Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 19+20: Bài viết số 1 (Văn tự sự) - Năm học 2018-2019

doc 2 trang thaodu 2840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 19+20: Bài viết số 1 (Văn tự sự) - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_1920_bai_viet_so_1_van_tu_su_nam.doc

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 19+20: Bài viết số 1 (Văn tự sự) - Năm học 2018-2019

  1. Tuaàn 5. BÀI VIẾT SỐ 1( Văn tự sự) - NGỮ VĂN 6 Tiết 19-20 HỌC KỲ 1 / Năm học 2018 – 2019 NS :2/10/2018 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I/ MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA : - HS viết được một bài văn tự sự nội dung kể lại một câu chuyện truyền thuyết đã học hoặc đã đọc bằng chính lời văn của mình . - Bài văn viết có bố cục 3 phần, mở bài, thân bài, kết bài. - Rèn luyện kỹ năng viết và tư duy của HS . - Giáo dục tinh thần tự học, tự giác, nghiêm túc khi làm bài. II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA : Tổ chức cho học sinh làm bài tự luận 90 phút III/ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA : Đề bài : Kể lại một truyện truyền thuyết đã học (đã đọc) bằng lời văn của em. IV/ HƯỚNG DẪN CHẤM ( BIỂU ĐIỂM ) A/ Yêu cầu về hình thức : (1 điểm) - Viết bài đúng kiểu văn tự sự, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. -Văn viết có bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày bài sạch đẹp,không tẩy xóa, không sai lỗi chính tả. B/ Yêu cầu về nội dung : (9 điểm) Đảm bảo các yêu cầu sau. + Học sinh xác định được đúng thể loại truyện truyền thuyết để kể. + Bài làm có sự kết hợp lời văn của mình nhưng phải bám sát vào nội dung, diễn biến theo trình tự câu chuyện không thêm bớt chi tiết truyện. *Gợi ý đáp án: ví dụ truyện Thánh Gióng 1.Mở bài: (1điểm) *Mức tối đa : - Giới thiệu chung về chung về câu chuyện Thánh Gióng (0,5điểm) - Cảm xúc và ấn tượng của bản thân em về câu chuyện (0,5đ) * Mức chưa tối đa:( 0,5đ) - Bài viết đảm bảo được các yêu cầu trên nhưng diễn đạt chưa lưu loát, mắc lỗi chính tả. * Không đạt: - Không đáp ứng được các yêu cầu trên hoặc không viết mở bài. ( 0 đ) 2. Thân bài: ( 7 điểm) * Mức tối đa: - Kể diễn biến sự việc theo trình tự trước sau, sự việc xảy ra trước kể trước, sự việc xảy ra sau kể sau.( Kể sự việc phát triển, sự việc cao trào) bằng lời văn của mình nhưng phải đảm bảo những sự việc chính sau đây: + Sự ra đời kì lạ của Gióng (2 điểm) +Giặc Ân xâm lược nước ta. (1điểm) + Gióng đòi đi đánh giặc. (1điểm) +Dân làng góp gạo để nuôi Gióng (1điểm) + Gióng lớn nhanh như thổi vươn vai thành tráng sĩ. (1điểm) +Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời. (1điểm) *Mức chưa tối đa:
  2. - Thực hiện khá đầy đủ về KN – KT, còn mắc lỗi diễn đạt nhưng không nhiều, kể còn thiếu một vài sự việc . (Từ 5,0- 7,0 đ) - Thực hiện KN –KT, còn mắc khá nhiều lỗi diễn đạt, kể chưa hết các sự việc, kể còn sơ sài. ( Từ 4,0 – 3,0 đ ) - KN- KT còn yếu mắc nhiều lỗi diễn đạt, nội dung kể sơ sài, thiếu ý, sắp xếp ý còn lộn xộn ( Từ 1,0 – 2,0 đ) * Không đạt: lạc đề hoặc không làm bài. (0 đ) c. Kết bài (1 điểm) - Mức tối đa: Kể kết cục của sự việc.(Sự việc kết thúc ) +Nhân dân nhớ ơn và lập đền thờ ( 0, 5 đ) + Những dấu tích còn lại của Gióng. ( 0, 5 đ) - Mức chưa tối đa: - Bài viết đảm bảo được kĩ năng và kiến thức nhưng còn thiếu chu tiết, mắc lỗi chính tả, diễn đạt ( 0,5đ) * Không đạt: - Không đáp ứng được yêu cầu trên hoặc không viết được kết bài ( 0đ) LƯU Ý : - HS phải chọn đúng thể loại truyện truyền thuyết để kể, kể bằng chính lời kể của mình, không học thuộc làu theo truyện rồi kể như trong sách. - Kể theo thứ tự trước sau, không thêm bớt nội dung các sự việc và nhân vật trong truyện. - Hạn chế lỗi diễn đạt ,lỗi chính tả thì mới đạt điểm tối đa. - Tùy theo trình độ và kĩ năng viết văn của mỗi lớp mà chấm điểm phù hợp theo từng khả năng của HS.