Đề khảo sát giai đoạn III môn Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Đào (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát giai đoạn III môn Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Đào (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_khao_sat_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2016_201.doc
Nội dung text: Đề khảo sát giai đoạn III môn Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Đào (Có đáp án)
- PHÒNG GD& ĐT HUYỆN NAM TRỰC TRƯỜNG THCS NAM ĐÀO ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN III NĂM HỌC 2016- 2017 MÔN THI: NGỮ VĂN 6 ( Thời gian: 90 phút) I- TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm) Đọc và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích: “ Vượt thác” và “ Sông nước Cà Mau” là gì? A, Tả cảnh sông nước miền Trung B, Tả cảnh quan vùng cực nam của Tổ quốc C, Tả cảnh sông nước D, Tả sự oai phong mạnh mẽ của con người Câu 2: Bài thơ “ Lượm” ra đời trong thời gian nào? A, Trước Cách mạng tháng Tám B, Trong thời kì kháng chiến chống Pháp C, Trong thời kì chống Mĩ D, Khi đất nước hòa bình. Câu 3: Trình tự nào thể hiện đúng diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình? A, Ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ B, Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện C, Ngạc nhiên, tức tối, xấu hổ D, Tức tối, xấu hổ, hãnh diện Câu 4: Đoạn văn: “Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, tuy mất nhiều công tìm kiếm mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc” Có bao nhiêu phó từ” ? A, ba B, bốn C, năm D, sáu Câu 5: Câu 5: Câu : “ Chú Hai vứt sào ngồi xuống thở không ra hơi” có số từ không? A- Có B- Không Câu 6: Câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? “ Trường Sơn: chí lớn ông cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào” A, So sánh B, Nhân hóa C, Ẩn dụ D, Hoán dụ Câu 7: Mục đích của văn miêu tả là gì? A, Kể lại diễn biến sự việc
- B, Làm cho hình ảnh sự vật hiện lên sinh động C, Bộc lộ cảm xúc Câu 8: Khi tả cảnh, tả người cần tiến hành các bước sau: A, Quan sát, trình bày những điều quan sát, xác định đối tượng cần tả B, Trình bày những điều quan sát, xác định đối tượng cần tả, quan sát C, Quan sát, xác định đối tượng cần tả D, Xác định đối tượng cần tả, quan sát, trình bày những điều quan sát II- TỰ LUẬN ( 8 điểm) Câu 1: (2,5 điểm) Đọc khổ thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: “ Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh” a, Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? b,Viết đoạn văn lí giải vì sao tác giả Minh Huệ lại kết thúc bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” bằng khổ thơ trên? Câu 2: (1 điểm) Từ đầu học kì II đến nay, em đã được học mấy biện pháp nghệ thuật? Kể rõ Câu 3: (4,5 điểm) Tả lại quang cảnh sân trường em trong một buổi sáng chào cờ đầu tuần PHÒNG GD& ĐT HUYỆN NAM TRỰC TRƯỜNG THCS NAM ĐÀO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN III NĂM HỌC 2016- 2017 MÔN THI: NGỮ VĂN 6 I- TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B A C B A B D II- TỰ LUẬN ( 8 điểm) Câu 1: (2,5 điểm) a, Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ – 0,5 điểm
- Bài thơ ra đời năm 1951, sau sự kiện: Cuối năm 1950, Trong chiến dịch Biên giới, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta b, Học sinh trình bày những lí giải của mình bằng một đoạn văn bộc lộ được những nội dung cơ bản sau: - 2 điểm - Khổ thơ cuối đã nâng ý nghĩa câu chuyện, của sự việc lên một tầm khái quát lớn, giúp người đọc thấu hiểu một chân lí đơn giản mà vô cùng lớn lao: ( 0,5 điểm) + Một đêm không ngủ trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác ( 0,25 điểm) + Bác không ngủ được là vì cho dân, cho nước, thương đoàn dân công, thương bộ đội ( 0,25 điểm) + Vì Bác là Hồ Chí Minh- Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, cả cuộc đời Người dành cho nhân dân, cho Tổ quốc ( 0,25 điểm) + Đó chính là cái lẽ sống: “ Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác. ( 0,25 điểm) - Nhà thơ khẳng định một điều: Yêu nước thương dân là lẽ sống, là đạo đức, là bản chất của Bác. Nhà thơ đã đặt mình vào nhân vật được Bác chăm sóc để cảm nhận, suy nghĩ, thấu hiểu cho nên suy nghĩ, tình cảm yêu quý, kính trọng Bác của anh đã đạt tới mức chân thành ( 0,5 điểm) Câu 2: (1 điểm) - Học sinh trả lời học được 4 biện pháp nghệ thuật - 0,25 điểm - Kể tên: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ- 0,75 điểm ( Nếu trả lời thiếu 1 nghệ thuật trừ 0,25) Câu 3: (4,5 điểm) a, MB: 0,5 điểm - Nêu khái quát về buổi lễ chào cờ đầu tuần và ấn tượng của người viết b, TB: 4 điểm - Miêu tả khái quát thời gian buổi lễ: Thời gian, địa điểm, công tác chuẩn bị trên sân trường, trên lễ đài .: 0,75 điểm - Phần nội dung: + Bạn liên đội trưởng điều hành buổi lễ chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca ( Miêu tả cảnh học sinh, thiên nhiên trong lúc chào cờ, cảm xúc của bản thân khi hát Quốc ca, Đội ca ) – 0,75 điểm + Lớp trực tuần ( có thể là Tổng phụ trách, GVCN hoặc HS lớp trực tuần) nhận xét thi đua nền nếp các lớp ( Miêu tả cả âm thanh, cảm xúc của 1 số lớp hay HS khi lớp xếp tốt, hoặc chưa tốt) - 0,5 điểm
- + Thầy Hiệu trưởng nhận xét ưu khuyết điểm của HS trong toàn trường, tuyên dương tấm gương tốt, phổ biến công tác tuần mới 0,5 điểm - Hoạt động ngoại khóa của lớp trực tuần: Các tiết mục văn nghệ, câu hỏi giao lưu của lớp trực tuần mới 0,75điểm - Cô TPT tuyên dương lớp tiết mục ngoại khóa và giao nhiệm vụ thi đua nền nếp Hs trong tuần mới- 0,25 điểm c, KB: 0,5 điểm - Cảm xúc của người viết về buổi lễ Lưu ý: Giám khảo cần có sự linh hoạt trong việc chấm bài của học sinh. Cần khuyến khích những bài có sự phát hiện và cảm xúc tốt của HS, không nhất thiết phải đúng theo câu chữ theo đáp án, nhưng trình tự miêu tả phải hợp lí Điểm trừ: + Sai 3-5 lỗi chính tả, 2-3 lỗi diễm đạt, trừ 0,5 điểm + Sai 6 lỗi diễn đạt, 4 lỗi chính tả trở lên trừ 1 điểm + Toàn bài không trừ quá 1 điểm