Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 5570
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam.docx

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KSCL GIAI ĐOẠN III MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2016-2017 Thời gian làm bài 120 phút PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1. Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" thuộc thể thơ nào? A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt C. Thất ngôn bát cú D. Song thất lục bát Câu 2. Thơ của tác giả nào được coi là gạch nối giữa hai nền thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam? A. Trần Tuấn Khải B. Tản Đà C. Phan Bội Châu D. Phan Châu Trinh Câu 3. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc thể loại nghị luận trung đại? A. Chiếu dời đô B. Hịch tướng sĩ. C. Nhớ rừng D. Bình Ngô đại cáo Câu 4. Đọc hai câu thơ sau và cho biết: Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ- Khắp dân làng tấp nập đón ghe về (Tế Hanh), thuộc hành động nói nào? A. Hỏi B. Trình bày C. Điều khiển D. Bộc lộ cảm xúc Câu 5. Tác phẩm "Hịch tướng sĩ" được viết vào thời kì nào? A. Thời kì nước ta chống quân Tống B. Thời kì nước ta chống quân Thanh C. Thời kì nước ta chống quân Minh D. Thời kì nước ta chống quân Nguyên Câu 6. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ "Nhớ rừng" của (Thế Lữ) là gì? A. Bay bổng, lãng mạn B. Thống thiết, bi tráng, uất ức C. Nhỏ nhẹ, trầm lắng D. Sôi nổi, hào hùng Câu 7. Yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh là gì? A. Có tính hình tượng B. Có nhịp điệu, giàu cảm xúc C. Có tính hàm xúc D. Có tính chính xác và biểu cảm Câu 8. Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ "thắng địa" trong câu: "Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa" (Chiếu dời đô)? A. Đất có phong cảnh đẹp B. Đất có phong thủy tốt C. Đất trù phú, giàu có D. Đất có phong cảnh và địa thế đẹp PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)
  2. a) Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến. b) Các câu sau đây thuộc kiểu câu nào và được dùng để làm gì? Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi! (Khi con tu hú - Tố Hữu ) Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? (Ông đồ - Vũ Đình Liên) Câu 2 (2,0 điểm) a) Chép theo trí nhớ phần dịch thơ bài "Ngắm trăng'' của Hồ Chí Minh b) Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Thuộc tập thơ nào? c) Nêu ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài thơ bằng một đoạn văn ngắn(8-10 dòng). Câu 3 : ( 4.0 điểm ) Giới thiệu về món ăn trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. ĐÁP ÁN ĐỀ KSCL GIAI ĐOẠN III MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2016-2017 I.Phần trắc nghiệm(2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B C B D B D D Mỗi câu đúng cho 0,25đ II.Phần tự luận(8điểm) Câu 1(1,5điểm) a. Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: Hãy, đừng, chớ , hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, (0,5đ) Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.(0,5đ) b. HS xác định được các kiểu câu phân theo mục đích nói và chức năng Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi! Câu cảm thán, dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc cuả người viết.(0,25đ) Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Câu nghi vấn, dùng để bộc lộ cảm xúc.(0,25đ) Câu 2(2,5điểm) a. Chép nguyên văn phần dịch thơ bài Ngắm trăng của Hồ Chí Minh(0,5đ)
  3. "Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ" Viết sai 2 lỗi chính tả: Trừ 0,25 điểm b. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.(0,25đ) Thuộc tập thơ: Nhật kí trong tù(0,25) c. Ý nghĩa tư tưởng và nghệ thuật: Ý nghĩa tư tưởng: Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm. Đó là vẻ đẹp của một tâm hồn, một nhân cách lớn, vừa rất nghệ sĩ, vừa có bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ vĩ đại.(0,5đ) Nghệ thuật: Thơ tứ tuyệt gỉản dị. hàm súc, phép đối, phép nhân hoá.(0,5đ) * Lưu ý: HS trình bày thành đoạn văn. (HS không viết đoạn trừ 0,25 điểm) Câu 3(4,0điểm) * Yêu câu hình thức: Đảm bảo đặc trưng phương thức thuyết minh, bố cục rõ ràng, mạch lạc, lời văn sinh động, chữ viết sạch sẽ đúng chính tả. * Yêu cầu nội dung: Học sinh có thể làm nhiều cách nhưng cơ bản đảm bảo các ý sau: a. Mở bài (0,25 điểm) - Giới thiệu ngắn gọn về món ăn . b. Thân bài (4 điểm) Bài viết đảm bảo các nội dung sau: - Nêu nguồn gốc, ý nghĩa của món ăn.(0,5 điểm) - Trình bày nguyên liệu cần thiết cho món ăn. (1 điểm) - Trình bày các bước làm món ăn. (1,5 điểm) - Yêu cầu thành phẩm .(0,5 điểm) c. Kết bài (0,25 điểm) Thái độ, tình cảm của em đối với món ăn. *Lưu ý : Trên đây chỉ là những gợi ý, GV cần vận dụng linh hoạt trong quá trình chấm; trân trọng kiến thức của học sinh; tránh đếm ý cho điểm; ưu tiên bài làm có diễn đạt tốt, sáng tạo.