tài nội tâm người lính trong thời bình, giữa cuộc sống đời thường. - Hai hình tượng nghệ thuật trung tâm: ánh trăng và người lính đã góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm. * Ánh sáng riêng từ bài thơ ánh trăng: 3.5
  4. - Hình ảnh trăng gắn với kỉ niệm tuổi thơ, đánh thức kí ức, đánh thức cảm xúc trong trẻo đẹp đẽ của mỗi chúng ta. ( Hs phân tích hình ảnh trăng ở hai khổ đầu ) - Những tâm sự mà nhà thơ gửi gắm qua bài thơ làm thức tỉnh người đọc nhiều suy ngẫm: + Giữa bộn bề lo toan của cuộc sống, con người ta nên có khoảng khắc sống chậm lại để nhìn lại quá khứ. + Không được thờ ơ, phũ phàng với quá khứ. Sống ngày hôm nay không thể xóa sạch quá khứ của ngày hôm qua luôn thủy chung, nghĩa tình với quá khứ ( Hs phân tích khổ 3,4,5,6) + Dám dũng cảm đối diện với bản thân, lương tâm của mình để nhận thức rõ sai lầm. Khoảnh khắc lương tâm thức tỉnh là sự thánh thiện, lối sống tình nghĩa, thủy chung (Hs phân tích cái giật mình trong câu thơ cuối ) * Liên hệ: Gắn vấn đề nhà thơ đặt ra vào cuộc sống đương 0.5 thời và liên hệ bản thân. - Cuộc sống hiện đại với nhièu lo toan khiến con người ta dễ phủ nhận, lãng quên quá khứ - Liên hệ bản thân, rút ra bài học sâu sắc c. Kết bài: 0.5 - Khảng định sự đúng đắn của ý kiến, chức năng giáo dục, cảm hóa của văn học. - Khảng định giá trị bài thơ Ánh trăng có tính giáo dục, có sức mạnh làm thức tỉnh tâm hồn người đọc Điều này làm nên giá trị tác phẩm * Lưu ý: Nếu học sinh không hiểu đề bài, đi phân tích diễn xuôi theo cách thông thường thì cho tối đa nửa số điểm toàn bài. 3. Tiêu chuẩn cho điểm: - Điểm 5-6: Đạt được các yêu cầu nêu trên, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. - Điểm 3-4: Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức, còn một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1- 2: Chưa đạt được yêu cầu nêu trên, nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về từ, câu, chính tả. - Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung, phương pháp.