Đề khảo sát chất lượng môn Địa lý Lớp 12 - Đề 2
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Địa lý Lớp 12 - Đề 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_mon_dia_ly_lop_12_de_2.docx
Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng môn Địa lý Lớp 12 - Đề 2
- Đề 2 Câu 41: Qua biểu đồ biểu thị tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị phân theo vùng của nước ta năm 2014 thì nhận xét nào sau đây không chính xác? Biểu đồ biểu thị tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị phân theo vùng của nước ta năm 2014 Các vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 2.79 Đông Nam Bộ 3 Tây Nguyên 1.94 Duyên hải miền Trung 3.71 Trung du miền núi Bắc Bộ 2.35 Đồng bằng sông Hồng 4.86 % 0 1 2 3 4 5 6 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016) A. Tỉ lệ thất nghiệp ở các vùng đồng bằng luôn thấp hơn các vùng miền núi. B. Tỉ lệ thất nghiệp ở Tây Nguyên thấp hơn Đồng bằng sông Hồng là 2,92%. C. Tỉ lệ thất nghiệp ở Tây Nguyên thấp hơn Trung du miền núi Bắc Bộ là 0,41%. D. Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn Đông Nam Bộ là 1,86%. Câu 42: Ý nghĩa quan trọng của việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc-Nam đối với vùng kinh tế Nam Trung Bộ là A. làm tăng vai trò trung chuyển của vùng theo hướng Bắc- Nam. B. tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế biển. C. tăng cường sự giao lưu kinh tế giữa đồng bằng với miền núi. D. tạo cơ hội cho vùng giao lưu phát triển kinh tế với nước Lào. Câu 43: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dãy núi thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là A. Đông Triều. B. Phu Luông. C. Cai Kinh. D. Con Voi. Câu 44: Tuyến đường sắt dài nhất của nước ta không đi qua tỉnh, thành nào sau đây? A. Quảng Nam. B. Quảng Bình. C. Đăk Nông. D. Bình Định. Câu 45: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết nhận định nào sau đây không đúng về sự phân bố cây công nghiệp của vùng Tây Nguyên? A. Cà phê được trồng nhiều nhất ở Đăk Lăk. B. Các tỉnh của vùng đều trồng được cà phê. C. Chè được trồng nhiều nhất ở Lâm Đồng. D. Cao su không trồng được ở Kon Tum. Câu 46: Cơ cấu sản phẩm ngành công nghiệp của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng
- A. giảm tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác. B. tăng tỉ trọng sản phẩm cao cấp có chất lượng. C. tăng tỉ trọng sản phẩm ngành thủ công nghiệp. D. tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến. Câu 47: Đồng bằng sông Cửu Long gặp trở ngại lớn nhất trong quá trình phát triển nông nghiệp là A. diện tích rừng ngập mặn chặt phá nhiều. B. diện tích đất phèn mặn chiếm tỉ lệ lớn. C. đất luôn ngập nước nên có kết cấu chặt. D. mùa khô kéo dài và sự xâm nhập mặn. Câu 48: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta là A. đới rừng nhiệt đới gió mùa. B. đới rừng cận xích đạo gió mùa. C. đới rừng xích đạo gió mùa. D. đới rừng thưa nhiệt đới khô. Câu 49: Từ nội dung thể hiện ở biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về tỉ lệ diện tích cây lương thực khác trong tổng diện tích cây lương thực của nước ta từ năm 1990 đến năm 2016? Diện tích( 1000 ha) 12000 Lúa: Các cây lương thực khác: 10000 Tổng diện tích cây lương thực : 8000 6000 4000 7666 7329 7790 6043 2000 0 1990 2000 2005 2016 Năm Biểu đồ biểu thị diện tích gieo trồng lương thực nước ta từ 1990 - 2016 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2015) A. Tăng 1408 ha. B. Tăng 12,4 %. C. Tăng 3155 ha. D. Tăng 1,5 lần. Câu 50: Qua bảng số liệu về dân số và sản lượng lúa một số quốc gia ở Đông Nam Á năm 2016 Quốc gia Cam-pu-chia In-đô-nê-xi-a Phi-lip-pin Việt Nam Tổng số dân( triệu 15,76 261,1 103,3 94,57 người) Sản lượng lúa( triệu 10,52 57,17 17,91 43,6 tấn) ( Nguồn Niên giám thống kê Việt Nam 2017) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh sản lượng lúa bình quân đầu người của một số quốc gia ở Đông Nam Á trong năm 2016?
