Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Dương (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 3521
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_6_nam.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Dương (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS NAM DƯƠNG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II Môn: Ngữ văn 6 Năm học 2016 - 2017 ( Thời gian làn bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) Phần I : Trắc nghiệm ( 2,0 điểm) Đọc và trả lời các câu hỏi bằng cách lựa chọn chữ cái đầu đáp án đúng nhất, sau đó ghi vào tờ giấy thi. Câu 1:“Bài học đường đời đầu tiên”trích từ chương mấy trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”? A. Chương I B. Chương II C. Chương V. D. Chương X Câu 2: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là bài học gì? A. Ở đời phải biết suy nghĩ khi nói năng, nếu không sẽ làm mất lòng người khác. B. Ở đời phải biết lượng sức mình, không nên trêu chọc những kẻ to khoẻ hơn. C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình. D. Ở đời phải biết che chở cho những kẻ yếu hơn mình. Câu 3: Cảnh sông nước Cà Mau được tác giả trực tiếp quan sát và miêu tả đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 4:Ai là nhân vật chính trong chuyện “Bức tranh của em gái tôi” ? A. Bé Quỳnh B. Người anh trai và Kiều Phương C. Chú Tiến Lê D. Bố mẹ của Kiều Phương Câu 5: Dòng nào thể hiện đúng trình tự diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ chân dung mình? A. Hãnh diện-ngạc nhiên-xấu hổ B. Xấu hổ-ngạc nhiên-hãnh diện C. Xấu hổ-hãnh diện-ngạc nhiên D. Ngạc nhiên-hãnh diện-xấu hổ. Câu 6:Bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”của Minh Huệ được viết theo thể thơ gì? A. Thơ lục bát B. Thơ bốn chữ C. Thơ năm chữ D. Thơ bảy chữ Câu 7: Câu nào trong các câu sau sử dụng phép tu từ ẩn dụ? A. Ông trời mặc áo giáp đen ra trận. B. Gậy tre chống lại sắt thép quân thù. C. Bác Hồ giống như người cha tóc bạc. D . Người Cha mái tóc bạc. Câu 8: Trong buổi học cuối cùng cậu bé Phrăng đã học hành như thế nào? A. Mong cho chóng kết thúc B. Chán nản,ngồi suy nghĩ lung tung C. Khó khăn lắm mới hiểu được bài D. Chăm chú và hiểu bài sâu sắc Phần II. Tự luận ( 8 điểm ) Câu 1 ( 1,0 điểm) Kể tên các biện pháp tu từ đã học từ đầu học kỳ II tới nay? Câu 2 (2,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng ” (SGK Ngữ Văn 6 – tập 2) a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? b) Trong đoạn văn trên ai là người kể chuyện? Cho biết các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên? c) Nêu ngắn gọn những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn văn trên? Câu 3 (5,0 điểm Hãy miêu tả cánh đồng lúa quê em vào một buổi sáng đẹp trời.
  2. TRƯỜNG THCS NAM DƯƠNG Hướng dẫn chấm ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II Môn: Ngữ văn 6 Năm học 2016 - 2017 Phần I : Trắc nghiệm ( 2 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp A C A B D C D D án Trả lời đúng mỗi câu cho 0,25 điểm , trả lời sai hoặc thừa thì không cho điểm. Phần II: Tự luận ( 8 điểm ) Câu 1: ( 1,0 điểm) Kể tên đúng 4 biện pháp tu từ: So sánh, Nhân hóa, Ẩn dụ, Hoán dụ ( Mỗi biện pháp 0,25đ) Câu 2 (2,0 điểm) a. – Đoạn văn trên được trích từ văn bản: “Bài học đuờng đời đầu tiên” (0.5đ) – Tác giả: Tô Hoài (0,5đ) b. – Người kể chuyện: Nhân vật Dế Mèn (0,25đ) – Phương thức biểu đạt: Tự sự + miêu tả ( 0,25đ) c. HS nêu ngắn gọn những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn văn: – Nghệ thuật: So sánh, nhân hoá, kết hợp các tính từ khi miêu tả hình dáng và các động từ khi miêu tả hành động, cùng các từ láy (0,25đ) – Nội dung: Nổi bật vẻ đẹp thanh niên, cường tráng và thái độ kiêu hãnh về vẻ đẹp ngoại hình của Dế Mèn. (0,25đ) * Lưu ý: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa. Câu 3: 5,0 điểm Câu Ý Yêu cầu về nội dung Điểm 3 3.1 Mở bài: - Yêu cầu: Giới thiệu cảnh định tả + Cánh đồng lúa quê hương em vào một buổi sáng đẹp trời. 0,5 Nêu hoàn cảnh quan sát cánh đồng lúa - Các mức điểm: + Điểm 0,5: Làm tốt theo yêu cầu. + Điểm 0,25: Có phần mở bài nhưng chưa đạt yêu cầu. + Điểm 0: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn. 3.2 Thân bài: 4,0 - Yêu cầu: Học sinh miêu tả về cánh đồng lúa quê hương a) Tả bao quát: 1,0 - Nhìn từ xa, cánh đồng lúa quê hương được hiện lên như thế nào ? - Không gian khá rộng đó được bao bọc bởi luỹ tre làng và dòng sông nhỏ hiền hoà của quê hương - Cánh đồng đang trồng lúa vụ nào? (vụ chiêm hay mùa?) b) Tả chi tiết: 2,0 - Khi bình minh lên, cánh đồng lúa quê hương dần dần xuất hiện như thế nào ? (miêu tả những nét tiêu biểu) - Khi mặt trời lên cao, sương tan dần, cánh đồng hiện lên đẹp như thế nào?
  3. + Những làn gió thổi nhẹ làm cho những đợt sóng lúa như nối đuôi nhau chạy mãi ra xa. Gió nhẹ rung rinh những chiếc lá như những bàn tay nhỏ đang vẫy chào ánh nắng ban mai + Trên bầu trời mây trôi nhẹ, những chú chim hót líu lo, bay lượn trên cánh đồng + Những cây bóng mát cao lớn, trông xa như những chiếc ô khổng lồ tô thêm vẻ đẹp cho cánh đồng lúa - Đứng trước vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương, cảm nhận của em như thế nào ? c) Hoạt động của con người: 1,0 - Miêu tả hình ảnh của bà con nông dân đang lao động trên cánh đồng - Tiếng cười nói vui vẻ của các bác nông dân đi thăm đồng, làm cho những chú chim đang bắt sâu cho lúa giật mình bay vọt lên cao - - Các mức điểm: + Điểm 4: Bài làm tốt, bố cục rõ ràng. Miêu tả lựa chọn được các hình ảnh tiêu biểu, hợp lí, thể hiện khả năng quan sát và cảm nhận tinh tế, diễn đạt tốt + Điểm 3 – 3.5: Miêu tả tốt, bố cục khá hợp lí, diễn đạt đôi chỗ chưa thật tốt. + Điểm 2 - 3: Cơ bản đã biết cách miêu tả, bố cục chưa hợp lí, diễn đạt chưa tốt. + Điểm 1: Không hiểu đề bài, diễn đạt quá yếu. + Điểm 0: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn. * Lưu ý: Giữa các mức điểm và trong cùng một mức điểm có thể cho tới điểm lẻ 0,5. 3.3 Kết bài: - Yêu cầu: Nêu ấn tượng, tình cảm, của mình về cánh đồng lúa quê hương 0,5 - Các mức điểm: + Điểm 0,5: Làm tốt theo yêu cầu. + Điểm 0,25: Có phần kết bài nhưng chưa đạt yêu cầu. + Điểm 0: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn.