Đề khảo sát chất lượng Lớp 9 (Lần 2) môn Hóa học - Mã đề 376 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Cẩm Giàng

doc 2 trang thaodu 3390
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng Lớp 9 (Lần 2) môn Hóa học - Mã đề 376 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Cẩm Giàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_lop_9_lan_2_mon_hoa_hoc_ma_de_376_nam.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng Lớp 9 (Lần 2) môn Hóa học - Mã đề 376 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Cẩm Giàng

  1. PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9 (lần 2) CẨM GIÀNG NĂM HỌC: 2019 - 2020 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 45 phút (Đề gồm 02 trang, 25 câu trắc nghiệm) Mã đề 376 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho: C = 12; H = 1; O = 16; Ag = 108; Cl = 35,5; Na = 23; S = 32; Mg = 24; Zn = 65; Fe = 56; Ca = 40; K = 39; H = 1; Dùng bút chì đen tô kín vào ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm, tương ứng với đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1: Cặp chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra chất kết tủa màu trắng: A. HCl và AgNO3 B. KOH và FeCl3 C. NaOH và HCl D. NaOH và CuCl2 X Câu 2: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: C2H4  X  CH3COOH   Y Các chất X, Y phù hợp với sơ đồ chuyển hóa trên lần lượt là: A. NaOH và CH3COONa. B. C2H5OH, CH3COOC2H5 C. C2H5OH, CH3COONa. D. C2H5OH, CH3COOK Câu 3: Hòa tan hết 4,6 gam Na vào nước được dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 1M cần dùng để trung hòa dung dịch X là: A. 200 ml B. 100 ml C. 300 ml D. 400 ml Câu 4: Cho 10g hỗn hợp gồm Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 1,12 lít khí ở đktc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là: A. 13,55 g B. 14,65 g C. 12,5 g D. 15,5 g Câu 5: Nhóm oxit tan trong nước tạo ra dung dịch bazơ là: A. CuO, Fe2O3, K2O B. BaO, CaO, Na2O C. MgO, FeO, CaO D. CuO, Al2O3, BaO Câu 6: Chất tác dụng với Na là: A. CH3 – CH3 B. CH3 - O- CH3 C. CH3 – CH2 - OH D. CH3COOC2H5 Câu 7: Cho 36,4 g hỗn hợp gồm rượu etylic và axit axetic tác dụng hết với natri dư, sau phản ứng thu được 7,84 lít khí hidro ở đktc. Thành phần % về khối lượng rượu etylic, axit axetic có trong hỗn hợp lần lượt là: A. 66,2%, 33,8% B. 49,5%, 50,5% C. 40,5%, 59,5% D. 50,5%, 49,5% Câu 8: Dẫn 16,8 lít khí CO 2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 2M. Dung dịch sau phản ứng chứa muối: A. NaCO3, NaOH B. Na2CO3, NaHCO3 C. NaHCO3 D. Na2CO3, NaOH Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít khí C2H4 ở đktc trong không khí. Thể tích không khí tối thiểu cần dùng ở đktc là (biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích không khí): A. 54,0 lit B. 50,4 lit C. 33,6 lit D. 10,08lit Câu 10: Hòa tan hết một lượng kim loại M trong dung dịch H2SO4 20% loãng (đã dùng dư 20% so với lượng cần phản ứng), thu được dung dịch chứa muối trung hòa có nồng độ là 23,68% và axit dư. Kim loại M là: A. Zn B. Mg C. Ca D. Fe Câu 11: Kim loại đẩy được Ag ra khỏi dung dịch AgNO 3, nhưng không tác dụng với dung dịch HCl là : A. Cu B. Ag C. Al D. Fe Trang 1/2 - Mã đề thi 376
  2. Câu 12: Để làm sạch dung dịch đồng (II) nitrat Cu(NO 3)2 có lẫn tạp chất AgNO 3 ta ngâm vào dung dịch kim loại nào sau đây? A. Fe B. Mg C. Cu D. Al Câu 13: Hiện tượng xảy ra khi cho sắt (III) oxit vào dung dịch H2SO4 : A. Không có hiện tường gì xảy ra. B. Sắt (III) oxit tan dần tạo thành dung dịch màu vàng nâu. C. Sắt (III) oxit tan dần tạo thành dung dịch màu xanh D. Sắt (III) oxit tan dần tạo thành dung dịch không màu. Câu 14: Chất nào tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ: A. MgO B. SO3 C. Na D. BaO Câu 15: Phương trình phản ứng viết sai là: to A. 2Fe + 3Cl2  2FeCl3. B. C2H4 + Br2(dd)  C2H4Br2 as C. CH4 + Cl2  CH4Cl2 D. Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu Câu 16: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng sinh ra khí không màu, mùi hắc? A. MgCO3 B. Zn C. Na2SO3 D. Cu Câu 17: Saccarozơ có công thức hóa học là: A. (-C6H10O5)n B. C6H12O6 C. C12H22O11 D. C2H4O2 Câu 18: Cho 12,15 gam oxit của một kim loại hóa trị II tác dụng vừa đủ với 250g dung dịch axit sunfuric nồng độ 5,88%. Công thức hóa học của muối tạo thành là: A. Fe SO4 B. Zn SO4 C. Mg SO4 D. Cu SO4 Câu 19: Cho 50 gam hỗn hợp Cu và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl dư thấy thoát 11,2 lít khí H2 (đktc). Thành phần % về khối lượng Cu và Zn trong hỗn hợp là: A. 65% và 35% B. 40,7% và 59,3% C. 35% và 65% D. 30% và 70% Câu 20: Chất nào sau đây có phản ứng cộng? A. CH2 – CH2 - CH3 B. CH4 C. CH3 – CH3 D. CH2 = CH-CH3 Câu 21: Ứng dụng nào không phải của etilen? A. Nguyên liệu sản xuất polietilen (PE) B. Kích thích quả mau chín C. Nguyên liệu điều chế axit axetic D. Nguyên liệu điều chế khí hiđro Câu 22: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch? A. NaHCO3 và NaOH B. CuSO4 và NaOH C. CuSO4 và KCl D. MgSO4 và Ba(NO3)2 Câu 23: Để phân biệt ba chất khí không màu, đựng trong các bình riêng biệt: CO 2, CH4, C2H4 ta dùng thuốc thử nào sau đây: A. Nước vôi trong. B. Dung dịch NaOH và dung dịch Br2 C. Dung dịch Br2. D. Nước Br2, dung dịch nước vôi trong. Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 9,2 g một chất hữu cơ A, rồi cho toàn bộ sản phẩm đi qua bình (1) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư và bình (2) đựng H2SO4 đặc. Kết thúc thí nghiệm thấy bình (1) có 40 gam chất kết tủa và khối lượng bình (2) tăng 10,8g. Biết khối lượng mol của A là 46 g/mol. Công thức phân tử của A là: A. C2H6O B. C3H10 C. CH18O D. C4H12O2 Câu 25: Chất nào không tham gia phản ứng thủy phân? A. Glucozơ B. Sacarozơ C. Tinh bột D. Chất béo HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 376