Đề ôn tập giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

docx 10 trang Hàn Vy 02/03/2023 4042
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2022_2023_co_h.docx

Nội dung text: Đề ôn tập giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

  1. ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (ĐỀ 1) NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN 9 I. Đọc- hiểu:( 5.0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: “Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn: Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một tài đành họa hai.” (SGK Ngữ văn 9 - Tập 1) Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả của đoạn trích? Câu 2 (1.0 điểm): Chỉ ra và gọi tên biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong đoạn trích? Câu 3 (1.0 điểm): Để miêu tả Thúy Kiều, tác giả đã lựa chọn nét đẹp nào của nàng để giới thiệu? Chỉ ra câu thơ đó? Câu 4 (1.0 điểm): Nêu khái quát nội dung của đoạn trích trên? Câu 5 (1.0 điểm): Có ý kiến cho rằng hồng nhan thì bạc phận. Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến đó? II. Tạo lập văn bản: (5.0 điểm) Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm. Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 ( Hướng dẫn chấm này có 02 trang) A. Hướng dẫn chung: - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. B. Đáp án và thang điểm: PHẦN ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả của đoạn 1.0 trích? - Đoạn thơ trích trong văn bản “ Chị em Thúy Kiều” 0.5 - Tác giả Nguyễn Du. 0.5 Câu 2: Chỉ ra và gọi tên biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng 1.0 trong đoạn trích? I.ĐỌC- - Nhân hóa: hoa ghen, liễu hờn 0.5 HIỂU - Ẩn dụ: (ở các hình ảnh) làn thu thủy, nét xuân sơn, hoa thua 0.5 (5.0 thắm, liễu kém xanh. điểm) (HS gọi đúng BPTT ẩn dụ và chỉ ra được 02 hình ảnh ẩn dụ vẫn ghi điểm tối đa) Câu 3: Để miêu tả Thúy Kiều, tác giả đã lựa chọn nét đẹp nào của 1.0 nàng để giới thiệu? Đôi mắt và hàng lông mày 1.0 Câu 4: Nội dung của đoạn thơ: 1.0 Đoạn trích miêu tả Thúy Kiều có vẻ đẹp tuyệt trần. Câu 5: Có ý kiến cho rằng thường hồng nhan thì bạc phận. Trình 1.0 bày suy nghĩ của em về ý kiến đó? Học sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, miễn sao các em lý giải 1.0 hợp lý. Sau đây là một số gợi ý: - Quan điểm trên đúng: - Quan điểm trên không đúng: - Quan điểm trên không hoàn toàn đúng
  3. *Lưu ý: Học sinh có bày tỏ ý kiến chấm 0.25 điểm; phần lý giải tùy vào mức độ, chấm tối đa 0.75 điểm. Thuyết minh về cây bút bi. 5.0 1.Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn thuyết minh. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2.Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn thuyết minh: 0.25 Trình bày đầy đủ các phần: mở bài, thân bài, kết bài. II. b. Xác định đúng đối tượng thuyết minh: thuyết minh chiếc mũ 0.25 TẠO bảo hiểm LẬP c. Viết bài: VĂN Trên cơ sở đã học về văn thuyết minh, HS thực hiện bài thuyết minh 3.75 BẢN theo trình tự hợp lý. Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách ( 5.0 khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: điểm) *Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc mũ bảo hiểm. 0.5 *Thân bài: Thuyết minh rõ một số đặc điểm của chiếc mũ bảo hiểm: 2.75 - Nguồn gốc: - Cấu tạơ: ( Nguyên liệu, các bộ phận) - Công dụng: - Cách đội mũ đúng: - Giá thành: - Lời khuyên đối với người tiêu dùng - Bảo quản: - Sự gắn bó của chiếc mũ bảo hiểm với người tham gia giao thông * Kết bài: 0.5 - Khẳng định lại vai trò, tầm quan trọng của chiếc mũ bảo hiểm. d. Sáng tạo: Có lời văn sáng tạo, cách diễn đạt mới mẻ. 0.5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, 0.25 đặt câu.