- A. Việt Nam cao hơn Phi-lip-pin. B. In-đô-nê-xi-a thấp hơn Việt Nam. C. Phi-lip-pin cao hơn In-đô-nê-xi-a. D. Cam-pu-chia cao hơn Việt Nam. Câu 51: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây của Đồng bằng sông Cửu Long thuộc đô thị loại 2? A. Mỹ Tho. B. Vị Thanh. C. Bạc Liêu. D. Trà Vinh. Câu 52: Giá trị nhập khẩu trong lĩnh vực ngoại thương ngày càng tăng đã phản ảnh đặc điểm cơ bản nào sau đây của nền kinh tế nước ta? A. Đang trong giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng và đổi mới trang thiết bị. B. Chưa thật sự phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường. C. Nền kinh tế còn phụ thuộc vào thị trường bên ngoài rất lớn. D. Kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu thụ hàng ngoại ngày càng nhiều. Câu 53: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phân bố ở đồng bằng sông Cửu Long nhiều hơn ở vùng Bắc Trung Bộ là do có A. nguồn lao động đông và trình độ cao. B. thị trường trong và ngoài nước rộng lớn. C. sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. D. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. Câu 54: Vùng đất ngoài đê ở đồng bằng sông Hồng của nước ta là nơi A. thường xuyên được phù sa bồi đắp. B. không có phù sa bồi đắp hàng năm. C. có nhiều vùng trũng rộng lớn ngập nước. D. có nhiều các khu ruộng cao bạc màu. Câu 55: Thách thức lớn nhất đối với nước ta khi có vị trí nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động trên thế giới là A. đội ngũ lao động có trình độ cao di cư đến các nước phát triển. B. phải nhập khẩu nhiều hàng hóa, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. C. chịu sự canh tranh quyết liệt trên thị trường khu vực và quốc tế. D. trở thành thị trường tiêu thụ rộng lớn của các nước phát triển. Câu 56: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có ít ngành nhất? A. Nha Trang. B. Đà Nẵng. C. Quy Nhơn. D. Quảng Ngãi. Câu 57: Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng nhiều các loại cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới là do yếu tố nào sau đây quyết định? A. Có đất phù sa cổ và đất phù sa bồi đắp hằng năm. B. Khí hậu nhiệt đới ấm gió mùa có mùa đông lạnh. C. Có nhiều giống cây trồng cận nhiệt và ôn đới. D. Có đất feralit trên đá phiến, các đá mẹ khác.
- Câu 58: Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn và nuôi trồng thủy sản của vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ là do nhân tố cơ bản nào sau đây tác động? A. Điều kiện sinh thái thích hợp. B. Có nguồn vốn đầu tư nước ngoài. C. Lao động đông, có kinh nghiệm. D. Cơ sở vật chất kĩ thuật đảm bảo. Câu 59: Hoạt động của mùa bão ở nước ta có đặc điểm là A. miền Trung muộn hơn miền Nam. B. miền Trung sớm hơn miền Bắc. C. miền Bắc muộn hơn miền Nam. D. chậm dần từ Bắc vào Nam. Câu 60: Nhân tố nào sau đây của Biển Đông không ảnh hưởng nhiều đến ngành du lịch biển của nước ta? A. Khí hậu biển tốt, nhiều đảo có giá trị để phát triển du lịch. B. Các dòng hải lưu tạo nên sự nóng lạnh cho nước biển. C. Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm rộng với phong cảnh đẹp. D. Hệ sinh thái vùng biển đa dạng là cơ sở cho du lịch phát triển. Câu 61: Qua số liệu: Tình hình phát triển dân số Trung Quốc giai đoạn 1995-2010 Năm Tổng số dân(triệu người) Trong đó số dân thành thị(triệu người) Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%) 1995 1211,2 351,3 1,1 2000 1267,4 458,8 0,8 2008 1328,0 624,2 0,5 2010 1340,9 669,1 0,5 Để thể hiện qui mô và cơ cấu dân số Trung Quốc từ năm 1995 đến năm 2010, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột chồng. B. Cột nhóm. C. Kết hợp. D. Đường. Câu 62: Vùng nào sau đây ở nước ta có số lượng đô thị nhiều nhất? A. Duyên hải miền Trung. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 63: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các nhà máy thủy điện của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam là A. Sông Hinh, Vĩnh Sơn, A Vương. B. Sông Hinh, A Vương , Vĩnh Sơn . C. A Vương,Vĩnh Sơn, Sông Hinh. D. Vĩnh Sơn, A Vương , Sông Hinh. Câu 64: Gió mùa mùa đông ở khu vực Đông Bắc hoạt động mạnh hơn các vùng khác của nước ta là do A. dãy Hoàng Liên Sơn cao nên chắn gió và giữ gió lại cho khu vực Đông Bắc. B. các dãy núi ở Đông Bắc thấp và có hướng vòng cung mở rộng về Tây Bắc.
