Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 209 - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc

pdf 2 trang thaodu 3650
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 209 - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_11_ma_de_209.pdf

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Hóa học Lớp 11 - Mã đề 209 - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc

  1. SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019- 2020 MÔN: HÓA HỌC LỚP 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 trang) MÃ ĐỀ THI: 209 Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Ba =137. Thí sinh làm bài ra tờ giấy thi; ghi rõ mã đề thi. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1: Dung dịch HNO3 không tác dụng với kim loại nào sau đây? A. Au. B. Cu. C. Ag. D. Mg. Câu 2: Dung dịch BaCl2 phản ứng với dung dịch nào sau đây? A. Na2SO4. B. NaOH. C. HCl. D. KNO3. Câu 3: Trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M bằng 10 ml dung dịch NaOH xM. Giá trị của x là A. 0,1. B. 0,2. C. 0,4. D. 0,3. Câu 4: Nguyên tố dinh dưỡng có trong phân đạm là A. K. B. P. C. Ca. D. N. Câu 5: Cho muối NH4Cl tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH đun nóng, thu được 5,6 lít (đktc) khí NH3. Nồng độ mol/l của dung dịch NaOH đã dùng là A. 3,0M. B. 2,0M. C. 1,5M. D. 2,5M. Câu 6: Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là A. SO2 rắn. B. CO2 rắn. C. CO rắn. D. H2O rắn. Câu 7: Cho 100 ml dung dịch NaOH 1,5M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 0,4M. Muối thu được sau phản ứng là A. Na2HPO4. B. Na3PO4và Na2HPO4. C. Na2HPO4 và NaH2PO4. D. NaH2PO4. Câu 8: Chất nào sau đây là muối axit? A. Na3PO4. B. KCl. C. NaHCO3. D. H2SO4. Câu 9: Thuốc thử nào sau đây được dùng để phân biệt dung dịch Na3PO4 và dung dịch NaNO3? A. Dung dịch AgNO3. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch KOH. D. Dung dịch H2SO4. Câu 10: Chất nào sau đây là chất điện li yếu? A. H2SO4. B. Al2(SO4)3. C. Ba(OH)2. D. H2O. Câu 11: Silic có số oxi hóa cao nhất trong hợp chất nào sau đây? A. SiH4. B. SiO. C. Na2SiO3. D. Mg2Si. Câu 12: Nhiệt phân hoàn toàn 150,4 gam Cu(NO3)2, sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 16. B. 64. C. 32. D. 46. Trang 1/2; Mã đề thi 209
  2. II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 13 (2,0 điểm) 1. Viết phương trình điện li của các chất sau: KNO3, HCl, CH3COOH, NaOH. 2. Dung dịch HNO3 phản ứng được với chất nào trong số các chất sau: NaOH, Fe2O3, NaCl, CaCO3? Câu 14 (2,0 điểm) + 2+ + - - Cho 1 lít dung dịch X có 0,1 mol K ; 0,2 mol Mg ; 0,1 mol Na ; 0,2 mol Cl và 0,4 mol NO3 . 1. Tính khối lượng chất tan có trong dung dịch X. - 2. Trong dung dịch X, nếu thay ion bằng ion OH có được không? Giải thích. Câu 15 (2,0 điểm) Dẫn khí CO dư đi qua 12,8 gam CuO nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí A và m gam Cu. 1. Tính m. 2. Sục từ từ hỗn hợp khí A vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng kết tủa thu được. Câu 16 (1,0 điểm) Cho 4,65 gam hỗn hợp X gồm Cu, Al tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 2M, thu được dung dịch Y và 1,568 lít khí NO (ở đktc, không còn sản phẩm khử nào khác). Cho toàn bộ dung dịch Y tác dụng với dung dịch Z gồm NaOH 1M và KOH 2M. Tính thể tích dung dịch Z tối đa phản ứng được với dung dịch Y và khối lượng kết tủa thu được khi đó. Hết (Thí sinh không được dùng tài liệu kể cả bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Trang 2/2; Mã đề thi 209