  4. ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (ĐỀ 2) NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN 9 I. Đọc- hiểu:( 5.0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: “Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.” (SGK Ngữ văn 9 - Tập 1) Câu 1(1.0 điểm): Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả của đoạn trích? Câu 2(1.0 điểm): Chỉ ra và gọi tên biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 3(1.0 điểm): Để miêu tả Thúy Vân, tác giả đã lựa chọn nét đẹp nào của nàng để giới thiệu? Câu 4(1.0 điểm): Nêu khái quát nội dung của đoạn trích trên? Câu 5(1.0 điểm): Có ý kiến cho rằng thường hồng nhan thì bạc phận. Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến đó? II. Tạo lập văn bản: (5.0 điểm) Thuyết minh về cây bút bi. Hết
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I A. Hướng dẫn chung: - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. B. Đáp án và thang điểm: PHẦN ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? 1.0 Tác giả của đoạn trích? - Đoạn thơ trích trong văn bản “ Chị em Thúy 0.5 Kiều” 0.5 - Tác giả Nguyễn Du. Câu 2: Chỉ ra và gọi tên biện pháp tu từ từ vựng 1.0 I.ĐỌC- được sử dụng trong đoạn trích? HIỂU - Nhân hóa: mây thua, tuyết nhường 0.5 (5.0 - Ẩn dụ: ở các hình ảnh: Khuôn trăng, nét ngài, 0.5 điểm) hoa cười ngọc thốt, mây, tuyết *Lưu ý: Học sinh chỉ ra được 2/3 từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ Ẩn dụ cũng ghi điểm tối đa. Câu 3: Để miêu tả Thúy Vân, tác giả đã lựa chọn 1.0 nét đẹp nào của nàng để giới thiệu? Khuôn mặt, hàng lông mày, nụ cười, giọng nói, mái 1.0 tóc,làn da. ( Thiếu 01 từ trừ 0.25 điểm; trả lời đúng 05 từ ghi điểm tối đa) Câu 4: Nội dung của đoạn thơ: 1.0 Đoạn trích miêu tả vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, quý phái của Thúy Vân. Câu 5: Có ý kiến cho rằng thường hồng nhan thì 1.0 bạc phận. Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến đó? Học sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, miễn 1.0 sao các em lý giải hợp lý. Sau đây là một số gợi ý:
  6. - Quan điểm trên đúng: - Quan điểm trên không đúng - Quan điểm trên không hoàn toàn đúng *Lưu ý: Học sinh có bày tỏ ý kiến chấm 0.25 điểm; phần lý giải tùy vào mức độ, chấm tối đa 0.75 điểm. Thuyết minh về cây bút bi. 5.0 1.Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn thuyết minh. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2.Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn thuyết minh: 0.25 II. TẠO Trình bày đầy đủ các phần: mở bài, thân bài, kết LẬP bài. VĂN b. Xác định đúng đối tượng thuyết minh: 0.25 BẢN thuyết minh cây bút bi ( 5.0 c. Viết bài: điểm) Trên cơ sở đã học về văn thuyết minh, HS thực hiện 3.75 bài thuyết minh theo trình tự hợp lý. Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: *Mở bài: Giới thiệu khái quát về cây bút bi 0.5 *Thân bài: Thuyết minh rõ một số đặc điểm của 2.75 cây bút bi: 1. Cấu tạo bút bi: Vỏ bút; ruột bút; bộ phận khác 2. Một số loại bút bi 3. Nguyên lý hoạt động 4. Cách bảo quản cây bút bi 5. Vai trò cây bút bi * Kết bài: 0.5 - Khẳng định lại vai trò, tầm quan trọng của cây bút bi. - Cảm nghĩ về cây bút bi với học sinh, sinh viên. d. Sáng tạo: Có lời văn sáng tạo, cách diễn đạt 0.5 mới mẻ. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc 0.25 chính tả, dùng từ, đặt câu.
