Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 3591
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_6_nam_h.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN III Môn : Ngữ Văn 6 Năm học 2016-2017 (Thời gian 90 phút không kể phát đề) Phần I:Trắc nghiệm (2 điểm) Đọc và trả lời câu hỏi bằng cách chọn phương án đúng nhất ,sau đó ghi vào tờ giấy thi. Câu 1:Ai là tác giả của văn bản :Sông nước Cà Mau. A.Tô Hoài B.Võ Quảng C.Tạ Duy Anh D.Đoàn Giỏi Câu 2: Bài thơ :Đêm nay Bác không ngủ được viết theo thể thơ nào? A.Bốn tiếng B.Năm tiếng C.Tứ tuyệt D.Lục bát Câu 3: Bài thơ :Lượm được tác giả Tố Hữu viết vào năm nào? A. 1947 B.1948 C.1949 D.1950 Câu 4: Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp A.Ba B.Bốn C.Năm D.Sáu Câu 5: Câu tục ngữ :”Gần mực thì đen ,gần đèn thì rạng” sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A.So sánh B:Nhân hóa C.Ẩn dụ D.Hoán dụ Câu 6: Trong câu :” Chẳng bao lâu ,tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” A.Một B.Hai C.Ba D.Bốn Câu 7:Mục đích của văn miêu tả là? A.Kể lại diễn biến sự việc B.Làm cho hình ảnh sự vật hiện lên sinh động C.Bộc lộ cảm xúc D.Đề đạt nguyện vọng tới người có thẩm quyền giải quyết Câu 8: trong văn miêu tả thao tác nào không cần thiêt? A.Quan sát B.Liên tưởng C.Thuật việc D.So sánh II.Tự lận( 8 điểm) Câu 1(1 Điểm)Thế nào là nhân hóa? Có mấy kiểu nhân hóa ,gọi tên từng kiểu? Câu 2(2 điểm)Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: " Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh." ( Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ) Câu 3(5 điểm) :Hãy tả lại hình ảnh cây mai hoặc cây đào 1
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I:Trắc nghiệm( 2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D B C B C A B C Phần II:Tự luận Câu 1(1,5 điểm) Khái niệm :Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật ,cây cối đồ vật bằng những từ ngữ vốn dụng để gọi hoặc tả con người ;làm cho thế giới loài vật ,cây cối trở nên gần gũi (0,5 điểm) -Có 3 kiểu nhân hóa:Nêu chính xác 3 kiểu cho 0,5 ,nếu thiếu hoặc sai một kiểu trừ 0,25 điểm Câu 2(1,5 điểm) Trình bày cảm nhận về đoạn văn: * Hình thức: Trình bày bằng đoạn văn hoặc bài văn ngắn. * Nội dung: HS trình bày cảm nhận, suy nghĩ của mình về khổ thơ - Đây là khổ thơ cuối trong bài "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ. Đoạn thơ là lời giải thích giản dị mà sâu sắc về lí do Bác không ngủ. * Nghệ thuật: + Thể thơ ngũ ngôn bắt nguồn từ lối hát dặm của dân ca Nghệ Tĩnh ; lời thơ là lời kể chuyện tâm tình, mộc mạc, chân thực, sinh động + Điệp ngữ "Đêm nay Bác " : khẳng định suốt đêm hôm ấy, trong rừng khuya, Bác đã không ngủ vì lo cho dân, cho nước. + "lẽ thường tình": điều hiển nhiên, hết sức bình thường. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, "đêm nay" chỉ là một đêm trong muôn vàn những đêm không ngủ của Người. + "Bác là Hồ Chí Minh", Bác là người Việt Nam đẹp nhất; vị lãnh tụ vĩ đại có trái tim nồng ấm hơn ngọn lửa, có tình yêu thương bao la. Bác gần gũi mà lớn lao, giản dị mà cao cả. Hình tượng Bác Hồ trong sự cảm nhận của người chiến sĩ thật cao đẹp. - Liên hệ với những bài, đoạn thơ nói về những đêm không ngủ vì nước, vì dân khác của Bác. - Đoạn thơ giúp ta thêm hiểu, tôn kính, tự hào về Bác. Câu 3 ( 5 điểm) A.Mở bài:Dẫn dắt, giới thiệu về hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè(0,5điểm) 2
  3. B.Thân bài: Học sinh có thể tả trình tự từng đối tượng hoặc có thể kết hợp tả hai đối tượng *Tả hàng phượng vĩ vào ngày hè (2,5điểm ) -Tả bao quát :hình dáng, màu sắc bao trùm của hàng phượng vĩ (1điểm) -Tả chi tiết: (1,5điểm) + Rễ, thân, cành , lá + Hoa phượng(cánh hoa, màu sắc, hình dáng, ) *Tả tiếng ve: 1,5điểm) -Khái quát, chuyển ý: Hoa phượng bắt đầu nở cũng là lúc xuất hiện âm thanh tiếng ve: -Tả chi tiết: +Âm thanh: Khi chú ve đầu đàn (ve chúa) kêu, lập tức cả bầy ve cùng cất tiếng kêu. Đôi khi tiếng ve ngần ngừ , nín bặt một lúc rồi lại chợt vỡ ra rộn vang từ các lùm cây, lùm phượng vĩ. Ve kêu triền miên, ra rả, hết đợt này đến đợt khác + Giai điệu: Tiếng ve trong ngày hè khi trầm khi bổng, vừa sôi động vừa da diết, khắc khoải, vừa náo nức vừa thiết tha Tiếng ve ngân như những bản hợp xướng mùa hạ. Hàng phượng vĩ và tiếng ve gắn bó mật thiết với lứa tuổi học trò (1điểm) -Hoa phượng còn được gọi là hoa học trò -Phượng nở- ve bắt đầu kêu, phượng nở rộ, -ve kêu rộn rã, phượng tàn- tiếng ve cũng thưa thớt dần rồi ngừng hẳn. 3) Kết bài: khái quát suy nghĩ , tình cảm của em khi được ngắm hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè (0,5 điểm) * Lưu ý: 3
  4. -Hành văn lưu loát, đủ ý, biết miêu tả bằng những hình ảnh so sánh, nhân hóa, biết kết hợp miêu tả với cảm nhận của bản thân. Bố cục rõ, không mắc lỗi diễn đạt mới cho điểm tối đa các ý. -Học sinh có thể trình bày bố cục TB theo trình tự khác hợp lý, sáng tạo vẫn cho điểm -Điểm trừ: +Sai từ 3 đến 5 lỗi chính tả , dùng từ, diễn đạt : trừ 0,25 điểm;sai trên 5 lỗi trừ 0,5điểm 4