Đề khảo sát đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Tam Hưng (Có đáp án)

doc 6 trang thaodu 4080
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Tam Hưng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_dau_nam_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2019_2020_truong_t.doc

Nội dung text: Đề khảo sát đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Tam Hưng (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM TRƯỜNG THCS TAM HƯNG Môn Ngữ văn – Lớp 9 Năm học: 2019 – 2020 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ LỚP 3+4 Phần 1(7đ) Câu 1.(5đ) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: ''Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồn giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió'' (Sách Ngữ văn 8, tập 2) 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? 2. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? 3. Viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép. (gạch chân dưới câu ghép) Câu 2(2đ) a. Em đã được học mấy phương châm hội thoại? Hãy kể tên các phương châm hội thoại đó? b) Trong đoạn truyện sau, nhân vật cai lệ đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? “Chị Dậu run run: - Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát: - Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) Phần II(3đ) Sau đây là một phần trò chuyện của Phan Lang và Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ: “Phan nói: - Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao? Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng: - Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày”. 1. Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào? Từ “tiên nhân” được nhắc tới trong lời kể của Phan Lang dùng để chỉ những ai? 2. Vì sao sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương “ứa nước mắt”và quả quyết “tôi tất phải tìm về có ngày”? 3. Hãy trình bày suy nghĩ khoảng 2/3 trang giấy thi về vai trò của gia đình trong cuộc sống mỗi chúng ta?
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT ĐẦU NĂM Môn Ngữ văn – Lớp 9 Năm học 2019 – 2020 ĐỀ LỚP 3+4 Phần Câu Nôi dung Điểm I 1 5 1.1 - Tác phẩm: Quê hương 0.5 - Tác giả: Tế Hanh 1.2 Biện pháp tu từ: 0,5 - So sánh(Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã; Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng) - Nhân hóa (Rướn thân trắng bao la thâu góp gió) 1.3 4 Hình thức: 1 Đúng mô hình đoạn văn, đủ số câu Có câu ghép, gạch chân Nội dung 3 - Cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên đẹp( trời trong, gió nhẹ, ánh mai hồng) làm nền cho cảnh đoàn thuyền ra khơi. - Hình ảnh con thuyền khỏe khoắn, mạnh mẽ được so sánh với con tuấn mã. - Hình ảnh những chàng trai miền biển khỏe mạnh, vạm vỡ hăng hái chèo thuyền ra khơi - Hình ảnh cánh buồm no gió là linh hồn của làng chài - Khai thác được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa để làm lên một bức tranh lao động khỏe khoắn, tràn đầy sức sống, khát vọng chinh phục thiên nhiên của người dân làng chài - Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu quê hương tha thiết của tác giả. 2 2 a. a. Có 5 phương châm hội thoại 1 - Phương châm về lượng - Phương châm về chất - Phương châm quan hệ - Phương châm cách thức - Phương châm lịch sự b Nhân vật cai lệ đã vi phạm phương châm lịch sự vì hắn đã 1 quát, mắng và xưng hô “mày – tao” với chị Dậu II 3 1 - Hoàn cảnh: sau buổi tiệc ở thủy cung 0,5 - Hai từ “tiên nhân” đầu chỉ người đời trước(cha ông, tổ tiên), Từ “tiên nhân” sau chỉ Trương Sinh.
  3. 2 - Lời của Phan Lang chạm đến nỗi niềm sâu kín của Vũ 0,5 Nương. - Vì Vũ Nương còn nặng lòng với cuộc đời trần thế, vẫn khát khao phục hồi danh dự. 3 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng 2 cần đảm bảo các ý sau: - Giới thiệu chung về gia đình 0,5 - Định nghĩa về gia đình: Gia đình là những người cùng chung 0.5 sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt. - Vai trò của gia đình với cuộc đời con người: 0.5 + Thời thơ ấu + Khi trưởng thành + Lúc về già - Phê phán những biểu hiện lệch lạc gây rạn nứt hạnh phúc gia 0,5 đình. - Mỗi người cần sống có trách nhiệm với gia đình, vun đắp hạnh phúc gia đình. - Liên hệ với bản thân.
