Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Kim (Có đáp án)

docx 3 trang thaodu 5950
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Kim (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2016_2017_t.docx

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Kim (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT TP VINH KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN 6 TRƯỜNG THCS NGHI KIM HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1(3,0 điểm ): Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây: “Ít lâu sau, người vợ có mang, đến bảy năm, bảy tháng, bảy ngày thì sinh ra được một quả bầu. Người chồng định đập đi nhưng người vợ tiếc đem gác lên bếp. Nhiều lần đi làm nương về, hai vợ chồng nghe trong nhà có tiếng cười nói lao xao. Một hôm, người chồng trèo lên gác bếp áp tai vào quả bầu nghe ngóng thì thấy có tiếng ầm ĩ liền mang xuống định lấy dao bổ ra. Người vợ sợ chặt phải con, bảo chồng lấy que đốt cho nhọn đầu để dùi. Khi dùi thủng quả bầu, người Khơ – mú chui ra được. Người chồng ưng bụng quá bèn khoét lỗ cho rộng ra: người Thái, người Tày, người Lự theo nhau chui ra. Người chồng thích quá, liền lấy củi đập vỡ quả bầu: người Lào, người Kinh ra tiếp.” (Quả bầu mẹ, Truyện cổ dân tộc Khơ –mú) a. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Hãy chỉ ra các chi tiết tưởng tượng kì ảo được sử dụng trong đoạn văn? Ý nghĩa của các chi tiết đó là gì? b. Em hãy tìm các động từ trong câu: Một hôm, người chồng trèo lên gác bếp áp tai vào quả bầu nghe ngóng thì thấy có tiếng ầm ĩ liền mang xuống định lấy dao bổ ra. c. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3 đến 4 câu) trình bày cảm nhận của em về nội dung đoạn văn trên. Câu 2 (7 điểm): Kể về một người thân mà em yêu quý nhất. PHÒNG GD&ĐT TP VINH KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN 6 TRƯỜNG THCS NGHI KIM HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1(3,0 điểm ): Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây: “Ít lâu sau, người vợ có mang, đến bảy năm, bảy tháng, bảy ngày thì sinh ra được một quả bầu. Người chồng định đập đi nhưng người vợ tiếc đem gác lên bếp. Nhiều lần đi làm nương về, hai vợ chồng nghe trong nhà có tiếng cười nói lao xao. Một hôm, người chồng trèo lên gác bếp áp tai vào quả bầu nghe ngóng thì thấy có tiếng ầm ĩ liền mang xuống định lấy dao bổ ra. Người vợ sợ chặt phải con, bảo chồng lấy que đốt cho nhọn đầu để dùi. Khi dùi thủng quả bầu, người Khơ – mú chui ra được. Người chồng ưng bụng quá bèn khoét lỗ cho rộng ra: người Thái, người Tày, người Lự theo nhau chui ra. Người chồng thích quá, liền lấy củi đập vỡ quả bầu: người Lào, người Kinh ra tiếp.” (Quả bầu mẹ, Truyện cổ dân tộc Khơ –mú) a. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Hãy chỉ ra các chi tiết tưởng tượng kì ảo được sử dụng trong đoạn văn? Ý nghĩa của các chi tiết đó là gì? b. Em hãy tìm các động từ trong câu: Một hôm, người chồng trèo lên gác bếp áp tai vào quả bầu nghe ngóng thì thấy có tiếng ầm ĩ liền mang xuống định lấy dao bổ ra. c. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3 đến 4 câu) trình bày cảm nhận của em về nội dung đoạn văn trên. Câu 2 (7 điểm): Kể về một người thân mà em yêu quý nhất.
  2. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng Điểm Câu 1a - Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: tự sự 0,5đ -Chỉ ra được các yếu tố tưởng tượng kì ảo: + mang thai bảy năm, bảy tháng, bảy ngày sinh ra một quả bầu 0,25đ + người Khơ-mú, người Thái, Tày, Lự, Lào, Kinh đều chui ra từ quả bầu. 0, 25đ - Nêu được ý nghĩa của các chi tiết: khẳng định các dân tộc trên đất nước đều có chung một nguồn gốc , đều sinh ra từ 0,5đ quả bầu mẹ. Câu 1b Xác định đúng các động từ trong câu: trèo, áp, nghe ngóng, 0,5đ thấy, mang ,lấy ,bổ,định. Câu 1c Viết được đoạn văn nêu được cảm nhận về đoạn trích. 1,0đ Câu 4 * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: 1.Mở bài : Giới thiệu chung về người thân của em . 2. Thân bài : Kể cụ thể, chi tiết về người thân : - Kể sơ lược về hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp, - Tính tình, cử chỉ, hoạt động, sở thích của người thân - Cách cư xử của người thân đối với người trong gia đình, mọi người xung quanh ( Kể xen kẽ với những nhận xét của em về người thân.) - Người thân đó đã để lại ấn tượng sâu đậm gì trong em ? 3. Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em về người thân . * Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn tự sự đã học. - Bài văn trình bày mạch lạc, rõ ràng, có chi tiết và hình ảnh tiêu biểu phù hợp, kể có thứ tự. Diễn đạt trôi chảy, lời văn trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường. *Biểuđiểm : + Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng 7,0đ + Đảm bảo 2/3 yêu cầu kiến thức và kĩ năng 5,0đ + Đảm bảo 1/2yêu cầu về kiến thức nhưng kĩ năng làm 3,0- 3,5đ bài còn hạn chế. + Bài viết sơ sài,kĩ năng làm bài yếu 2,0đ *Lưu ý: Tùy vào bài làm cụ thể của học sinh để giám khảo chiết điểm cho hợp lí.