Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Tiến (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 3540
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Tiến (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_9_nam_h.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Tiến (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD ĐT NAM TRỰC ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN III TRƯỜNG THCS NAM TIẾN NĂM HỌC : 2016 - 2017 MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần I: Tiếng Việt (2 điểm) Gồm 8 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi lại chữ cái in hoa ở đầu phương án trả lời đúng nhất vào tờ giấy làm bài thi. Câu 1: Trong câu “Đất nước như vì sao”- (Thanh Hải) có sử dụng biện pháp tu từ từ vựng: A. Hoán dụ. B. Ẩn dụ. C. Nhân hóa. D. So sánh. Câu 2. Câu thơ có chứa hàm ý là: A. Đêm nay rừng hoang sương muối. B. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát. C. Bỗng nhận ra hương ổi. D. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương. Câu 3. Đoạn ‘‘Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải để cho người khác biết chứ.” chứa phép liên kết nào? A. Phép nối. B. Phép lặp. C. Phép thế. D. Phép liên tưởng. Câu 4. Trong tiếng Việt thành phần được dùng để bộc lộ tâm lý người nói là thành phần gì? A. Thành phần tình thái. B. Thành phần cảm thán. C. Thành phần gọi đáp. D.Thành phần phụ chú. Câu 5. Phần in đậm trong câu văn sau là thành phần gì? " Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp" A. Khởi ngữ B. Biệt lập tình thái C. Biệt lập cảm thán D. Biệt lập phụ chú. Câu 6. Thành phần phụ chú trong câu : “ Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.” là: A. Cô nhìn thẳng vào mắt anh B. những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy. C. những người con gái sắp xa ta D. biết không bao giờ gặp ta nữa Câu 7. Hàm ý trong câu “Sống như sông, như suối” (“Nói với con” – Y Phương) là: A. Sống mạnh mẽ, kiên cường B. Sống hiền lành, lương thiện C. Sống bình yên, thanh thản D. Sống dữ dội, quyết liệt Câu 8: Điều kiện để sử dụng hàm ý là: A. Người nói phải có ý thức đưa hàm ý vào câu nói B. Người nghe phải hiểu được hàm ý C. Người nói có ý thức đưa hàm ý vào câu nói, người nghe phải có năng lực giải đoán hàm ý. D. Người nghe phải nhanh nhẹn, hoạt bát. Phần II. Đọc – Hiểu văn bản (3,0 điểm). Cho đoạn thơ sau: “Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” 1. Nêu tên tác giả, tác phẩm ? (0,5 điểm) 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên ? (0,5 điểm) 3. Từ chủ đề bài thơ trên hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lẽ sống dâng cho đời của con người trong xã hội hiện nay. (2,0 điểm) Phần III. Tập làm văn (5,0 điểm). Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn « Lặng lẽ Sa Pa » của nhà văn Nguyễn Thành Long
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I : Tiếng Việt (2,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D D A A D B A C Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm, trả lời sai hoặc thừa thì không cho điểm Phần II : Đọc- Hiểu văn bản (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 - Tác giả : Thanh Hải (hoặc Phạm Bá Ngoãn) 0,25 điểm ( 0,5 điểm) - Tác phẩm : « Mùa xuân nho nhỏ » 0,25 điểm Câu 2 - Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm 0,5 điểm (0,5 điểm) Câu 3 * Về hình thức : Đảm bảo đúng hình thức một đoạn văn, có mở đoạn, thân 0,25 điểm (2 điểm) đoạn, kết đoạn ; biết sử dụng dẫn chứng hợp lý. * Về nội dung : cần đảm bảo các ý sau : a. Giải thích : Bài thơ « Mùa xuân nho nhỏ » của Thanh Hải đã bộc lộ 0,25 khát vọng: sống là cống hiến. Cống hiến là đóng góp sức lực, trí tuệ và phần đẹp đẽ của cuộc đời mình cho tập thể, cho cuộc đời chung, cho quê hương, đất nước b. Bàn luận 1,25 - Lẽ sống cống hiến là lẽ sống cao đẹp, là quy luật của tự nhiên và xã hội. Con chim biết dâng hiến cho đời tiếng hót, bông hoa biết mang lại sắc màu và hương thơm, nhành cây đem đến trái ngọt