Đề khảo sát giai đoạn III môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 3040
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát giai đoạn III môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_201.doc

Nội dung text: Đề khảo sát giai đoạn III môn Ngữ Văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KHẢO SÁT GIAI ĐOẠN III NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể giao đề) PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Câu 1. Những cách nói sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào? - Hải sản biển tươi sống. - Quầy thuốc tân dược Sao Mai. - Chúc quý khách lên đường thượng lộ bình an! A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất. C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức. Câu 2. Câu thơ nào sau đây có sử dụng phép tu từ ẩn dụ ? A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa (Huy Cận) B. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Viễn Phương) C. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi (Nguyễn Khoa Điềm) D. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng (Viễn Phương) Câu 3. Trong các câu sau, câu nào có thành phần cảm thán ? A. Hình như anh ấy đã về. B. Vâng, tôi rất tin tưởng anh ấy. C. Chao ôi, bông hoa này đẹp quá! D. Việc đó chắc chắn không thể xảy ra. Câu 4. Trong các dòng sau dòng nào là thành ngữ? A. Ăn cây nào rào cây ấy; B. Nước mắt cá sấu; C. Uống nước nhớ nguồn; D. Cá không ăn muối cá ươn. Câu 5. Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc? A. Đầu non cuối bể; B. Đầu súng trăng treo; C. Đầu bạc răng long; D. Đầu sóng ngọn gió. Câu 6. Trong các từ sau, từ nào không phải từ láy? A. Đèn điện B. Rưng rưng C. Vành vạnh D. Thình lình Câu 7. Từ “Mặt trời” trong câu thơ “Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” là phép tu từ gì? A. Nhân hoá B. Nói quá C. Hoán dụ D. Ẩn dụ Câu 8. Câu nào sau đây có khởi ngữ? A. Quyển sách này là của tôi. B. Tôi đọc quyển sách này rồi. C. Quyển sách này đọc cũng được. D. Quyển sách này tôi đọc rồi. PHẦN ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN (3,5 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: - Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả! (Kim lân, Làng) a, Lời thoại được thể hiện trong đoạn là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào ? b, Xét về cấu tạo ngữ pháp, những câu in đậm trong đoạn văn trên thuộc loại câu nào? c, Căn nhà là tài sản vô cùng quý giá của người nông dân Việt Nam. Vậy theo em, vì sao nhân vật trong đoạn văn trên lại “khoe” cái tin nhà mình bị Tây đốt nhẵn một cách hả hê, sung sướng như vậy? (trình bày câu trả lời của em bằng một đoạn văn dài từ 5-7 dòng tờ giấy thi. Trong đoạn có dùng lời dẫn trực tiếp). PHẦN TẬP LÀM VĂN (4,5 điểm) Trình bày cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
  2. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA A B C B C A D D PHẦN ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN (8,0 điểm) Câu Yêu cầu cần đáp ứng Điểm 1 3,5 Lời thoại trong đoạn văn là lời của ông Hai nói với ông chủ nhà trọ. 0,5 a Trong hoàn cảnh ông Hai vừa nhận được tin cải chính cho tin đồn làng Chợ Dầu của 0,5 ông làm Việt gian theo Tây. Câu: Đốt nhẵn. là câu rút gọn. 0,25 b Câu: Ra láo! Là câu đặc biệt. 0,25 Hs viết đúng hìn thức đoạn văn và đảm bảo đúng số dòng theo yêu cầu 0,5 Căn nhà là tài sản vô cùng quý giá của người nông dân Việt Nam. Nhưng ông Hai lại “khoe” cái tin nhà mình bị Tây đốt nhẵn một cách hả hê, sung sướng như vậy là vì đó là bằng chứng chứng minh cho việc nhà ông, làng ông vẫn trung thành với c cách mạng, với kháng chiến, không làm Việt gian theo Tây, và bởi vì trong sự cháy 1,0 rụi của nhà ông, có sự hồi sinh của một làng Chợ Dầu mà ông đã từng yêu quý, tự hào. Điều đó diễn tả tâm trạng vui sướng, đặt tình cảm yêu nước, yêu cách mạng lên trên hết của nhân vật. HS sử dụng được lời dẫn trực tiếp và có chỉ ra lời dẫn. 0,5 PHẦN TẬP LÀM VĂN * Yêu cầu về hình thức: - Học sinh biết viết một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (Đoạn trích) - Bố cục đủ ba phần, trình bày sáng rõ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. * Yêu cầu nội dung Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng bài viết cần có các ý cơ bản sau: Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng, truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, MB 0,25 nhân vật ông Sáu - người cha yêu thương con sâu nặng. Phân tích nhân vật ông Sáu để thấy được tình yêu thương sâu nặng mà người cha dành cho con. TB Học sinh cần bám vào tình huống truyện, chọn chi tiết nghệ thuật đặc sắc để làm rõ điều đó. * Tình cảm của ông Sáu với con trong những ngày ông được nghỉ phép: + Sau tám năm xa cách, khi được nghỉ phép về thăm nhà, ông vồ vập đến với con ( ). 1,5 + Những ngày nghỉ phép: Ông tìm mọi cách để gần con; quá nôn nóng, không kìm được cảm xúc, ông đánh con ( ). Giây phút chia tay, được nghe con gọi “ba”, ông sung sướng, xúc động nghẹn ngào không cầm được nước mắt ( ) * Tình cảm của ông Sáu với con được thể hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện, khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ: - Ông luôn day dứt, ân hận đã đánh con khi nóng giận. Lời dặn của con lúc chia tay: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!” đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con. - Tình cảm của ông được gửi gắm qua việc làm chiếc lược ngà. Khi kiếm được một khúc ngà, ông đã vô cùng vui sướng, rồi dành hết tâm lực vào việc làm cây lược (Dẫn chứng) 2,0 => Chiếc lược ngà đã thành một vật quí giá, thiêng liêng với ông Sáu - Tình cảm của cha dành cho con trong những giây phút cuối đời (Bị thương nặng trong một trận càn của địch, trước khi nhắm mắt, ông cố sức lấy chiếc lược, nhờ đồng đội trao lại cho con ) -> Như vậy thường trực, đau đáu trong cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, hành động, cử chỉ của ông Sáu từ khi được gặp con đến khi vĩnh biệt cuộc đời là hình ảnh đứa con yêu dấu.
  3. Đánh giá - Với cách lựa chọn ngôi kể phù hợp, xây dụng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ, chỉ có trong chiến tranh, cốt truyện chặt chẽ, nhân vật sinh động, ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam bộ, tác giả Nguyễn Quang Sáng đã thể 0,5 hiện tình phụ tử thật sâu sắc, cảm động của ông Sáu với bé Thu. Tình cảm ấy được nâng lên thành cảm xúc nhân văn sâu sắc, cảm động. Nói cách khác, tác giả đã tô đậm và ngợi ca tình phụ tử như một lẽ sống, mà vì nó, người ta có thể bình thản hi sinh cho lí tưởng. Khẳng định giá trị về nội dung nghệ thuật của tác phẩm KB (Nhấn mạnh, khẳng định ngợi ca sức mạnh tình phụ tử thiêng liêng như một 0,25 giá trị nhân văn sâu sắc). Lưu ý: Câu TLV, học sinh có thể trình bày thứ tự các ý không hoàn toàn giống như yêu cầu nhưng nếu hợp lí, sáng rõ GV vẫn linh hoạt cho điểm thích hợp