Đề khảo sát chất lượng học kì I môn Lịch sử Lớp 8+9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hưng Dũng (Có đáp án)

doc 7 trang thaodu 2330
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kì I môn Lịch sử Lớp 8+9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hưng Dũng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_89_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kì I môn Lịch sử Lớp 8+9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hưng Dũng (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT VINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1. NĂM HỌC 2016-2017 TRƯỜNG THCS HƯNG DŨNG MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút ( Không kể giao đề) Câu 1(2,5 điểm) Nhận xét về sự thay đổi vị thế kinh tế và tình hình thuộc địa của các nước đế quốc Ạnh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? Câu 2: (4,5 điểm) a) Kết quả, tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất? Lí giải tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất? b) Em có suy nghĩ gì về Chiến tranh thế giới thứ nhất? Hiện nay vấn đề khủng bố đang đe dọa hòa bình nhân loại. Theo em Việt Nam cần làm gì để góp phần ngăn chặn khủng bố? Câu 3: (3 điểm) Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga? PHÒNG GD&ĐT VINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1. NĂM HỌC 2016-2017 TRƯỜNG THCS HƯNG DŨNG MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút ( Không kể giao đề) Câu 1(2,5 điểm) Nhận xét về sự thay đổi vị thế kinh tế và tình hình thuộc địa của các nước đế quốc Ạnh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? Câu 2: (4,5 điểm) a) Kết quả, tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất? Lí giải tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất? b) Em có suy nghĩ gì về Chiến tranh thế giới thứ nhất? Hiện nay vấn đề khủng bố đang đe dọa hòa bình nhân loại. Theo em Việt Nam cần làm gì để góp phần ngăn chặn khủng bố? Câu 3: (3 điểm) Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga
  2. TRƯỜNG THCS HƯNG DŨNG HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2016-2017 MÔN : LỊCH SỬ LỚP 8 Câu 1: * Về kinh tế: -Kinh tế các nước đế quốc phát triển không đồng đều (0,25) - Có sự thay đổi vị thế kinh tế: Anh từ 1 tụt xuống thứ 3 ,Pháp từ 2 tụt xuống thứ 4 ,Đức từ 3 lên thứ 2 ,Mĩ từ thứ 4 lên đứng đầu thế giới (0,5) -Kinh tế Anh, Pháp phát triển chậm lại còn Đức, Mĩ kinh tế phát triển nhanh chóng (0,25) * Về thuộc địa: Sự phân bố hệ thống thuộc địa không đồng đều (0,5) - Anh, Pháp có trong tay nhiều thuộc địa nhất thế giới (0,25) - Mĩ, Đức có ít thuộc địa (0,25) * Từ đó dẫn đến mâu thuẫn giữa khối đế quốc già (Anh, Pháp) với khối đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) về kinh tế, thuộc địa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (0,5) Câu 2: a) - Kết quả: Phe Liên minh thất bại, Phe Hiệp ước giành thắng lợi (0,75) - Tính chất: là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa (0,75) - Lí giải: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì đây là cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc để tranh giành thuộc địa, gây ra nhiều tổn thất cho nhân loại. (0,5) b) * Suy nghĩ về Chiến tranh: - Chiến tranh gây ra những tổn thất cho nhân loại (0,75) - Thái độ: căm ghét, lên án chiến tranh (0,5) - mong muốn và xây dựng thế giới hòa bình (0,5) * Việt Nam cần làm những việc để chống khủng bố: - Mọi công dân tuân thủ theo quy định của pháp luật (0,25) - Đảm bảo vấn đề an ninh quốc gia, ổn định tình hình trong nước (0,25)
  3. - Đề cao cảnh giác với thế lực thù địch, chống phá trong và ngoài nước (0,25) Câu 3: Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga: * Đối với nước Nga: - Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước và số phận con người ở Nga. (0,5) - Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội mới – chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn (1,0) * Đối với thế giới: - Cách mạng tháng Mười là mốc chuyển từ lịch sử thế giới cận đại sang hiện đại (0,5) - Ảnh hưởng sâu sắc và cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân trên thế giới (0,5) - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cách mạng thế giới: liên minh công nông, cần sự lãnh đạo của một tổ chức với một đường lối đúng đắn .(0,5)
  4. PHÒNG GD&ĐT VINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1. NĂM HỌC 2016-2017 TRƯỜNG THCS HƯNG DŨNG MÔN: LỊCH SỬ LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút ( Không kể giao đề) Câu 1: (5 điểm) a) Hoàn cảnh ra đời, nguyên tắc hoạt động của ASEAN? b) Hiện nay vấn đề biển Đông đang diễn ra phức tạp như thế nào?Việt Nam và các nước ASEAN cần phải làm gì để giải quyết vấn đề biển Đông. Câu 2: (3 điểm) Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động gì từ năm 1919 đến 1923 ? Ý nghĩa của những hoạt động đó? Câu 3: (2 điểm ) Chứng minh Xô Viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931? PHÒNG GD&ĐT VINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1. NĂM HỌC 2016-2017 TRƯỜNG THCS HƯNG DŨNG MÔN: LỊCH SỬ LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút ( Không kể giao đề) Câu 1: (5 điểm) c) Hoàn cảnh ra đời, nguyên tắc hoạt động của ASEAN? d) Hiện nay vấn đề biển Đông đang diễn ra phức tạp như thế nào?Việt Nam và các nước ASEAN cần phải làm gì để giải quyết vấn đề biển Đông. Câu 2: (3 điểm) Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động gì từ năm 1919 đến 1923? Ý nghĩa của những hoạt động đó? Câu 3: (2 điểm ) Chứng minh Xô Viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931?