và khát vọng dâng hiến của con người là thiết tha, mãnh liệt và bền bỉ nhất - Không có cái gì tự nhiên sinh ra, tất cả đều là thành quả lao động, sáng tạo của biết bao thế hệ đi trước. Chúng ta khao khát sống và cống hiến bởi điều đó làm cho cuộc đời ta trở nên có ý nghĩa, là cách đề ta trả nợ cuộc đời - Muốn có cuộc sống bình an, sung túc, đủ đầy, chúng ta phải không ngừng lao động, sáng tạo Đó cũng là cống hiến cho cuộc đời - Đất nước có chiến tranh : cống hiến là sẵn sàng chiến đấu và hi sinh tất cả để mang lại độc lập, tự do của Tổ quốc (dẫn chứng ) - Trong hòa bình : cống hiến là đóng góp sức lực, trí tuệ, nhiệt huyết tuổi trẻ trong lao động dựng xây, làm cho quê hương đất nước đẹp giàu . (dẫn chứng ) - Trong cuộc sống đời thường : cống hiến là làm tròn mọi nhiệm vụ của các nhân mang lại niềm vui, yên ấm trong gia đình d. Mở rộng : 0,5 - Phê phán những kẻ sống không thờ ơ, không lý tưởng, buông thả, lêu lổng ; những kẻ mang sức lực, trí tuệ của mình để làm việc phạm pháp hại dân, hại nước - Là học sinh : không ngừng rèn đức, luyện tài thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt Phần III 1. Mở bài : 0,5đ
  3. (5,0điểm) -Giới thiệu tác giả, tác phẩm -Giới thiệu nhân vật anh thanh niên và nêu nhận định khái quát về nhân vật. 2. Thân bài : 4,0 đ a. Cuộc sống và công việc : 1,0 đ - Anh thanh niên được giới thiệu là chàng trai 27 tuổi, tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rang rỡ. + Bác lái xe giới thiệu anh là người cô độc nhất thế gian vì 4 năm nay anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo + Công việc của anh là đo gió, đo nắng, đo mưa, tính mây, đo chấn động mặt đất dự vào việc báo thời tiết mỗi ngày phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu b. Những phẩm chất tốt đẹp + Anh yêu công việc, tinh thần trách nhiệm cao với công việc mình đang 0,75 đ làm, có lý tưởng sống rõ ràng (Anh tâm sự với ông họa sĩ : Khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được » ; trong bốn năm, anh chưa bao giờ muộn giờ « ốp », không bao giờ bỏ phiên ) + Tuy sống thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần nhưng anh thanh niên vẫn 0,5 ham học hỏi, vẫn biết sắp xếp lo toan cho cuộc sống của mình ngăn nắp, ổn định (Nuôi gà, trồng hoa, đọc sách ) + Anh thanh niên có lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, sự quan tâm người 0,5 đ khác một cách chu đáo : - Niềm vui đón khách toát lên trên nét mặt, cử chỉ. Anh hồ hởi đón mọi người lên thăm nhà. Hồn nhiên kể cuộc sống và công việc của mình, của bạn bè anh nơi SaPa lặng lẽ. - Anh biếu bác lái xe củ tam thất mang về cho vợ bác mới ốm dậy. Anh hái một bó hoa tặng người con gái chưa quen biết, tặng các vị khách làn trứng để ăn đường + Anh thanh niên khiêm tốn và thành thực : 0,5 đ - Anh ngượng ngùng khi ông họa sĩ phác thảo bức chân dung của mình, khiêm tốn giới thiệu những người đáng vẽ hơn mình như ông kĩ sư vườn rau su hào, anh cán bộ lập bản đồ sét * Khái quát : Lặng lẽ Sa pa với cốt truyện đơn giản, miêu tả nhân vật từ một tình 0,75đ huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn tác giả đã giúp chúng ta hiểu thêm vẻ đẹp anh thanh niên tiêu biểu cho thế hệ trẻ những năm 70 của thế kỉ XX với phong trào 3 sẵn sàng. ( Liên hệ so sánh với các tác phẩm cùng đề tài) 3. Kết bài : 0,5đ - Anh thanh niên trong tác phẩm là người tiêu biểu cho những con người lao động miệt mài, cống hiến thầm lặng, góp phần xây dựng đất nước. Anh là mẫu người lao động kiểu mới, tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo (Bài làm không có kết bài không cho điểm) Lưu ý chung phần III HS có thể có những cách làm khác nhau nhưng có kĩ năng nghị luận tốt , đảm bảo đầy đủ các ý trên vẫn cho điểm tối đa . Giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng đáp án, tránh hiện tượng chấm qua loa, đếm ý cho điểm Nếu mắc từ 5-10 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt trừ 0,25 điểm ; trên 10 lỗi trừ 0,5 điểm Điểm của toàn bài để điểm lẻ tới 0,5 điểm.