  4. PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM TRƯỜNG THCS TAM HƯNG Môn Ngữ văn – Lớp 9 Năm học: 2019 – 2020 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ LỚP 1+2 Phần 1(7đ) Câu 1(6đ) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không ” ( Ngữ văn 8, tập 2) 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? 3. Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ? 4. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu phân tích vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống lúc vào hè trong sáu câu thơ trên, trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán. Gạch chân dưới câu cảm thán. 5. Em hãy chép chính xác một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 có hoàn cảnh sáng tác giống bài thơ này? Nêu rõ tên bài thơ và tác giả? Câu 2(1đ) Giải thích nghĩa của các câu thành ngữ sau và cho biết chúng liên quan đến phương châm hội thoại nào: “nói có sách mách có chứng; mồm năm miệng mười”. Phần 2 (3đ) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới”. (Trích Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, Ngữ văn 9, tập một.) 1. Theo tác giả, vì sao tất cả trẻ em trên thế giới đều cần được bảo vệ? 2. Trong đoạn văn trên, tác giả đã nhấn mạnh những quyền nào của trẻ em? 3. Viết đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: Chăm sóc, bảo vệ trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách có ý nghĩa toàn cầu.
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT ĐẦU NĂM Môn Ngữ văn – Lớp 9 Năm học 2019 – 2020 ĐỀ LỚP 1 +2 Phần 1 Câu Đáp án Điểm I 1 6 1.1 Tác phẩm: Khi con tu hú; tác giả: Tố Hữu 0,5 1.2 Hoàn cảnh sáng tác:1939, khi nhà thơ bị bắt giam ở nhà lao Thừa 0,5 Phủ - Huế. 1.3 - Nhan đề bài thơ chỉ là vế phụ của một câu, chưa trọn ý, nhưng 0,5 chính chỗ chưa trọn ý đó đã gợi ra bao liên tưởng cho người tù cách mạng. - Căn cứ vào nội dung bài thơ có thể hiểu là: Khi chim tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, nguời tù cách mạng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, khát khao tự do cháy bỏng. Tiếng chim tu hú là tiếng gọi của tự do đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người chiến sĩ cách mạng. 1.4 4 Hình thức: 1 - Đúng mô hình đoạn văn, đủ số câu - Có câu cảm thán, gạch chân Nội dung 3 Cần đảm bảo các ý sau: - Bức tranh mùa hè tươi đẹp tràn trề nhựa sống, tình yêu cuộc, niềm khát khao tự do cháy bỏng của nhà thơ - Khung cảnh mùa hè tràn ngập âm thanh, rực rỡ sắc màu,và ngọt ngào hương vị. - Người tù như nhìn thấy “lúa chiêm đang chín”, nếm được vị ngọt của trái cây, nghe được “tiếng ve ngân” trong vườn râm mát. - Cuộc sống bên ngoài trong tưởng tượng của người tù luôn ở trạng thái căng tràn nhựa sống: đang chín, ngọt dần, dậy tiếng, đầy sân, càng rộng, càng cao. - Hình ảnh “đôi con diều sáo lộn nhào từng không” là biểu hiện cao độ của lòng khát khao tự do đến cháy bỏng của tác giả. - Chỉ qua một âm thanh nghe được, người tù như nhìn thấy, ngửi thấy, nếm thấy và cảm thấy được bằng da thịt tất cả những vẻ đẹp hấp dẫn của sự sống bên ngoài. 1.5 Chép được bài thơ có cùng hoàn cảnh sáng tác trong tù như: 0,5 “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh, hoặc “Đập đá ở Côn Lôn” – Phan Châu Trinh
  6. 2 Nói có sách, mách có chứng: là nói điều xác thực, có chứng cứ rõ 0,5 ràng, có thể kiểm chứng được. => Phương châm về chất - Mồm năm miệng mười: nói lắm lời, đanh đá, nói tranh, nói át 0,5 cả người khác. => Phương châm lịch sự. II 1 Theo tác giả, tất cả trẻ em trên thế giới đều cần được bảo vệ vì: 0,5 - Tất cả trẻ em đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. - Trẻ em hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. - Trẻ em phải được sống trong vui tươi, thanh bình. - Tương lai của trẻ em phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. 2 Trong đoạn văn trên tác giả đã nhấn mạnh: 0,5 Quyền được chăm sóc và bảo vệ của trẻ em Quyền được sống bình yên và hạnh phúc Quyền được học tập và phát triển; quyền được trưởng thành, hoàn thiện bản thân 3 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần 2 đảm bảo các ý sau: Đoạn văn cần đảm bảo các ý sau: - Khẳng định nhận định trên là hoàn toàn chính xác 0,5 - Tất cả trẻ em trên thế giới đều có quyền được sống an toàn và hạnh phúc - Trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương nên luôn cần được bảo vệ, chăm sóc. 0,5 - Nhưng trên thực tế rất nhiều trẻ em trên thế giới đang phải gánh chịu nhiều hiểm họa, nạn nhân của bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc - Trẻ em là tương lai của thế giới nên bảo vệ trẻ em là bảo vệ 0,5 tương lai của toàn nhân loại. - Liên hệ ở Việt Nam, trách nhiệm của bản thân. 0,5