  5. TRƯỜNG THCS HƯNG DŨNG HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2016-2017 MÔN : LỊCH SỬ LỚP 9 Câu 1: a) * Hoàn cảnh ra đời: - Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, các nước Đông Nam Á có chủ trương thành lập một liên minh khu vực nhằm hợp tác cùng nhau phát triển và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài khu vực. (0,5) - 8/8/1967 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước: Thái Lan, In – đô-nê-xi-a, Singgapo, Malaixia, Philippin (0,5) *Nguyên tắc hoạt động: - Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ (0,25) - Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau (0,25) - Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình(0,25) - Hợp tác phát triển có kết quả (0,25) b)* Vấn đề biển Đông đang diễn ra phức tạp: 1 điểm - Những hành động của Trung Quốc gây căng thẳng ở biển Đông, tranh chấp với các nước Việt Nam, Philippin, Malaixia, Brunay về lợi ích mà các quốc gia quan tâm gồm: ngư trường, khai thác tài nguyên đặc biệt là dầu khí và kiểm soát của một vị trí chiến lược. Các quốc gia gián tiếp can dự đáng kể đến biển Đông là: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ (0,5) - Ví dụ: Gây chiến với Philippin khi khai hoang trái phép trên đảo Gạc Ma Trung Quốc xây dựng giàn khoan 981 Hải Dương xâm phạm hơn 81 hải lý đường biển Việt Nam, xây dựng thành phố Tam Sa ở quần đảo Hoàng Sa (0,5) *Việt Nam và các nước ASEAN cần: - Tuân thủ theo luật pháp quốc tế: Công ước về luật biển (1982) của Liên Hợp Quốc, Tuyên bố về cách ứng xứ cúa các nước ở biển Đông (2002) (0,5) - Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hòa bình (0,5) - Kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế và Liên Hợp Quốc(0,5) - Đoàn kết cùng thể hiện trách nhiệm chung (0,5) Câu 2: (3 điểm) a) Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc 1919 – 1923: - 18/6/1919 Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Véc –xai “bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi quyền tự do, dân chủ, tự quyết cho dân tộc. Tuy không được chấp nhận
  6. nhưng đã gây được tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và các nước thuộc địa (0,5) - 7/1920 Người đọc Bản Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin từ đó Người hoàn toàn tin theo Lê – nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc (0,5) - 12/1920 tại Đại hội của Đảng xã hội Pháp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc tán thành việc gia nhập quốc tế thứ ba, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp .chuyển từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin (0,5) - 1921 tham gia thành lập “Hội liên hiệp thuộc địa”, viết báo “Người cùng khổ”, “Nhân đạo”, “đời sống công nhân” lên án tội ác của Pháp, sách báo được bí mật chuyển về nước(0,5) b) Ý nghĩa của những hoạt động đó: - Tìm ra con đường cứu nước mới đúng đắn cho dân tộc – con đường cách mạng vô sản, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam (0,5) - Truyền bá về chủ nghĩa Mác – Lênin, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sau này(0,5) Câu 3: (2 điểm) Chứng minh Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931: * Chính quyền Xô Viết đã thi hành nhiều chính sách: - Kinh tế: + Chia lại ruộng đất công cho nông dân (0,25) + Giảm tô, bãi bỏ các thứ thuế do đế quốc và phong kiến đặt ra, xóa nợ cho nhân dân (0,25) - Chính trị: + Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng (0,25) + Thành lập các tổ chức quần chúng, đội tự vệ đỏ để bảo vệ trật tự trị an làng xóm (0,25) - Xã hội: + Khuyến khích nhân dân học chữ quốc ngữ(0,25) + Bài trừ mê tín dị đoan, các hủ tục lạc hậu (0,25) * Những chính sách của chính quyền Xô viết tiến bộ, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, là chính quyền “của dân, do dân, vì dân” (0,5)