- C. các dãy núi ở Đông Bắc có dạng hình cánh cung mở rộng về phía Đông Bắc. D. khu vực Đông Bắc nằm gần khối khí lạnh cao áp Xi-bia hơn các vùng khác. Câu 65: Một trong những yếu tố chủ yếu nào sau đây tạo điều kiện cho ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở nông thôn Trung Quốc phát triển? A. Thị trường trong và ngoài nước rộng mở và ngày càng có nhu cầu cao. B. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú cùng với nguồn lao động đông. C. Nguồn lao động dồi dào và lao động có tay nghề cao ngày càng nhiều. D. Mạng lưới giao thông và nguồn điện đảm bảo cho các cơ sở sản xuất. Câu 66: Các điểm công nghiệp đơn lẻ của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây? A. Bắc Trung Bộ. B. Đông Nam Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 67: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cảng biển nào sau đây thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Dung Quất. B. Chân Mây. C. Vũng Áng. D. Thuận An. Câu 68: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây đạt sản lượng thịt hơi bình quân trên 50 kg/người? A. Tây Ninh. B. Quảng Nam. C. Gia Lai. D. Bình Định. Câu 69: Loại đất chủ yếu của đai cận nhiệt đới gió trên mùa núi ở độ cao từ 600-700 đến 1600-1700m là A. đất feralit đá vôi. B. đất feralit đỏ vàng. C. đất feralit có mùn. D. đất phù sa màu mỡ. Câu 70: So với các vùng khác, thì mùa đông ở khu vực Đông Bắc của nước ta thường A. đến muộn và kết thúc muộn. B. đến sớm và kết thúc sớm. C. đến muộn và kết thúc sớm. D. đến sớm và kết thúc muộn. Câu 71: Trong mùa đông, phần lãnh thổ phía Bắc nước ta có số tháng lạnh dưới 180C là A. 3-4 tháng. B. 2-3 tháng. C. 1-2 tháng. D. 4-5 tháng. Câu 72: Tiềm năng nổi bật nhất của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là A. lao động có chất lượng hàng đầu cả nước. B. có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta. C. trình độ phát triển kinh tế cao nhất nước. D. các ngành công nghiệp phát triển rất mạnh. Câu 73: Vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 74: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây của vùng Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp biển Đông? A. Hải Dương. B. Bắc Ninh. C. Hưng Yên. D. Thái Bình.
- Câu 75: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nào sau đây có quy mô lớn? A. Cần Thơ. B. Đà Nẵng. C. Hà Nội. D. Biên Hòa. Câu 76: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, phát biểu nào sau đây thể hiện sự thay đổi về tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi nước ta giai đoạn 2000-2007? A. Sản phẩm không qua giết thịt tăng. B. Gia súc giảm, gia cầm giảm. C. Gia súc tăng, gia cầm giảm. D. Gia súc giảm, gia cầm tăng. Câu 77: Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc nhất đến thiên nhiên nước ta ở thành phần tự nhiên nào sau đây? A. Địa hình. B. Sông ngòi. C. Khí hậu. D. Sinh vật. Câu 78: Cây công nghiệp nào sau đây có diện tích lớn nhất Đông Nam Bộ? A. Cà phê. B. Cao su. C. Hồ tiêu. D. Dâu tằm. Câu 79: Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là A. đẩy mạnh công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị. B. hợp tác lao động quốc tế để xuất khẩu lao động. C. xây dựng các nhà máy công nghiệp quy mô lớn. D. chuyển dân cư từ đồng bằng lên miền núi. Câu 80: Tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta được thể hiện qua thế mạnh nào sau đây? A. Nam Bộ có rất nhiều thác nước trên dòng sông Cửu Long. B. Hệ thống ruộng bậc thang có nhiều ở Đồng bằng sông Hồng. C. Đường bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp và các đảo ven bờ. D. Nhiều núi cao hiểm trở rất thích hợp cho du lịch mạo hiểm. HẾT