  7. ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (ĐỀ 3) NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN 9 I. Đọc hiểu:( 5.0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: “Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.” (Ngữ văn 9 - Tập 1- SGK trang 93) Câu 1(1.0 điểm): Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả của đoạn trích? Câu 2(1.0 điểm): Chỉ ra và gọi tên biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong đoạn trích? Câu 3(1.0 điểm): Trong các từ in đậm ở đoạn trích, từ nào được dùng với nghĩa gốc? Từ nào được dùng với nghĩa chuyển? Câu 4(1.0 điểm): Nêu khái quát nội dung của đoạn trích trên? Câu 5(1.0 điểm): Đọc “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có người cho rằng, hồng nhan thì bạc phận. Trình bày suy nghĩ của em về quan điểm này? II. Tạo lập văn bản: (5.0 điểm) Thuyết minh về cây bút bi. Hết
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I ( Hướng dẫn chấm này có 02 trang) A. Hướng dẫn chung: - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. B. Đáp án và thang điểm: PHẦN ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? 1.0 Tác giả của đoạn trích? - Đoạn thơ trích trong văn bản “ Kiều ở lầu Ngưng 0.5 Bích” 0.5 - Tác giả Nguyễn Du. Câu 2: Chỉ ra và gọi tên biện pháp tu từ từ vựng 1.0 được sử dụng trong đoạn trích? - Điệp ngữ : Buồn trông 0.5 I.ĐỌC-HIỂU - Ẩn dụ: ở các hình ảnh: cánh buồm xa xa, ngọn 0.5 nước mới sa, hoa trôi man mác, gió cuốn mặt (5.0 điểm) duềnh, ầm ầm tiếng sóng. *Lưu ý: Học sinh chỉ ra được 2/3 từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ Ẩn dụ cũng chấm điểm tối đa. Câu 3: Trong các từ in đậm ở đoạn trích, từ nào 1.0 được dùng với nghĩa gốc? Từ nào được dung với nghĩa chuyển? - Từ dùng với nghĩa gốc: hoa 0.25 - Từ dùng với nghĩa chuyển: cửa, chân, mặt 0.75 Câu 4: Nội dung của đoạn thơ: 1.0 Thông qua việc miêu tả cảnh, đoạn thơ diễn tả tâm trạng buồn tủi, cô đơn và nỗi lo sợ của Thúy Kiều trước thực tại phũ phàng.
  9. Câu 5: Đọc “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có người 1.0 cho rằng, hồng nhan thì bạc phận. Trình bày suy nghĩ của em về quan điểm này? Học sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, miễn sao các em lý giải hợp lý. Sau đây là một số gợi ý: - Quan điểm trên đúng: vì Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn nhưng lại có số phận bất hạnh. - Quan điểm trên không hoàn toàn đúng(hoặc không đúng): vì trong cuộc sống nhiều người xinh đẹp vẫn có cuộc sống hạnh phúc, sung sướng *Lưu ý: Học sinh có bày tỏ ý kiến chấm 0.25 điểm; phần lý giải tùy vào mức độ, chấm tối đa 0.75 điểm. Thuyết minh về cây bút bi. 5.0 1.Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn thuyết minh. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2.Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn thuyết minh: 0.5 Trình bày đầy đủ các phần: mở bài, thân bài, kết bài. II. TẠO LẬP b. Xác định đúng đối tượng thuyết minh: 0.5 VĂN BẢN thuyết minh cây bút bi ( 5.0 điểm) c. Viết bài: Trên cơ sở đã học về văn thuyết minh, HS thực hiện bài thuyết minh theo trình tự hợp lý. Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: *Mở bài: Giới thiệu khái quát về cây bút bi 0.5 *Thân bài: Thuyết minh rõ một số đặc điểm của cây 2.0 bút bi: 1. Cấu tạo bút bi: Vỏ bút; ruột bút; bộ phận khác 0.5 2. Một số loại bút bi 0.25 3. Nguyên lý hoạt động 0.5 4. Cách bảo quản cây bút bi 0.25 5. Vai trò cây bút bi 0.5
  10. * Kết bài: 0.5 - Khẳng định lại vai trò, tầm quan trọng của cây bút bi. - Cảm nghĩ về cây bút bi với học sinh, sinh viên. d. Sáng tạo: Có lời văn sáng tạo, cách diễn đạt 0.5 mới mẻ. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc 0.5 chính tả, dùng từ, đặt câu.